Trang trong tổng số 16 trang (154 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Điếu đông các đại học sĩ Phan công Thanh Giản (Nguyễn Đình Chiểu): Nghĩa hai câu cuối

Trong bản dịch nghĩa trên đây, hai câu cuối được dịch là:
“Có trời phán xét chuyện mất sáu tỉnh mà ông đã gây nên,
Ông khó mà có thể thung dung thành vị thần tựu nghĩa được!”
Không biết ad tham khảo bản dịch này từ đâu, nhưng rõ ràng ý nghĩa hoàn toàn ngược với giọng điệu tôn kính và tiếc thương của 6 câu trước.
Như mọi người biết, việc đánh giá Phan Thanh Giản hiện nay chưa thống nhất. Khuynh hướng “chính thống” (của nhiều sử gia Hà Nội) vẫn kết tội ông yếu hèn đầu hàng Pháp, phải chịu trách nhiệm việc mất Nam kì lục tỉnh. Phải chăng người dịch nghĩa chịu ảnh hưởng của khuynh hướng đánh giá này nên đã cố ép nghĩa hai câu cuối ra như vậy? Vì thực sự trên văn bản, theo tôi, nghĩa khác hẳn.
Câu 7:
- 有天 hữu thiên: có trời (chứng giám). 六省 tức 南圻六省 Nam kì lục tỉnh: là tên gọi miền nam thời nhà Nguyễn chỉ 6 tỉnh ở Nam kì. 存亡事 tồn vong sự: sự mất còn (sáu tỉnh). Phan Thanh Giản từng đại diện triều đình Huế kí Hoà ước Nhâm Tuất (1862) trong đó có điều khoản nhượng 3 tỉnh Biên Hoà, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn (Côn Đảo) cho Pháp. Khi Phan Thanh Giản đang giữ chức Kinh lược sứ 3 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) thì Pháp đánh chiếm Vĩnh Long. Phan Thanh Giản đầu hàng, uống thuốc độc tự tử. Ông đã bị triều đình Huế quy tội trong việc để mất 6 tỉnh. Nguyễn Đình Chiểu không tiện nói thẳng sự quy kết ấy bất công, nhưng rõ ràng có ý bênh vực Phan Thanh Giản, rằng người kết án sai thì còn có trời.
Câu 8:
- 難得 nan đắc: khó có được, hiếm có, đáng quý. 從容 tùng dung: thung dung. 就義神 tựu nghĩa thần: vị thần chết vì nghĩa lớn.
Tóm tắt, nghĩa hai câu này, theo tôi là:
Có trời soi xét chuyện lục tỉnh còn mất,
Khó ai được như ông, thong dong vì nghĩa lớn mà hoá thần.
Toàn bài là một giọng tôn kính, tiếc thương; đúng nghĩa một bài thơ phúng điếu. Không hề có chuyện trách móc, kết án gì ở đây cả. Cụ Đồ Chiếu thẳng thắn ngay tình, đâu có kiểu xỏ ngọt, ban đầu khen ngợi rồi sau đó chửi xỏ?

Ảnh đại diện

Hương thí tiểu trung thư trình hữu nhân (Nguyễn Văn Giao): Bản dịch của Tam Ngng

Sự đời đâu dễ luôn như ý,
Quân tử nào ham nổi vượt người.
May mắn thân này còn tuổi trẻ,
Đỗ thi cha mẹ cũng vui tươi.

Ảnh đại diện

Đối kính (Nguyễn Văn Giao): Bản dịch của Tam Ngng

Soi kính nhổ hàng ria mép xong,
Mừng ta nay/trước vẫn tương đồng.
Bồi hồi hai mặt nhìn không nói.
Một tấm lòng son soi thấu không.

Ảnh đại diện

Lương tịch viện cầm (Nguyễn Văn Giao): Bản dịch của Tam Ngng

Ôm đàn thăm bạn quý,
Thê thiết tiếng thu buồn.
Tiếng hạc lẻ loi dứt,
Đầy thềm trăng sáng buông.

Ảnh đại diện

Hào thượng quan ngư (Nguyễn Văn Giao): Bản dịch của Tam Ngng

Mộng thấy mình thành bướm,
Vui mơ hoá cá bơi.
Theo con côn vùng vẫy,
Ngang dọc khắp nơi nơi.

Ảnh đại diện

Cứ yên sách tửu (Nguyễn Văn Giao): Bản dịch của Tam Ngng

Già này rất thích rượu,
Cưỡi ngựa gặp thân bằng.
Chưa xuống yên đà hỏi,
Có chai rượu đó chăng.

Ảnh đại diện

Vô đề (Ninh Tốn): Bài thơ liên quan gì đến Lê Hữu Trác?

Cuối bản dịch nghĩa thấy có một đoạn ghi chú về Lê Hữu Trác.
Xin hỏi bài thơ này có liên quan như thế nào đến vị danh y này?

Ảnh đại diện

Tức sự kỳ 1 (Nguyễn Trung Ngạn): Bản dịch của Tam Ngng

Phía nam phía bắc dãy rào tre,
Hồng liễu đỏ hoe én xập xoè.
Một chén rượu ngon xuân đẫy giấc,
Tỉnh ra bóng núi đã bên hè.

Ảnh đại diện

Tức sự kỳ 1 (Nguyễn Trung Ngạn): Tôn 孫 hay 樽

孫 tôn, trên zdic cho 7 nghĩa, không có nghĩa nào là “chén” cả. Hẳn ở đây chép nhầm chữ tôn 尊 hoặc 樽

Ảnh đại diện

Ký đô trung chư hữu (Nguyễn Thượng Hiền): Bản dịch của Tam Ngng

Dõi mắt về Nam mây ngút xa,
Gió đưa đứt ruột mấy câu ca.
Kinh đô bạn cũ ai còn, mất,
Chiều xuống cố thành phủ khói hoa.

Trang trong tổng số 16 trang (154 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: