Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi inspiron ngày 19/08/2011 09:00
Bài kệ Cáo tật thị chúng (Có bệnh bảo mọi người) của Mãn Giác thiền sư (1052-1096) ra đời vào những năm đầu thế kỉ X thời nhà Lý. Giai đoạn được coi là có tính chất mở đầu đặt nền móng cho văn học trung đại Việt Nam trên ba bình diện: văn tự chữ viết và tư duy nghệ thuật. Thế kỉ X – XIV là giai đoạn đầu tiên của chế độ phong kiến. Những người cầm quyền khi đó vừa dựa vào tôn giáo bản địa vừa tiếp thu ba thứ tôn giáo bên ngoài “Nho-Phật-Lão” để xây dựng nhà nước. Do đó văn học mở ra nhiều phương diện về nội dung tạo được tiếng nói đa dạng và phong phú. Khi đi vào bài kệ có thể thấy không chỉ Phật giáo mà các tôn giáo khác như Nho giáo Lão giáo cũng ảnh hưởng không nhỏ về mặt tư tưởng. Tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên” đã cung cấp thế giới quan sự cảm nhận về thế giới; đồng thời chi phối hệ thống hình tượng thể loại và phong cách biểu hiện.Tác giả của Cáo tật thị chúng không viết tên thật là Lý Nguyên mà lấy danh xưng là Mãn Giác thiền sư. Cáo tật thị chúng cũng không phải là một bài thơ đúng nghĩa mặc dù cho đến nay người ta vẫn coi đó là một thi phẩm cổ điển toàn bích. Đó là một bài kệ được làm khi Mãn Giác thiền sư đang mang bệnh sắp rời xa cuộc đời. Nói cách khác đây là một hình thức di ngôn nói lên chứng nghiệm sau cùng của nhà thiền sư về lẽ sống chết của người.Nổi bật trong bài kệ là mối quan hệ giữa mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất trời đặc trưng cho tư duy thơ của ý thức hệ Phật giáo đặt trong mối tương quan với Nho giáo và Lão giáo. Với Mãn Giác thiền sư mùa xuân của đất trời có thể kiến tạo mùa xuân đời người. Vì thế hãy nhìn sự vật cũng như những biến đổi của thời cuộc ở trạng thái an nhiên nhất. Điều này phù hợp với quan điểm của văn học trung đại cho rằng: sự vật là bất biến nhân quả.
Xuân khứ bách hoa lạcBốn câu đầu của Cáo tật thị chúng được viết dựa trên cấu trúc đăng đối: Xuân khứ - xuân đáo bách hoa lạc – bách hoa khai: đối cả về ý về thanh điệu và cấu tứ. Hai câu thơ sau tính chất biền ngẫu rõ và chặt chẽ hơn: Quá – lai khiến cho ý “khứ” “đáo” ở trên được lặp lại hai lần xoay vần. Những động từ bình thường ấy đã mang lại cái mang mác vô biên tính tương khắc tương nhập cấu trúc vận hành bất tận của vũ trụ. Đó chính là lý thuyết về Dịch trong Khổng giáo chi phối nhân sinh quan và vũ trụ quan Phương Đông. “Tử viết: “Dư dục vô ngôn” Tử Cống viết: “Tử như bất ngôn tắc tiểu tử hà thuật yên?” Tử viết: “Thiên hà ngôn tai? Tứ thì hành yên; bách vật sinh yên. Thiên hà ngôn tai?” (Thiên Dương Hoá – Luận Ngữ)“Khổng Tử nói: Ta không muốn nói gì nữa. Tử Cống nói: Nếu thầy không nói thì bọn đệ tử chúng tôi làm sao thuật lại [cho đời sau] được? Khổng Tử nói: Trời có nói gì đâu? Mà bốn mùa cứ xoay vần; trăm loài cứ sinh hoá. Trời có nói gì đâu”[1]. Trời vừa là tự nhiên xoay vần trong vòng sinh sinh hoá hoá vừa có ý chí. Quan niệm về lẽ thường của Khổng Tử gắn với quan niệm thuyết thiên mệnh. Thiên mệnh trong Nho giáo nhằm chỉ tính chất khách quan mà sức người không thay đổi được. Theo Nguyễn Hiến Lê trong Luận ngữ có 6 chỗ nói về thiên mệnh. Một trong những luận bàn về thiên mệnh thường được nhắc đến của Khổng Tử là: “Ta mười lăm tuổi để chí vào việc học (đạo); ba mươi tuổi biết tự lập (tự mình theo chính đạo); bốn mươi tuổi không nghi hoặc (biết sự việc nào phải hay trái tốt hay xấu) năm mươi tuổi biết mệnh trời (ngũ thập tri thiên mệnh); sáu mươi tuổi đã biết theo mệnh trời; bảy mươi tuổi theo lòng muốn của mình mà không vượt ra ngoài khuôn khổ đạo lý”.
