Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Lời tâm sự của người đàn bà thứ hai (Trường Phi Bảo): Vài lời...

Sau khi tôi đọc được bài thơ của Chị Hà, tôi xúc động và đồng cảm thêm đồng cảm, nên đã hoạ lại bài thơ Lời tâm sự của người đàn thứ hai. Xin lỗi balucklcm, chắc bạn không phân biệt được thơ hoạ và thơ đạo. Đáng lẽ tôi sẽ không lên tiếng (Vì ai cũng có quyền bình phẩm) nhưng đây là một việc liên quan đến danh dự cá nhân của người cầm bút, buộc lòng tôi phải đính chính lại.

To Maihong: Cảm ơn góp ý của bạn rất nhiều. Chúc vui vẻ!

Ảnh đại diện

Hoạ bố đánh rơi (Đoàn Thị Lam Luyến): Những đứa con mang họ Mẹ

Bài thơ này còn có tên " Những Đứa Con Mang Họ Mẹ", nhưng trong tuyển tập thơ 36 bài thơ của nữ sĩ bài thơ được đổi thành tiêu đề "Hoạ bố đánh rơi"


"Lam Luyến dám bộc bạch trong thơ mọi nỗi niềm riêng tư của chị. Những bài thơ "No đòn", "Chồng chị chồng em", "Hát theo Thị Mầu", "Nợ Tiền Đường"… của chị đều làm người đọc nao lòng. Trong bài "Những đứa con mang họ mẹ", chị viết:      

Không hoang cây chỉ hoang đồi

Tôi hoang con bởi có người đi hoang

Cậu con trai duy nhất của chị giẫy nảy:

- Mẹ viết thế này ai đọc cũng sẽ tưởng con là con hoang của mẹ à? Mẹ phải sửa ngay đi!

Lam Luyến thấy con nói có lý, chị loay hoay sửa, thay chữ "Tôi" trong câu thơ trên bằng "Em", rồi bằng "Ai"… nhưng đều thấy không được. Chị tâm sự với con trai:

- Muốn thơ được người đọc cảm thông, mẹ phải tự đặt mình vào vị trí những người đàn bà không có chồng mà có con. Nhan sắc của bài thơ, nếu có, thì người viết phải biết hy sinh nhan sắc của chính mình, con ạ.

Con trai chị hiểu ra, đồng ý để mẹ giữ nguyên câu thơ xa xót "Tôi hoang con"… Đó chính là tiêu chí làm thơ của Đoàn Thị Lam Luyến. Chị biết hy sinh mình cho thơ."

(Tháng 11/2008
Phan Thị Thanh Nhàn)

Ảnh đại diện

Đôi dép (Nguyễn Trung Kiên): Bài thơ đôi dép tác giả Thuận Hoá

Bài thơ này là bài thơ có nhiều tranh cãi nhất, và là bài thơ nổi tiếng thịnh hành trên mạng...Nhưng qua nhiều thảo luận cuối cùng tác giả thật sự của bài thơ là Thuận Hoá, bài thơ ra đời năm 1965. Bài thơ đựoc tác giả viết tặng cho cô gái Ý Nhi, sau khi hy sinh chỉ để lại duy nhất đôi dép:

Thân gởi Công Tằng Tôn Nữ Ý Nhi
(Hy sinh mùa xuân năm 1968, vừa tròn 21 tuổi. Biệt động thành Huế để lại một đôi dép)

Ý Nhi ra đi không bao giờ trở lại. Để lại đôi dép này là nỗi nhớ nỗi thương).

ĐÔI DÉP

Vần thơ đầu anh viết tặng cho em
Là vần thơ anh viết về đôi dép
Khi anh nhớ ở trong lòng da diết
Đôi dép tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nhau nửa bước
Đi làm Cách mạng những nẻo đường xuôi ngược
Từ bắc vào nam cát bụi cùng nhau

Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chung chia sẻ sức người đời chà đạp
Khi vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia

Nếu một ngày một chiếc mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng... nỗi nhớ Ý Nhi ơi!

Đôi dép vô tư khắng khít bước song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn nhưng không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

Không thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu một chiếc ở mỗi bên phải trái
Như tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung

Hai chúng mình thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Như anh và em... thương lắm Ý Nhi ơi!

tác giả Thuận Hóa

Ảnh đại diện

Phép nhân (Đoàn Thị Lam Luyến): Ý kiến

Bài thơ này tiêu đề trong quyển Đoàn Thị Lam Luyến và 36 bài thơ. Bài này có tiêu đề là Phép Nhân. Chúc anh vui vẻ!

Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: