24/11/2024 12:18Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Đăng bởi tôn tiền tử vào 20/06/2019 05:54
Ca dao - dân ca phản ánh sinh động đời sống tinh thần phong phú của nhân dân lao động. Họ đã gửi gắm vào đó tiếng nói tâm tình chân thành tha thiết, với đủ mọi cung bậc buồn vui. Nhiều câu ca dao về hình thức và nội dung có những nét giống nhau nhưng mỗi câu lại mang một vẻ đẹp riêng, phù hợp với từng hoàn cảnh và tâm trạng khác nhau. Ví dụ một loạt câu mở đầu bằng cụm từ “Thân em” mà nội dung cùng đề cập đến phẩm chất tốt đẹp, cao quý và số phậm hẩm hiu, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi nếm thử mà xem!
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.
Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Em ngồi cành trúc, em tựa cành mai,
Đông đào tây liễu, biết ai bạn cùng?
Thân em như hạt mưa rào,
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
Thân em như đoá hoa rơi,
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa?!
Thân em như con hạc đầu đình,Ngậm ngùi, buồn thương, xót xa, cay đắng là cảm xúc chung bao trùm lên những câu ca ấy, khiến nó giống như tiếng thở dài than thân trách phận; tiếng khóc thầm tủi hờn, uất ức của người phụ nữ trước tình cảnh ngang trái, bất công. Trong xã hội phong kiến, họ bị tước đoạt quyền tự do, quyền được sống hạnh phúc và buộc phải phó mặc cuộc đời mình cho sự may rủi ngẫu nhiên của số phận. Cho dù bên trong cái hình thức xấu xí, đen đủi như củ ấu gai là phẩm chất tốt đẹp vừa ngọt vừa bùi nhưng chắc gì người đời đã nhận ra?! Cho dẫu đẹp đẽ như tấm lụa đào đi chăng nữa thì vẻ đẹp ấy chưa chắc là cơ sở bảo đảm cho hạnh phúc. Giống như những hạt mưa từ trời cao rơi xuống, số phận của mỗi người con gái một khác. May rủi cuộc đời có thể đưa họ đến những cảnh ngộ trái ngược trong cuộc sống. Có người được trân trọng, có người bị ngược đãi, cũng như nước cùng một giếng mà người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. Giống như con hạc đầu đình, người phụ nữ bị trói chặt vào số phận hẩm hiu, dẫu có muốn thay đổi cũng chỉ là ao ước mà thôi.
Muốn bay không cất nổi mình mà bay!
Thân em như củ ấu gai,Người phụ nữ ngày xưa bị ràng buộc bởi lễ giáo khắt khe cũng những hủ tục, định kiến nặng nề của xã hội trọng nam khinh nữ. Quan niện nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô: (Một con trai cũng là có, mười con gái cũng là không). Nữ nhân ngoại tộc: (Con gái là người ngoài họ tộc). Hay: khôn ngoan cũng thể đàn bà, Dẫu rằng vụng dại cũng là đàn ông... đã đẩy người phụ nữ vào vị trí thứ yếu trong gia đình và xã hội.
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi nếm thử mà xem!
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.
Thân em như tấm lụa đào,Người phụ nữ xưa tự nhận thức và đánh giá đúng đắn về phẩm chất tốt đẹp của mình và khẳng định điều đó qua ẩn dụ so sánh đầy tính nghệ thuật: Thân em như tấm lụa đào...
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Em ngồi cành trúc, em tựa cành mai,
Đông đào tây liễu, biết ai bạn cùng?
Thân em như hạt mưa rào,Hình ảnh hạt mưa sa lại gợi lên một sắc thái tình cảm khác. Người phụ nữ cảm thấy thân phận mình quá ư nhỏ bé. Có bao nhiêu hạt mưa từ trời cao rơi xuống trong một cơn mưa?! Mọi hạt mưa đều trong trẻo, mát lành như nhau nhưng chỗ rơi xuống – tức số phận của từng hạt mưa lại không giống nhau. Sự rủi may của hoàn cảnh không thể nào đoán định trước được. Nó có thể dẫn đến những điều trái ngược hoàn toàn trong cảnh ngộ. Giữa muôn ngàn hạt mưa, một số hạt đã may mắn hơn, không rơi xuống giếng, không vào vườn hoa, không mất hút vào luống cày mà lại rơi vào chốn lầu son gác tía (đài các). Bài ca dao này quả là một bức tranh sinh động về thân phận bấp bênh của người phụ nữ xưa kia.
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Thân em như giếng giữa đàng,Câu này lấy hình ảnh so sánh là cái giếng giữa đàng vốn rất quen thuộc với làng xóm ngày xưa. Vì là giữa đàng nên có nhiều người qua lại và tất nhiên có người khôn (người tốt, người có con mắt tinh đời...), có người phàm (kẻ tầm thường, bần tiện...). Cách sử dụng nước giếng hoàn toàn do mục đích, thái độ của từng người. Rửa mặt với rửa chân là hai hình ảnh tương phản thật sinh động và ý vị.
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân...
Thân em như đoá hoa rơi,Đây là hình ảnh so sánh độc đáo và tinh tế, thể hiện mặc cảm về thân phận bất hạnh, về sự dở dang trong hôn nhân. Thân em không phải đoá hoa xinh tươi còn ở trên cành mà đoá hoa héo úa, tàn phàn đã rụng rơi dưới đất. Trong hoàn cảnh đáng buồn ấy, người phụ nữ chỉ biết bám víu vào một hi vọng mong manh: Phải chăng chàng thật là người yêu hoa?!
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa?!
Thân em như con hạc đầu đình,Tác giả dân gian đã chọn lựa được một hình ảnh so sánh có khả năng gợi cảm và liên tưởng rất cao. Con hạc đầu đình là một vận dụng để thờ, thường được làm bằng gỗ hay bằng đồng, được đặt ở nơi đền, miếu, đình, chùa... Nhìn những con hạc ấy rồi ngẫm đến thân phận của mình, người phụ nữ thấy có những nét tương đồng. Con hạc kia dẫu có muốn bay thì cũng không thể cất nổi mình mà bay. Trong suốt cuộc đời, người phụ nữ phải cắn răng chịu đựng bao đau thương, tủi nhục. Nếu có thở than thì tiếng thở than của họ cũng không thể thấu tới trời xanh. Cái cái vòng luẩn quẩn, nghiệt ngã của số phận trói buộc họ, khó bề thoát khỏi. Dù họ có muốn vùng dậy để cắt đứt, phá bỏ những xiềng xích vô hình ấy thì cũng không dễ dàng gì. Câu ca dao chứa đựng niềm khát khao cháy bỏng và một nỗi bất bình sâu sắc.
Muốn bay không cất nổi mình mà bay.
In từ trang: https://www.thivien.net/ » Khuyết danh Việt Nam » Thân em như hạt mưa rào » Phân tích một số bài ca dao “Thân em...”