Xuân đáo bách hoa khai
(Xuân qua trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười)
Xuân lai xuân khứ nghi xuân tậnVẫn những chữ “xuân” “khứ” “lai” “lạc” “khai” để chỉ dòng chảy sinh hoá nối tiếp nhau đến vô cùng. Con người không thể thoát khỏi dòng chảy ấy. Đó là kết quả của việc tin rằng trong vũ trụ có một luật biến hoá nào đó có thể tìm hiểu được với một thái độ thuần triết. Như vậy với triết lý Khổng giáo trời có ý chí lại vừa là cái lí vô hình có khi ta hiểu nổi có khi ta không hiểu nổi.Ý thức hệ “tam giáo đồng nguyên” của đời Lý cũng được nhà sư thấm nhuần. Trong những dòng kệ có cả triết lý thâm sâu của nhà Phật vũ trụ quan Dịch của triết học Trung Quốc: “Sinh sinh chi vị dịch” (từ âm dương biến hoá ra vạn vật sinh sinh ra mãi gọi là dịch) phong thái của Lão Trang lạc nhiên tri mệnh (vui với thiên nhiên hiểu mệnh) của Nho gia. Theo Phật sự sống của người ta quyết không phải chỉ trong một thời kỳ mà vì nghiệp lực là sự tồn tục vô thuỷ vô chung và thích ứng với tính chất của nghiệp con người sinh vào nhiều cảnh ngộ và dưới những hình trạng sinh vật khác nhau: đó là thuyết “y nghiệp luân hồi” (samsara – lưu chuyển).Phật giáo còn cho rằng sinh mệnh do nhân duyên cấu tạo mà chủ trương vô-ngã-luận. Trang Tử thì nói: Bên này” cũng là “Bên kia”. “Bên kia” cũng là “Bên này”. Cốt tuỷ đích thực của đạo là khi “bên này” “bên kia” không còn mâu thuẫn nữa. Chỉ cái cốt tuỷ này như một cái trục là tâm điểm của vòng tròn và trả lời mọi thay đổi không ngừng”. Trong mọi biến dịch Lão giáo thấy đó là hiện thân của sự tác động hai cực âm dương và như thế họ tin rằng trong mọi cặp mâu thuẫn hai đối cực tương tác lên nhau một cách năng động. Trong bài thơ nó tương ứng với nở và tàn sinh và diệt sống và chết. Sự biến dịch này không nên xem là hệ quả của một lực mà là khuynh hướng chung bao gồm mọi vật và tình trạng. Sự vận động của đạo không phải do ai tác động mà thành mà là khuynh hướng hồn hậu tự nhiên. Nguyên lý tác động trong Lão giáo là sự hồn nhiên và vì con người cũng phải thuận theo Đạo nên sự hồn nhiên là một đặc tính của hành động con người. Thuận theo thiên nhiên mà làm đối với Lão giáo có nghĩa là làm một cách hồn nhiên tuỳ thuận tự tính. Lão giáo cho rằng cần tin theo trí tuệ trực giác nằm sẵn trong đầu óc con người cũng như qui luật của biến dịch nằm sẵn trong mọi xung quanh chúng ta. Đúng như Hoài Nam Tử đã nói: Cứ theo trật tự tự nhiên cứ trôi theo dòng của Đạo từ “Tri” đến “Ngộ” là cả một chặng đường dài.
Hoa lạc hoa khai chỉ thị xuân
(Xuân đến xuân đi ngờ xuân tận
Hoa tàn hoa nở vẫn là xuân)
Sự trục nhãn tiền quáHai câu thơ giữa trong bài kệ của Mãn Giác thiền sư gợi nghĩ đến những câu thơ của thiền sư Vạn Hạnh trong bài Thị đệ tử cũng với triết lý Phật giáo:
Lão tòng đầu thượng lai
(Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi)
Thân như điện ảnh hữu hoàn vôLấy sự vật thiên nhiên làm thước đo Vạn Hạnh cũng như Mãn Giác muốn nói với con người ta rằng: Kiếp người thật ngắn ngủi sự hiện hữu của mỗi con người trên thế giới này chẳng qua chỉ là nhất thời thoáng qua như tia chớp như giọt sương sớm mai treo trên đầu ngọn cỏ. Chu kì một kiếp người giống như cuộc vận hành của đất trời không cùng: hết xuân đến thu hết tươi tốt đến khô héo hết tuổi trẻ (xuân) đến tuổi già (thu)... Đó là quy luật. Mà đã là quy luật thì con người không thể cưỡng nổi. Nên giữ cho mình cái mình cái bình thản trước vòng quay luân hồi của “Sinh lão bệnh tử”. Trong cái vô thường mà nhận ra cái thường hằng vĩnh cửu sống trong an lạc nhẹ nhàng mà mỉm cười trước đổi thay khi đó là đạt đạo.Đó cũng chính là một đặc trưng của văn học trung đại khi rất chú trọng mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên giữa kiếp người với trần thế mà ở đó thiên nhiên chi phối quyết định sự vần xoay của đời người. Thuý Kiều con người “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen” cũng được ví vẻ đẹp với những chuẩn mực của thiên nhiên số phận cũng không tránh khỏi những gì mà thiên nhiên đã định sẵn: “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”. Thơ văn của các nhà Nho xưa dù mang tư tưởng xuất thế hay nhập thế đều giữ cho mình sự giao hoà với thiên nhiên đất trời để đứng vững không lấy làm kinh sợ trước sóng gió cuộc đời. Nói riêng thơ Thiền cũng vậy. Dù có miêu tả sắc thân tịch diệt thì vẫn giữ trong thơ trong mình một tâm hồn yên tĩnh đến kì lạ. Con người trong Phật giáo thiền tông cũng là con người: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”: làm chủ trong mọi biến ảo. Vì thế Mãn Giác thiền sư nói đến vòng quay “lão” của đời người cũng chỉ như một bước xoay vần của tạo hoá. Câu kệ có man mác buồn nhưng chủ yếu như một tiếng thở dài nhẹ và sâu. Từ triết luận về mùa xuân đất trời – xuân đời người về lẽ sinh tử Cáo tật thị chúng đã kiến tạo một vòng xoay khép kín: Sinh - lão - bệnh - tử sinh - trụ - dị - diệt bằng hình ảnh của một nhành mai âm thầm khẳng định sức sống vô biên và vĩnh hằng:
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
(Nhậm vận thịnh suy vô bố uý
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô)
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tậnMãn Giác thiền sư đã kết Cáo tật thị chúng bằng hai câu thơ thất ngôn phá cách không đăng đối mà ngắt nhịp khác biệt ở câu cuối cùng: Đình tiền/ tạc dạ/ nhất chi mai. Một câu thơ không có động từ không bị làm hẹp nghĩa bởi chữ: “khai” (nở) đáng ra phải có theo nguyên tắc để đối với động từ “lạc” ở trên.Cây mai chính là biểu tượng của vẻ đẹp kín đáo thanh cao dịu dàng. Mai cũng là loài cây đứng đầu trong tứ hữu của người xưa. Có thể kể để Lục Du đời Tống viết trăm bài về mai. Tranh màu nước của Trọng Nhân vẽ mai đen trắng trong màu nắng bát ngát Đời. Người mượn mai biểu hiện khí tiết phẩm hạnh của mình. Kẻ sĩ bất khuất Cao Bá Quát cũng phải hạ bút: “Nhất sinh đê thủ bái hoa mai” (Một đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai). Câu thơ mượn hình ảnh cành mai không phải một bông mai nở một cây mai mà chỉ là một cành mai đêm qua ở sân trước. Sau sự huỷ diệt là bất diệt. Mùa xuân lại được tiếp nối vĩnh cửu. Sự sống con người được lặp lại. Mùa xuân đất trời tái tạo mùa xuân đời người thanh khiết hơn đẹp đẽ hơn. Đúng như Khổng Tử đã dùng “thiên địa vạn vật nhất thể” (trời đất vạn vật đều có cái lý ấy cả tất là cùng đồng một thể) để làm thống kê cho học thuyết của mình. Cái lý nhất thể ấy lưu hành khắp trong vũ trụ theo cái lẽ tương đối tương điều hoà mà sinh sinh hoá hoá. Vậy cái lý ấy là cái nguyên nhân của sự sinh hoá trong vũ trụ. Cách Mãn Giác thiền sư hàng thế kỉ Chế Lan Viên cũng có những câu thơ thật đẹp viết về vòng luân hồi cuộc đời mang đậm tư tưởng Phật giáo thiền tông trong văn học trung đại:
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
(Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai)
Anh tồn tạiNhành mai Mãn Giác vẫn hiện hữu ở đó từ “đêm qua” và qua đêm vẫn còn nguyên vẹn đó. Còn nhành mai đó thì vẫn còn xuân đến xuân đi còn có hoa nở hoa rụng. “Nhất chi mai” xuất thần đã trở thành biểu tượng cho tâm thế yên nguyên. Ấy là cái thường trong cái vô thường. Đó là chân như tưởng như hiếm có trong cuộc đời. Và như vậy bên ngoài vẻ hằng thường bình thản trước thời cuộc số mệnh là tâm hồn còn thiết tha còn gắn bó nhiều lắm với cuộc đời này của thiền sư. Đó cũng chính là một trong những nét đẹp sâu sa trong tư tưởng của các tác giả trung đại.
Không bằng tuổi tên mà như tro bụi
Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên
Gửi bởi inspiron ngày 05/07/2011 08:00
Nguyên tiêu nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc: Nguyên tiêu, Báo tiệp, Thu dạ,... Sau chiến thắng Việt Bắc, thu đông năm 1947, sang xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số bốn. Niềm vui thắng trận tràn ngập tiền tuyến hậu phương. Trong không khi sôi động và phấn chấn ấy, bài thơ Nguyên tiêu của Bác Hồ xuất hiện trên báo Cứu quốc như một đoá hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương. Xuân Thuỷ đã dịch khá hay bài thơ này. Nguyên tác bằng chữ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tu đêm nguyên tiêu lịch sử.
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền.
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.“Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, tiềm tàng. Ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.
(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người, thì đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang “đàm quân sự” (bàn bạc việc quân). Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, bao tình cảm nồng hậu. Lại nữa, trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợp bình thường diễn ra trên sân nhà, ngõ xóm, hay “đăng lâu vọng nguyệt”,... mà là thưởng trăng trên khói sóng, nơi “yên ba thâm xứ” – cõi sâu kín, bí mật trên dòng sông, giữa núi rừng chiến khu bao la! Người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà còn là con người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước. Quả thật, đây là một trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. “Yên ba” là khói sóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm cho bài thơ Nguyên tiêu mang phong vị Đường thi. Ba chữ đàm quân sự” đã khu biệt thơ Bác với thơ của người xưa, làm cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của thời đại.
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền.“Nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến nhưng vần thơ hoa lệ:
(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)
Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá?
Trăng nước như xưa chín với mười.
(Triệu Hỗ – Đường thi)
Thuyền mấy là đông, tây lặng ngắt,
Một vầng trăng trong vắt lòng sông...
(Bạch Cư Dị - Tỳ bà hành)
Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.
Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu,...
(Nguyễn Trãi)
Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]