Trang trong tổng số 2 trang (15 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Cảm xúc (Hồ Dzếnh): về bài cảm xúc

Về bài thơ này tôi có một bản, ở khổ 4, câu hai, tức là câu thứ 14, ghi là :
"Trở về vườn cũ hái mơ xưa"
chứ không phải là :
"Trở về đường cũ..."
và tôi thấy là có phần chính xác hơn, ý câu thơ rất nhất quán với khổ thơ thứ tư ấy :
  
    Tôi đến đây tìm lại bóng cô
    Trở về <i>vườn</i> cũ hái mơ xưa
    Rau sam vẫn mọc chân rào trước
    Son sắt lòng cô vẫn đợi chờ ...

"vườn cũ" đúng hơn và hay hơn "đường cũ" !

Ảnh đại diện

Quán bên đường (Quang Dũng): Quán bên đường

1/Trước hết bản của bạn tvdai chắc chắn có chỗ không chính xác vì có một câu thơ gần như lập lại hai lần
đó là câu "Hồn lính vương (mơ) qua vài sợi tóc",
2/Tuy nhiên, theo bản của ông Trần Lê Văn, một bạn thân của tác giả, tôi nhặt ra những điểm khác sau đây:
a/câu 4 : "Mùa gạo đắt đường xa thưa khách vắng"
chứ không phải:"...đường xa trưa khách vắng"
chữ "trưa" đã xuất hiện ở ngay câu 1.
b/câu 7 : "Đường tản cư bao suối lạ hương ngàn"
chứ không phải :"...sương ngàn"
c/nhưng quan trọng hơn cả là ở hai câu sau đây:
"Em tản cư, tôi là khách mười phương
"Biệt cố đô cùng nhau từ một thuở"
hai câu này, bản tôi có, như sau:
"Em tản cư tôi là lính tiền phương
Xa Hà nội cùng nhau từ một thuở"
và câu dưới, chắc chữ "qua" đã bị in sai thành chữ "quá"
"Lòng dưng dưng thương nhau qua dọc đường"

Ảnh đại diện

Mắt người Sơn Tây (Quang Dũng): Đôi mắt người Sơn Tây

Trong bản xuất hiện trên báo Văn Nghệ năm 1949, tôi còn giữ được, câu 15 đoạn 4 là:
Tôi cũng có thằng con bé nhỏ
chứ không phải:
Tôi cũng có thằng em bé dại
trong bản của ông Trần Lê Văn, một bạn thân của tác giả cũng ghi như vậy.

Ảnh đại diện

Đôi bờ (Quang Dũng): Đôi bờ

một chữ chắc chắn sai:
"Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ"
chứ không phải:
"Đêm nay sông Đáy lạnh đôi bờ"
làm hỏng một đoạn thơ (Đoạn 3) quá tuyệt vời!

Ảnh đại diện

Năm hết hữu cảm (Tản Đà): sửa một chữ sai

Câu 5 là :
Hợp tan tri kỷ người trong mộng
chớ không phải :
Hợp ta...

Ảnh đại diện

Phương xa (Vũ Hoàng Chương): sửa một chữ sai

Câu thứ hai có một chữ sai quan trọng :
Xô về đông hay dạt tới phương đoài
chứ không phải:
Xô về đông bay...

Ảnh đại diện

Đỗ thừa tướng Tông diên trung tặng mỹ nhân (Lý Quần Ngọc): vẫn chuyện cái tên của bài thơ này

Anh Điệp à,
Tôi thấy cái nguồn ghi ở ngay dưới bài thơ này :
http://vietkiem.com/forum ... thì bài thơ này cũng có
cái tên : XUẤT CA CƠ TIỂU ẨM đấy,anh xem lại coi
Phùng Tường-Vân

Ảnh đại diện

Đỗ thừa tướng Tông diên trung tặng mỹ nhân (Lý Quần Ngọc): XUẤT CA CƠ TIỂU ẨM (?)

Không hiểu vì sao cùng bài thơ này trong ĐƯỜNG THI TUYỂN DỊCH (Lê Nguyễn Lưu,NXB Thuận Hoá,1997,trang 1309) lại có một cái tên hoàn toàn khác : XUẤT CA CƠ TIểU ẨM : Ra dư tiệc rượu nhỏ của cô đào),rất mong bạn nào biết xuất xứ chỉ giáo cho.
Phùng Tường Vân

Ảnh đại diện

Di gia biệt hồ thượng đình (Nhung Dục): về một bản dịch của Bùi Giáng

tôi  có được đọc một bản dịch của Bùi Giáng,nhưng chỉ còn nhớ có hai câu sau :

    Ở mãi oanh vàng quen biết lắm
    Gần đi hót vội bốn năm thanh

mong có bạn nào biết trọn bài xin bổ túc cho.
Cảm ơn
Phùng Tường Vân

Ảnh đại diện

Văn lân gia lý tranh (Từ An Trinh): một bản dịch (Phụng Hà) thất niêm

Tôi thấy bản dịch của Phụng Hà là một bài Đường Luật
thất niêm,dịch danh tác thất ngôn Đường Luật ra nguyên
thể mà thất niêm thì có lẽ không nên,chẳng thà dịch ra một thể khác (lục bát chẳng hạn).
Mong được nghe thêm.
Phùng Tường Vân

Trang trong tổng số 2 trang (15 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: