24/11/2024 19:37Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Đăng bởi tôn tiền tử vào 28/06/2019 11:17
Những ai đã một lần đến với kinh đo Huế thì không thể nào quên những cảnh đẹp nơi đây. Hay những người nghe đến Huế qua những bài báo, thơ ca thì chỉ mong có một lần được đặt chân đến kinh đô cổ kính. Thật vậy đến với nơi đây chúng ta không chỉ biết đến dòng sông Hương quanh co uốn khúc như một cô gái Di- gan phóng khoáng và man dại, những điệu Nam ai, Nam nhì, những câu hò Huế mượt mà đằm thắm, khúc nhã nhạc cung đình… mà ta còn biết đến núi Truồi cạnh dòng sông hương như một phong cảnh non nước hữu tình. Chẳng thế mà có hẳn một bài ca dao của người xưa về núi này:
Núi Truồi ai đắp mà cao,Trước hết là hai câu đầu vẽ lên một bức tranh của sông của núi xứ mộng mơ. Phải chăng cái tên Huế mộng mơ cũng bắt nguồn từ những cảnh đẹp non nước hữu tình như chính núi Truồi sông Hương vậy, tác giả dân gian có lẽ đã là một nhà nghệ sĩ vẽ tranh thật sự thì mới biết cách sáng tạo ngôn từ để vẽ lên một bức tranh đẹp như thế. Không giống một hoạ sĩ thông thường hoạ sĩ dân gian của chúng ta ở đây vẽ bức tranh bằng ngôn từ, thế mới thấy cái độc đáo và tài tình của văn chương trong cuộc sống:
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?
Nong tằm, ao cá, nương dâu,
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò.
Núi Truồi ai đắp mà cao,Từ “ai” điệp ba lần như thốt lên một câu hỏi về sự hiện thân đầy đẹp đẽ của núi Truồi và sông Hương. Có thể thấy rằng khi tới Huế ai mà quên được hai địa danh này chứ. Dòng sông Hương đẹp như “cô gái nằm mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy cỏ dại” với sắc nước thay đổi theo ngày sáng xanh chiều tím vàng. Dòng nước như thoi đưa theo nhịp sống ở đây. Nó chứng kiến biết bao nhiêu thế hệ sinh ra và đặc biệt những truyền thống văn hoá được thực hiện trên nó. Hoàng Phủ Ngọc Tường chẳng nói rằng nhã nhạc cung đình Huế mà không được diễn ra trên sông Hương thì không gọi gì là nhã nhạc cung đình. Những góc quanh co khúc khuỷu dòng chảy của sông Hương ấy xuất hiện một ngón núi mang tên núi Truồi. Có thể nói núi Truồi hùng vĩ và thiêng liêng đã để lại trong lòng người bao huyền tích, huyền thoại. Núi ở về phía tây Kinh thành. Từ cửa biển Thuận An nhìn lên, núi Truồi xanh thẫm trong ánh tà dương. Núi trầm mặc uy nghiêm tưởng như đang lắng nghe tiếng chuông diệu huyền của chùa Thiên Mụ. Câu thơ hỏi ai đắp mà cao, rồi sông Hương ai đào ai bới. Một sự nghi vấn được đặt ra như thể hiện sự hiển diện của tự nhiên hay chính qua quá trình lao động của ông cha mà ra thế. Không biết cụ thể ra sao nhưng có ta thấy được vẻ đẹp của non nước đã làm nên vẻ đẹp xứ Huế. Chỉ biết rằng nó từ xa xưa trong lịch sử, núi vẫn đứng đấy hết ngày nay qua tháng nọ, sông vẫn chảy trôi hết cho đến nay.
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?
Nong tằm, ao cá, nương dâu,Trở lại với vẻ đẹp mộc mạc của Huế bằng những hình ảnh “nong tằm”, “ao cá”, “nương dâu”. Nó gợi lên cả một vùng đất đai màu mỡ quanh năm, những mảnh đất thấm biết bao nhiêu mồ hơi nước mắt vfa cả máu của nhân dân nơi đây để làm nên mảnh đất màu mỡ ấy. Chính sự kiên cường đổi lại bằng sinh mạng bằng máu thì mới có một mảnh đất như thế. Đất tươi tốt con người nơi đây nuôi tằm – một ngành nghề thủ công truyền thống nơi đây. Nó hiện lên gắn liền với nét đẹp dịu dàng chăm chỉ của người con gái. Hàn Mặc Tử viết về Huế “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” (Đây thôn Vĩ Dạ), sau màu xanh của lúa dâu là sân nhà, ngõ xóm vàng óng tằm tơ trong nắng mới. Không chỉ có nong tằm mà còn có ao cá nữa. đó cũng là một ngành nghề nơi Huế mộng mơ. Trên nền những hình ảnh đẹp mộc mạc như thế tình yêu lại lên ngôi để khẳng định vẻ đẹp mơ mộng đó. Đò và bến là những hình ảnh rất quen thuộc trong việc biểu tượng cho tình yêu của đôi trai gái. Và một lần nữa nó lại được xuất hiện ở đây để mang đến một tình yêu xứ Huế cũng mông mơ như chính tên địa danh của nó vậy.
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò.
In từ trang: https://www.thivien.net/ » Khuyết danh Việt Nam » Núi Truồi ai đắp mà cao » Bình giảng bài ca dao “Núi Truồi ai đắp mà cao” (1)