23/11/2024 06:32Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Đăng bởi Vanachi vào 26/07/2005 01:42
Bài văn chiêu hồn đã mô tả cảnh khổ đau của mọi hạng người trong xã hội từ những kẻ quyền thế cao sang đến người xó chợ đầu đường. Tất cả mọi người không ai có thể khước từ cái chết. Tuy “mỗi người một nghiệp khác nhau” nhưng cầu Nại Hà thì không ai có thể không bước qua, chỉ là “kẻ trước người sau mà thôi!
Thương thay thập loại chúng sinhCụ Nguyễn Du đã tả cảnh bi thương từ dương gian đến âm phủ: từ tiết đầu thu ảm đạm, thê lương của cõi dương chuyển sang cảnh “trường dạ tối tăm” bi thiết của cõi âm... để nêu ra các loại chúng sanh với những nghiệp cảnh khác nhau nhưng tựu trung đều bi thảm giống nhaụ Nói là “thập loại” nhưng bài văn đã kể ra cả thảy 16 nghiệp cảnh. Chữ “mười” ở đây không phải là số đếm thông thường mà là tiếng tượng trưng cho sự rộng khắp, toàn vẹn như trong cách nói “mười phân vẹn mười”, “nhân vô thập toàn”...
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người!
Hương lửa đã không nơi nương tựa
Hồn mồ côi lần lữa bấy niên
Còn chi ai khá ai hèn
Còn chi mà nói kẻ hiền người ngủ
Sống thời tiền chảy bạc ròngVà cuối cùng kêu gọi các loại cô hồn hãy khôn ngoan lắng nghe kinh để nương nhờ ph6ep Phật mà thoát khổ. Lấy Phật làm lòng thì tự nhiên siêu thoát trong luân hồi. Văn tế Thập loại Chúng sinh là một lời cảnh báo cho thế gian đáng cho mọi người suy gẫm... trong ngày Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi khổ hình Địa Ngục để báo hiếu.
Thác không đem được một đồng nào đi
In từ trang: https://www.thivien.net/ » Nguyễn Du » Văn tế thập loại chúng sinh » Nội dung “Văn tế thập loại chúng sinh”