Trang trong tổng số 5 trang (48 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thoa đầu phụng (Đường Uyển): Bản dịch của Ngohoanhkhoi

Tình đời bạc,
Tình người ác,
Mưa xua hoàng hôn hoa tan tác,
Gió thốc tràn,
Lệ giọt tàn,
Viết thư tâm sự,
Một chữ miên mang,
Nan! Nan ! Nan!

Người một xác,
Nay mai khác,
Tâm bệnh mỏng mảnh treo đợi thác,
Tiếng tù hàn,
Đêm lạnh mang,
Sợ người tra hỏi,
Nuốt lệ, điểm trang,
Man! Man! Man.

Ảnh đại diện

Xuân tiêu (Tô Thức): Bản dịch của Ngô Hồ Anh Khôi

Một khắc đêm xuân đáng ngàn vàng,
Hoa đêm hương toả, bóng trăng sang,
Tiếng đâu ca múa nghe văng vẳng,
Để mặc trò đu tiễn đêm tàn.

Ảnh đại diện

Kim lũ y (Đỗ Thu Nương): Bản dịch của Ngô Hồ Anh Khôi

Tiếc chi đai giáp chỉ vàng
Tiếc cho niên thiếu tuổi chàng nhanh qua,
Chần chừ bẻ một đoá hoa,
Chờ khi sắc nhạt, màu nhoà mà chi...

Ảnh đại diện

Tô Tiểu Tiểu mộ (Lý Hạ): Bản dịch của Ngô Hồ Anh Khôi

Cánh lan sương đọng lệ tuôn,
Lấy chi mà kết sợi buồn đồng tâm.
Khói hoa lìa bỏ sao cam,
Cỏ xanh làm thảm, thông làm ô che.
Gió làm áo, nước điểm khoe,
Hẹn hò đêm tối, ngồi xe ngọc ngà.
Ma trơi lờ lững xa xa,
Tây Lăng chốn cũ, nhạt nhoà gió mưa...

Ảnh đại diện

Đạp sa hành - Xuân mộ (Khấu Chuẩn): Bản dịch của Ngô Hồ Anh Khôi

Màu xuân cũ, tiếng oanh già,
Mai non chưa nở, hồng hoa đã tàn.
Buồng hoa, mưa khóc mang mang,
Núi xa nửa khép, nhẹ nhàng thoảng hương.

Ước hẹn nhoà, tình chẳng vương,
Bụi kia để mặc, soi gương chán rồi.
Dựa lầu ước chết mà thôi,
Khắp trời, cỏ ngát những lời tóc tang...

Ảnh đại diện

Đạp sa hành (Âu Dương Tu): Bản dịch của Phạm Hiển Thái

Quán xưa tàn cội mai già
Cạnh bên cầu nát liễu sa lá vàng
Cỏ thơm chờ gió lạnh hoang
Say trên lưng ngựa dặm ngàn ruổi rong
Sinh ly tử biệt khôn cùng
Chảy dài vô tận như dòng nước xuân
Lòng đau từng đoạn xẻ phân
Trên mi suối lệ đã dần cạn khô
Lầu cao gió rét xa mờ
Núi xuân mới đó mà giờ cách xa
Vẳng nghe tiếng sáo ngân nga
Người đi đi mãi chẳng là nhớ thương.

Ảnh đại diện

Đạp sa hành (Âu Dương Tu): Bản dịch của Ngô Hồ Anh Khôi

Hoa tàn, quán cũ,
Cầu khe, liễu rũ,
Cỏ thơm, gió hú,
Cầm cương vui thú,
Chia ly buồn cũ còn lưu,
Suối xuân dòng cũ còn lưu dấu hoài...

Đoạn đoạn ruột đau,
Rưng rưng lệ trào,
Gió lạnh, lầu cao,
Đừng tựa ngoài rào,
Núi xuân xa tít tầng sao,
Có người quen cũ nơi nào đó chăng?

Ảnh đại diện

Cửu biệt ly (Lý Bạch): Bản dịch của GiangTieuNgu

Mấy xuân xa cách chửa về nhà!
Đào đã năm lần trổ nhánh hoa
Huống nữa thư còn in chữ gấm
Mở xem... lòng dạ hoá gần xa...
Đau xé tâm cang một nỗi lòng
Tóc người thôi chải - thắt, càng không!
Buồn như gió thổi bay làn tuyết.
Năm ngoái Dương Đài thư gửi... mong
Năm nay gửi nữa lại trông mong
Phơi phới đông phong ngọn gió lòng
Mong gió thổi về Tây... gió nhé
Về vùng trời ấy đám mây trong
Người về... chẳng thấy vẫn đợi mong
Hoa rơi lặng lẽ phủ rêu phong...!

Ảnh đại diện

Cửu biệt ly (Lý Bạch): Bản dịch của GiangTieuNgu

Đi mãi ko về đã mấy xuân
Trước song đào đã trổ năm lần
Huống nữa thư còn in chữ gấm
Mở xem than thở dạ như dần
Nỗi niềm đau xé cả tâm can
Tóc mây thôi chải, thắt chẳng màng
Sầu tựa lốc tràn tan tuyết trắng
Dương Đài năm ngoái gửi thư sang
Năm nay gửi nữa giục giã lòng
Bây chừ ngóng gọi ngọn đông phong
Gió ơi hãy thổi giùm ta nhé
Về trời tây ấy đám mây trong
Người về chẳng thấy vẫn đợi mong
Hoa rơi lặng lẽ phủ rêu phong...

Ảnh đại diện

Cửu biệt ly (Lý Bạch): Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu

Đã mấy xuân rồi, vẫn biệt tăm
Anh đào truớc cửa năm lần nở hoa
Gấm thư nay đã tới nhà
Mở xem não ruột nao lòng, buồn thay
Chẳng màng chải buộc tóc mây
Sầu cơn gió lốc thổi bay tuyết ngần
Năm kia thư gửi một lần
Dương đài, giờ lại thêm lần thư đi
Gió đông, ơi hỡi cậy mi
Vì ta hãy thổi mây này về tây
Chờ người, người ở đâu hay?
Hoa rơi lặng lẽ, phủ dày rêu xanh.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

Trang trong tổng số 5 trang (48 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: