Trang trong tổng số 25 trang (244 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tha hương (Nguyễn Anh Nông): Phạm Thuận Thành - người nông dân cần cù nhẫn nại trên cánh đồng chữ nghĩa

Phạm Thuận Thành - người nông dân cần cù nhẫn nại trên cánh đồng chữ nghĩa


Phạm Thuận Thành là một nông dân chính hiệu. Người nông dân này từng mặc áo lính, là sĩ quan quân đội, là giáo viên Công tác đảng, công tác chính trị một trường danh tiếng của Quân đội. Chưa hết, Phạm Thuận Thành từng mấy năm (xung phong) đi Lao động xuất khẩu tại Liên Xô. Ngay từ ngày còn là hạ sĩ quan, anh đã tập tạch viết bài in báo Quảng Ninh, báo Quân đội nhân dân. Sau này thì các bài viết của anh được in ở các báo, tạp chí lớn và điều đáng nể là sức viết anh thật dồi dào, bao quát nhiều lĩnh vực


Phạm Thuận Thành là một nông dân chính hiệu. Người nông dân này từng mặc áo lính, là sĩ quan quân đội, là giáo viên Công tác đảng, công tác chính trị một trường danh tiếng của Quân đội. Chưa hết, Phạm Thuận Thành từng mấy năm (xung phong) đi Lao động xuất khẩu tại Liên Xô. Ngay từ ngày còn là hạ sĩ quan, anh đã  tập tạch viết bài in báo Quảng Ninh, báo Quân đội nhân dân. Sau này thì các bài viết của anh được in ở các báo, tạp chí lớn và điều đáng nể là sức viết anh thật dồi dào, bao quát nhiều lĩnh vực

Hẳn là  bươn chải, "phiêu bạt" nhiều nơi, nhiều lĩnh vực, đã cho Phạm Thuận Thành vốn sống. Với niềm đam mê chữ nghĩa, Thành đã đánh đổi nhiều thứ để  tìm phút thanh thản, thăng hoa trên cánh đồng chữ nghĩa.

Chỉ cần nhìn vào danh mục tác phẩm của anh đã được xuất bản  đăng trên trang chủ của anh ( http://phamthanh.vnweblogs.com/) thì bạn và tôi sẽ có cảm nghĩ gì nhỉ, nếu không phải người này là một anh Nông dân cần cù, nhẫn nại trên cánh đồng chữ?

Trên đất nước Nga, Phạm Thuận Thành có NHẬT KÍ KA ZAN, sau anh chuyển thành tiểu thuyết NƯỚC MẮT MIỀN TUYẾT TRẮNG và tập truyện ngắn CHUYỆN TÌNH XỨ TUYẾT.

Hiện anh đã xuất bản hơn 20 tập sách và đang viết về SĨ NHIẾP, anh vừa mail cho tôi, bảo thế.

Nhớ lại, năm 1991, bạn tôi phải rời Liên Xô về nước với cái buồn nẫu ruột, tay trắng hoàn trắng tay, lúc ấy,  tôi đang là một Đại  úy, đóng quân trên biên giới Cao Bằng, khi nghe tin này, qua thư, tôi cũng buồn bã không kém gì bạn tôi, chẳng thế mà trong bài THA HƯƠNG, tôi viết tặng Phạm Thuận Thành đã nói nên đều đó:

"Một bước ngỡ tới đâu/Ngàn vạn bước chửa tới mình /Ta như kẻ tập đi với đôi chân bé bỏng//Đường đời dài rộng /Đường tình chông chênh/Phận mình lênh đênh.//Thăm thẳm trời mây/Hun hút gió /Đăm đắm bàn tay lá cỏ.//II /Miền cực lạc vinh quang đâu tá? /Bao ngựa xe gục ngã ven đường /Ta - một kẻ tha hương/Kẻ tha hương lầm lỗi/Giá...áo cơm đổi nửa cuộc đời /Nay trở về...bái vọng quê hương./Ôi, buồn dứt/Người thân ta ngoảnh mặt?/Đời tha hương ngay ở trái tim mình." (http://www.thivien.net/viewpoem.php?UID=HVl1WQ-70HwNnDVXNU1IgQ )

Người nông dân thực thụ, họ thường cầy bừa, gieo vãi, gặt hái, vui buồn trên cánh đồng của mình. Bạn tôi cũng thế, chỉ khác là người nông dân này cày bừa trên nhiều cánh đồng, đôi khi đi làm thuê, cuốc mướn  tự nguyện, vui vẻ, không vụ lợi, tuy vậy "thành quả" mang lại, đã chắc gì  được nhiều người biết tới?

Nguyễn Anh Nông


http://thuanthanh.bacninh...ong-chu-nghia-4-1277.html

Ảnh đại diện

Cảm tác (Nguyễn Anh Nông): PGS,TS Đỗ Ngọc Thống cảm nhận về bài thơ Cảm tác của Nguyễn Anh Nông

PGS,TS ĐỖ NGỌC THỐNG
(VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM)
CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ CẢM TÁC CỦA NGUYỄN ANH NÔNG

Cảm tác:
Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nấm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhau
Cái hay của bài thơ Cảm tác trước hết là do tứ thơ "mới đó mà đã". Giống như Hoàng Lộc  trong Viếng bạn hồi nào: "Hôm qua còn theo anh/ Đi ra đường quốc lộ/ Hôm nay đã chặt cành/ Đắp cho người dưới mộ"; Giống như Tố Hữu viết trong Một con người "Anh Thanh ơi anh mất thật rồi sao/ Mới hôm qua câu chuyện ra vào". Trong bài Cảm tác của NAN, cái tứ thơ " mới đó... mà đã" cũng tạo ra cho người đọc cái cảm giác bất ngờ, đột ngột, cái bàng hoàng đau đớn ấy:  hai anh lính mới đó mà đã hy sinh; mới cùng yêu một cô gái nào đó, mới "choảng nhau"đó, tưởng như mới hôm qua thôi, thế mà giờ đã đi xa, đã ngã xuống, đã "xanh hai nấm đất". Sử dụng phương thức tự sự, kể chuyện hai chàng, NAN giấu kín cảm xúc của người viết, nhưng lại khơi gợi bùng nổ rất nhiều cảm xúc trong lòng người đọc. Sự bất ngờ thứ hai mà bài thơ đem lại vẫn là do tứ thơ, tứ này nối tiếp một cách tự nhiên tứ trước"khi sống thì thế, chết rồi lại thế". Hai người lính khi sống "từng là địch thủ", từng "choảng nhau có lúc mẻ đầu" nghĩa là khi sống có thể chẳng hữu hảo gì thế mà khi đã "xanh nấm đất", khi chết rồi, họ lại chia sẻ nhường nhịn cho nhau, dù chỉ là làn khói, mùi hương. Làn khói hương kia "thi thoảng" thăm nhau, quấn bện lấy nhau, như gợi lên trong lòng người đọc cái đạo lý sống có nghĩa, có tình, có nhau khi tắt lửa tối đèn. Nghĩa tử là nghĩa tận, cái chết làm cho con người nhân ái hơn, bao dung hơn. Thường viết theo phương thức tự sự thì phải kể chuyện, chuyện thì phải có đầu có cuối nên dễ sa vào dài dòng. Ở đây NAN chỉ kể trong 4 câu ngắn gọn, mỗi câu 6 chữ. Một cách kể dồn nén, quá cô đúc về chuyện của hai anh lính, có sống, có chết, có sự kiện, có chi tiết, rất giàu ý nghĩa, triết lý về nhân sinh mà vẫn đầy chất thơ. Chất thơ ấy là sự bất ngờ, bâng khuâng, ngỡ ngàng do 2 câu cuối tạo ra. Cái súc tích, hàm ý, hàm ngôn, "ý tại ngôn ngoại" có được ở đây vốn bắt nguồn từ thơ Đường luật, thơ Haiku của Nhật mà theo tôi NAN mạnh về thể loại thơ ngắn này. Anh có mấy Trường ca, mấy tập thơ đủ thể loại, nhưng khó đọng lại với người đọc bằng một số bài thơ ngắn của chính anh. Tất nhiên đó là cảm nhận và suy nghĩ của riêng tôi.
          TB. Riêng tôi về từ ngữ trong bài Cảm tác, tôi vẫn muốn thay vài chữ. Nguyên văn bài thơ: "Hai càng từng là địch thủ/ Choảng nhau có lúc mẻ đầu/ Bây giờ xanh hai nấm đất/ Khói hương thi thoảng thăm nhau." Tôi muốn thay chữ "mẻ đầu" bằng "vỡ đầu". Ở đây các từ có thể thay là mẻ, sứt, vỡ, toác... mẻ hơi nhẹ , toác mạnh quá; vỡ khá mạnh chỉ mẫu thuẫn và kết quả xung đột khá căng thẳng khi sống, để làm tôn lên thái độ sau khi đã chết . Câu Bây giờ xanh hai nấm đất  tôi nghĩ nên đổi là " Giờ đã xanh hai nấm cỏ". Bây giờ  và giờ đều chỉ hiện tại, do đó thừa bây; đã chỉ quá khứ  tô đậm ý vừa mới đó mà đã; hai nấm cỏ hình ảnh giàu chất thơ hơn hai nấm đất.

                                                                  Hà Nội, 15/5/2013
Đỗ Ngọc Thống
(Gửi qua email cho Nguyễn Anh Nông)

Ảnh đại diện

Nhớ con (Lê Văn Vọng): "Nhớ con" nỗi lòng người cha bộ đội

Bài bình của Nguyễn Anh Nông về bài thơ này với tiêu đề " Nhớ con" nỗi lòng của người cha bộ đội- in trong tạp chí Văn hoá Quân sự, tháng 4 năm 2013

Ảnh đại diện

Mai Châu (Nguyễn Anh Nông): Lò Cao Nhum qua phác thảo ba bài thơ bạn tặng

BA BÀI THƠ VIẾT TẶNG NHÀ THƠ LÒ CAO NHUM



Trong mấy chục năm làm thơ,  tôi đã viết được hơn chục tập thơ và trường ca. Riêng thơ, nếu tính số lượng như người ta tính “mớ rau, con cá” thì tôi đã viết được  hàng ngàn bài, chọn in sách khoảng một nửa. Thế cũng là niềm vui nho nhỏ trong đời viết lách.

Cái nghề làm thơ, viết lách này, nó cũng nhiều chật vật, nổi nênh, vất vả như bao nghề khác.  Những hệ luỵ về việc làm thơ, viết lách nó cũng “ hành” ông chủ là ta(NAN) nhiều khi đến mệt mỏi, bơ phờ- cả những ngao ngán, chán nản trước con đường dằng dặc, vô biên của kiếp người, phận người.Có dịp sẽ tâm sự dần với bạn đọc…

Bàn chân tôi đã đi khắp miền đất nước, miền ngược: có; miền xuôi: có; bạn bè, đồng đội, thi hữu nơi nào cũng quen biết. Trong số người bạn, thi hữu mình có cảm tình sâu đậm và viết thơ tặng có đến mấy chục người; có thể kể ra được những nhà thơ, nhà văn NAN đã viết về họ  là: Y Phương, Bế Thành Long, Nguyễn Đức Mậu, Vương Trọng,  Trần Đăng Khoa, Nguyễn Tấn Việt, Lò Cao Nhum, Lê Va, Đỗ Trọng Khơi, Phạm Thuận Thành, Phùng Văn Khai, Nguyễn Văn Lai, Văn Công Hùng, Nguyễn Hữu Quý, Mai Nam Thắng V.V…

Hôm nay, buồn buồn, thử đưa lên đây chùm  thơ 3 bài tôi viết tặng nhà thơ Lò Cao Nhum- những bài thơ này, tôi viết khi còn gắn bó với vùng núi Hoà Bình thời  gian (12/1995-2/ 2004).

                                                   Hà Nội, 7/4/2013

                                             NGUYỄN ANH NÔNG


                                             nguyenanhnong@yahoo.com.vn


http://caonhum2.vnweblogs.com/post/2483/411433

Ảnh đại diện

Kỵ sĩ ngựa gỗ (Nguyễn Anh Nông): Khánh Văn: Cùng "Kỵ sỹ ngựa gỗ về với tuổi thơ

Cùng "Kỵ sỹ ngựa gỗ" về với tuổi thơ QĐND - Thứ Sáu, 05/06/2009, 23:19 (GMT+7)  

Trẻ em tiếp xúc với thế giới bên ngoài của sự sống bằng con mắt hồn nhiên ngây thơ. Quan sát, phát hiện và nghiền ngẫm, niềm thích thú, say sưa của các em khi bắt gặp một hình ảnh nào đó của cuộc sống sẽ tạo ra những suy nghĩ rất trẻ thơ. Đó là “bí quyết tâm lý” của Nguyễn Anh Nông trong tập “Kỵ sỹ ngựa gỗ”.

Đọc cả tập thơ, ta bắt gặp một tâm hồn trẻ thơ quan sát sự sống một cách tinh tế. Sự vật, sự việc diễn ra quanh các em rất quen thuộc. Từ vầng trăng, mặt trời, cây bàng, mùa xuân, mưa chiều, cây lang tím, giàn mướp, cây xà cừ... cho đến những chú bò, chú ngỗng, mèo, hổ, ngựa gỗ, ếch con, gà trống, cào cào... Quen thuộc và thân thương, bởi tất cả rất sống động. Dường như trong thế giới người và vật, việc và sự việc ấy, Nguyễn Anh Nông chủ yếu miêu tả qua sự quan sát, miêu tả một cách tự nhiên. Sự việc nó diễn ra như thế nào thì ghi lại thế ấy. Đơn giản vậy thôi. Nhưng trong sự quan sát ấy, Nguyễn Anh Nông đã lựa chọn để từ miêu tả trở thành diễn tả. Mà diễn tả theo suy nghĩ của trẻ thơ. Hình ảnh mặt trời được ví như “chiếc mâm lửa” khổng lồ có một cái gì đó siêu nhiên lắm, ghê gớm lắm, nhưng với trẻ thơ, các em ước một cách rất hồn nhiên: Giá mặt trời là chiếc bánh ngọt/ Để bạn bè, khi đói, chia nhau (Mặt trời). Nguyễn Anh Nông đã miêu tả cuộc sống với một sự dung dị để phát hiện, để diễn tả, chỉ ra chất thơ của cuộc sống từ những gì bé nhỏ, dễ bị chìm trong quên lãng. Trong thơ anh có tiếng “ậm pò” của chú bò tập hát, có tiếng khàn khàn của chú vịt con lạc mẹ, tiếng chú sáo mỏ vàng bần bật cất lên sau cơn mưa chiều, tiếng chú mèo con “meo meo”... Chuyện học hành là vấn đề quan trọng nhất của các em, Nguyễn Anh Nông đã khéo léo nhìn, cảm nhận và nhẹ nhàng nhắc nhở bằng hình ảnh chú Ngỗng lơ tơ mơ để quên bài học ở nhà, bằng chuyện cái tẩy:

Đừng kiện tôi anh giấy

Tôi chẳng hề tội chi

Mà đang giúp anh đấy

Kẻo anh mang tiếng hề

 (Tâm sự của cái tẩy)

Từ quan sát tới phát hiện, anh vẫn giữ nguyên cảm thức của trẻ thơ với núi bố, núi mẹ, núi con với lời dặn dò búp bê... Đúng là thế giới bên ngoài qua sự cảm nhận của trẻ thơ. Một thế giới sống động, hồn nhiên, nên tập thơ có những câu rất hay: Ao sâu sung rụng bì bòm/Có anh bói cá lom rom cọc rào/Bè hoa nhấp nháy nghiêng chao/Như mưa đêm xuống, ngàn sao sáng ngời (Hoa bèo)

Hay:

Cây lang tím không có

chân đi

Sao biết bò từ thu sang đông

Từ xuân về hè?

Ai nhuộm lang tím thế

Hay vì tiếng ve?

Hay vì tiếng cuốc đêm hè?

Hay vì tiếng gà cục tác?

Hay vì sấm nở bờ tre?

(Lang tím)

Phát hiện cây bàng cả mùa đông phờ phạc tới mùa xuân chồi non hé, lộc nhú đầu cành, với ngọn gió, tia nắng hồng tưởng như không có gì mới mẻ nhưng thực sự làm ta ấm lòng lại bởi một niềm tin yêu cuộc sống. Chuyện vầng trăng ngã xuống nước và chú ếch con ngây thơ thương trăng chết đuối cũng vậy. Nó giúp ta tìm lại những ngày xưa của chính mình. Người lớn chúng ta nghiền ngẫm quá nhiều. Trẻ em nghiền ngẫm chỉ là bước khởi đầu sự nắm bắt cuộc sống, hiểu cuộc sống. Phát hiện chiếc bóng của mình trên nền nhà lặng im là điều trước tiên em bé trong bài thơ suy nghĩ và nghiền ngẫm: Cái bóng đen đen ấy/Giống y như một ông người/Sao ông người không cười, không nói?/Sao ông người không múa không hát?/Sao ông người chẳng biết khóc nhè? (Chiếc bóng). Suy ngẫm đấy nhưng mà vẫn hồn nhiên. Hỏi các bóng đen trên tường cũng giống như một ông người đấy nhưng sao lại không biết khóc nhè. Hóa ra ông người này là trẻ con. Thú vị là ở chỗ ấy!

Cả tập thơ 32 bài đều có một nhịp điệu chung: dung dị, gần gũi, chủ yếu là chỉ ra sự vật để suy ngẫm, những phát hiện rất trẻ thơ. Hồn nhiên mà không kém phần tinh tế. Phải yêu trẻ, hiểu trẻ em lắm Nguyễn Anh Nông mới có được những bài thơ như thế. Hình dung sau những trang thơ ấy là nhà thơ với nụ cười ánh lên gần gũi và tin cậy…

KHÁNH VĂN
Nguồn: Báo Quân đội nhân dân    
http://www.qdnd.vn/qdndsi.../74/74/80037/Default.aspx

Ảnh đại diện

Cảm tác (Nguyễn Anh Nông): Thêm góp ý và bản dịch về bài thơ Cảm tác

DỊCH VỀ BÀI THƠ CẢM TÁC

BBT: Việc một bài thơ ra đời nhận được nhiều cảm nhận, bản dịch khác nhau là lẽ thường. Bài cảm tác của NAN cũng thế. nếu bạn vào địa chỉ của trang thivien.net và vào mục tác giả NAN cụ thể là(http://www.thivien.net/viewauthor.php?UID=rvR2Bmd6ZMe4bI2G3FwqBg) và vào (http://www.thivien.net/viewpoem.php?UID=kscTLRsfgb0j55mZDyU8SQ&Page=6) sẽ gặp nhiều cảm nhận của các thành viên Thi viện và bạn đọc, trong đó có góp ý mới nhất như sau:

Chào cô Bích Nga và các anh chị
Tôi rất hứng thú theo dõi việc chuyển ngữ bài thơ của NAN. Qua đó  tôi thấy việc này thật sứ khó khăn. Trước hết là cách suy nghĩ, cách diễn đạt của mỗi ngôn ngữ đều có đặc thù và không ai chuyển được cái đặc thù từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác được. Thứ hai là cách càm, cách hiểu của translater - cái chủ quan này làm nên các bản dịch không giống nhau. Ví dụ : Hai chàng mà dịch là Two men e không thoát, đò mới là dịch chữ không phải dịch thơ. Theo tôi Hai chàng đây mang nghĩa hai bên ( quân lính ) nên có lẽ dịch là They both thì chân xác hơn và thoát xác lấy hồn chính là cái mà thơ cần có nhất.
Tôi không thông thạo ngoại ngữ nhưng cảm nhận được hồn thơ , vì vậy tạm chuyển ngữ bài thơ và cũng xin phép tác giả việc này .  Chỉ mới là phác thảo, nếu được các anh chị góp ý đúng sai nhất là vể ngữ pháp Anh văn thì có thể tôi hoàn chỉnh bản dịch sớm. Chân thành cảm ơn các anh chị.


When they both  were young then they were enemies
Their heads wounded by their fight against each other

Now, their knolls are green with grasses cover
They sometimes  visit  in incense smokes

Notes: -knoll: mộ đất, gò. Nếu dùng grave thì không hay bằng, chỉ có nghĩa là cái mộ. Như Nguyễn Du: Sè sè nấm đất bên đường hay Tản Đà với bài Thăm mã cũ bên đường thì chính là nói Knolls.

NGUON:

http://nguyenngocphu.vnwe...logs.com/post/1894/408897

Ảnh đại diện

Cảm tác (Nguyễn Anh Nông): 2 bản dịch bài thơ Cảm tác

Hai bản dịch của dịch giả Vũ Công Hoan, GS Chúc Ngưỡng Tu( Trung Quốc) và Vũ Phong Tạo dịch sang tiếng Trung Quốc
Đăng tại trang:
http://nguyenngocphu.vnwe...logs.com/post/1894/408350

Ảnh đại diện

Cảm tác (Nguyễn Anh Nông): KQH

CẢM TÁC- BÀI THƠ NHIỀU NGƯỜI YÊU THÍCH


Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nấm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhau
Nếu bạn vào đường dẫn sau:(http://www.thivien.net/viewpoem.php?UID=kscTLRsfgb0j55mZDyU8SQ) sẽ gặp bài thơ Cảm tác của N.A.N (http://www.thivien.net/viewauthor.php?UID=rvR2Bmd6ZMe4bI2G3FwqBg)  và sẽ biết kể từ khi đăng lên thivien.net đến nay, đã có hơn 3000(3.168) lượt truy cập và 53 hồi âm(lời bình luận, góp ý, bản dịch...). Đặc biệt, bài thơ này đứng thứ 2/20 số bài có trả lời nhiều nhất(tính đến 15/3/2013). Được biết rằng, đến nay, địa chỉ thivien.net là một trang mạng in, lưu trữ thơ của VN và TG lớn nhất do Điệp luyến Hoa(Đ.T.Đ) và các bạn của anh lập ra và được duy trì trong nhiều năm nay, được nhiều người yêu quý, kính nể... Những điều đó có nói lên điều gì, thưa bạn?
KQHhttp://phungvankhai.vn...logs.com/post/1989/408301

Ảnh đại diện

Chương I (Nguyễn Anh Nông): Trường ca “Trường Sơn”- Một cách nhìn nhận mới về chiến tranh

Trường ca “Trường Sơn”- Một cách nhìn nhận mới về chiến tranh
22-01-2013 | 15:38
Đường Trường Sơn phải trở thành đề tài thiêng liêng và bất tận đối với văn học nghệ thuật. Từ những ngày máu lửa trong chiến tranh với bao tấm gương hy sinh anh dũng, bao nhiêu chiến công thần kỳ, bao nhiêu anh hùng dũng sĩ với bao nhiêu câu chuyện kể mãi không bao giờ hết, cho đến hôm nay con đường Hồ Chí Minh được xây dựng rộng lớn, thênh thang thảm nhựa phẳng phiu vắt qua đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, tất cả lẽ nào không thể tạo ra cảm hứng sáng tạo của văn nghệ sĩ? Sáng tác về đường Trường Sơn chính là thể hiện sự tri ân và tinh thần trách nhiệm với những người đã khuất. (Đỗ Hoài)
Từ xúc cảm với Trường Sơn và những chiến tích hùng thiêng của nó, nhà thơ Nguyễn Anh Nông đã cho ra mắt tập trường ca đầu tiên của mình với tên gọi Trường Sơn.
Trong trường ca, ta thấy ở đây hai mươi đoản khúc và một vĩ thanh. Với những bè cao, bè trầm, với những nhân vật đại diện cho nhiều thế hệ, với những chứng tích lịch sử như cây cầu tạm, căn hầm dã chiến, với cả những cánh bướm tượng trưng cho những liệt sĩ- trinh nữ…tất cả góp phần tạo nên sự hoành tráng, bề bộn, quyết liệt… của hiện thực Trường Sơn.
Cái khốc liệt của chiến tranh cùng với niềm quyết tâm của người Trường Sơn đã được tác giả tô đậm bằng những hình tượng khá sinh động, đủ sức khơi gợi cảm xúc cho người đọc, lôi cuốn người đọc hòa vào bản trường ca của Nguyễn Anh Nông.
Và khi đọc trường ca “Trường sơn” của Nguyễn Anh Nông, mỗi độc giả, nhà văn lại có những suy nghĩ, cảm nhận riêng:


Nhà văn Nguyễn Bao: Với Trường ca này, Nguyễn Anh Nông đã góp một khúc ca có âm điệu, phong cách riêng của mình vào bản đại hợp xướng Trường Sơn hùng tráng.
Nhà văn Chu Văn Sơn: Đọc “Trường Sơn”, thấy vốn sống (tức vốn xúc cảm và chất liệu) của anh rất dồi dào, không dồi dào thế chắc không viết nổi tới hơn ba mươi trang. Tôi mừng và thầm cảm phục vốn trải nghiệm mà anh đã có được, mà chắc là cũng phải trả giá nhiều cho mỗi trải nghiệm đó. Cách cảm của anh qua các thi ảnh, các thi khúc cũng có nhiều nét đã thoát được lối viết của các trường ca giai đoạn trước. Nhưng, giá như thoát được nhiều hơn nữa, thì sẽ còn có ấn tượng đậm hơn.
Nhà văn Nguyễn Đức Thiện: Cái mà Nguyễn Anh Nông bám vào để thế hiện được trường ca Trường Sơn, chính là Con Người. Đấy là hướng đi khiến trường ca của Nguyễn Anh Nông có sự khác biệt với những trường ca mà chúng ta đã thấy. Mỗi chương trong Trường Sơn là một lớp người hoặc một người. Những người ấy tách biệt ra, riêng biệt thành từng mảng nhưng cuối cùng họ lại kết dính lại với nhau để thành Trường Sơn. Giống như tầng tầng lớp lớp đá, tầng tầng lớp cây, rồi vạn ngàn muông thú mới làm nên một dãy Trường Sơn trùng trùng, điệp điệp vậy. Nhờ đa dạng phong phú Người mà trường ca Trường Sơn của Nguyễn Anh Nông lúc nào cũng sôi động. Trường Sơn ấy có: Vạm vỡ ngục trần Đam San, dịu dàng ánh mắt Hơ Nhí.  Có người con gái đêm đêm mơ bóng trằng rằm bên chàng trai vạm vỡ. Những con người ấy hiện ra như trong chuyện tình cổ tích. Không thiếu những con người đáng kính trọng của Trường Sơn, đó là những già làng như ta- da đồng hun, tóc cước, râu bạc- kể Khan như lên đồng - ong bay bướm lượn, để mãi sau này, bây giờ và mai sau nữa biết đến Đam San, Xing Nhã, Hơ Nhí, BNhí, nữ thần mặt trời… vừa là thần linh vừa là con người bằng xương, bằng thịt của Trường Sơn. Những thần linh của Trường Sơn hiện ra trong trường ca của Nguyễn Anh Nông cũng gần gũi như đang sống với chúng ta hằng ngày. Nguyễn Anh Nông không phải bắt đầu từ đó, nhưng từ thần bí của rừng mà cho người đọc hình dung được một Trường Sơn lung linh, huyền diệu.
Nhà văn Hoài Dương: §©y lµ mét tr¬êng ca gîi nghÜ tuy nã vÉn cßn vông vÒ ë c¸ch dïng ch÷, ®Æt c©u th«ng th¬êng. Cã c¸i gîi nghÜ cña nã lµ nhê ®Ò tµi, nhí c¸i t×nh cña ng¬êi viÕt vµ nhÊt lµ nhê c¸ch biÕt t¹o ra mét hîp ©m cña lêi väng vµo ng¬êi ®äc.
Nhà văn Đoàn Minh Tâm: Nguyễn Anh Nông một mặt kế thừa những giá trị cốt lõi mà các thế hệ đi trước đã khai thác như tình đồng đội thiêng liêng, khát vọng hòa bình, nỗi đau chiến tranh… một mặt anh chú ý dụng công tạo cho mình một hướng tiếp cận đề tài riêng. Hướng tiếp cận riêng ấy nằm ở khía cạnh thời gian. Khi sử dụng thời gian trong trường ca viết về chiến tranh nói chung và viết về Trường Sơn nói riêng, đa phần các tác giả đều sử dụng thủ pháp đồng hiện xen kẽ quá khứ với hiện tại, từ hiện tại nghĩ tới tương lai.
Nhà văn Phạm Thuận Thành: Một điều đáng ngạc nhiên hơn, dù là lính nhưng Nguyễn Anh Nông không được trải qua thực tế chiến tranh để được hành quân trên đường Trường Sơn. Vậy mà cảm xúc của thơ lại chân thật và cảm động thế. Đó chính là công việc của nhà thơ mới làm được. Tôi càng tin hơn cả tác giả lẫn thi phẩm này.
Nhà văn Phạm Thanh Khương: Trường ca Trường Sơn của anh đã có được những điều mà bạn đọc trông chờ. Có bi, có hùng, có vui, có buồn. Những điều mà những người viết trước phải tránh thì ở anh đã có những cái nhìn, cái cảm, sự suy tưởng. Khi đọc trường ca Trường Sơn người đọc nhận được về mình đầy đủ những gì đã xảy ra, đã ghi dấu ấn, đã để lại trong chiến tranh dẫu đó là nỗi đau, sự hy sinh, mất mát.
Trường ca của anh cũng đã có sự chuyển trong cấu tứ, ngôn ngữ, cách nói, cách cảm, cách nhìn nhận mới về chiến tranh. Mỗi chương, mỗi khúc đã có sự “tỉnh táo” của người viết khi đề cập đến vấn đề chiến tranh. Và có lẽ vì thế, người đọc có cái nhìn tương đối đầy đủ, tương đối toàn diện về chiến tranh
TÁC GIẢ: NGHUYỄN ANH NÔNG

BÚT DANH:
 * Kim Diệu Hương
 * Thanh Bình Thi...
Quê quán: Chín Cảnh, Quảng Yên,  Quảng   Xương, Thanh Hoá
 - Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
        Hội Nhà báo VN
 - Hội Văn học Nghệ thuật C.D.T.T.S.VN
 - Hội Nghệ sĩ Điện ảnh VN
 - Chi hội Nhà văn Quân đội
CÁC TẬP SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN
 1- Bàn tay lá cỏ (tập 1) - NXB Văn học 1993
 2- Bàn tay lá cỏ (Tập 2) - NXB Văn học 1995
 3- Kỵ sĩ ngựa gỗ (thơ viết cho thiếu nhi) 1998
 4- Mây bay - 2000
 5- Những tháng năm ở rừng - NXB QĐND     2005
 6- Trường ca: Gửi Bin Ghết (BILL    GATES)&        trời     xanh   

Hiền Anh
Nguồn: Tạp chí Tri thức thời đại, số đặc biệt tháng 12/2012:
http://trithucthoidai.vn/...e-chien-tranh-a70916.html

Ảnh đại diện

Về chốn cũ (Nguyễn Anh Nông): Nhạc sĩ Đức Trịnh phổ nhạc

Nhạc: Đức Trịnh
Thơ : Nguyễn Anh Nông
Bản nhạc đươc giới thiệu tại:
http://nguyenngocphu.vnwe...logs.com/post/1894/399234

Trang trong tổng số 25 trang (244 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: