24/11/2024 19:46Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Đăng bởi tôn tiền tử vào 23/01/2015 00:18
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu là nhà thơ lớn nhất của dân tộc ta trong những năm đầu thế kỉ XX. Thơ Tản Đà là tiếng lòng của một cái tôi bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường, tù túng, muốn tìm cách thoát ly bằng mộng tưởng. Với một hồn thơ vừa phóng túng, vừa sầu mộng và rất ngông, Tản Đà đã thổi một luồng gió lãng mạn vào trong thi ca, dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kì đang sắp sửa (Hoài Thanh).
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!Trong câu thơ của Tản Đà, ta đọc được một nỗi sầu da diết khôn nguôi. Vì sao Tản Đà, một thanh niên đang phơi phới tuổi xuân, tài danh cũng đã nổi, lại trở nên sầu muộn như thế? Trong bài Giải sầu (1918), Tản Đà cũng đã từng viết: Từ độ sầu đến nay, ngày cũng có lúc sầu, đêm cũng có lúc sầu. Mưa dầm lá rụng mà sầu, trăng trong gió mát mà càng sầu; một mình tĩnh mịch mà sầu, đông người cười nói mà càng sầu; nằm vắt tay lên trán mà sầu, đem thơ văn ngâm vịnh mà càng sầu… sầu không có mối, chém sao cho đứt sầu không có khối, đập sao cho tan…
Trần thế em nay chán nửa rồi
Trần thế em nay chán nửa rồiThái độ chán đời của Tản Đà là thái độ bất hoà sâu sắc với cuộc đời, với cái xã hội phong kiến thực dân ngột ngạt tầm thường. Thái độ ấy bộc lộ một cá tính mạnh mẽ của một tâm hồn thanh cao không chịu uốn mình theo một khuôn phép của xã hội, không cam chịu một thân phận nô lệ thấp hèn.
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?Thật là một địa chỉ thoát li lí tưởng, vừa xa lánh hẳn cái trần thế đáng chán kia, vừa được sống trong một thế giới bồng lai tiên cảnh thành khiết, bên một thiếu nữ đẹp và bao dung như chị Hằng. Còn gì hơn thế!
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu, có bạn, can chi tủi,Vì sao Tản Đà cảm thấy sung sướng và hanh phúc đến thế? Bởi lẽ ông đã tìm được tri kỉ: có bầu, có bạn, được hoà đồng với cuộc sống: cùng gió, cùng mây, không còn phải cô đơn, buồn tủi nữa.
Cùng gió, cùng mây, thế mới vui!
Chung quanh những đá cùng câyNhớ lại từ thế kỉ trước, Bà huyện Thanh Quan cũng đã từng phải cô đơn, buồn tủi giữa đám tuỳ tùng, giữa những người xung quanh bà:
Biết người tri kỉ đâu đây mà tìm!
Một mảnh tình riêng, ta với ta!Nếu như nữ sĩ xưa chỉ biết ôm mối sầu tủi, buồn thương trong lòng, thì Tản Đà không cam chịu, ông tìm đến với chị Hằng, cùng chị làm bầu bạn tâm tình để cho tâm hồn mình thư thái lại, để cho lòng mình rộng mở mà đón nhận thiên nhiên, đón nhận vẻ đẹp thanh tao của cuộc sống không vấy bẩn bụi trần. Mối u uất trong tâm hồn thi nhân dường như đã được giải toả.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng támTrong con mắt của Tản Đà, cõi trần bụi bặm kia giờ đây chỉ còn bé tí. Và nhà thơ bật cười thích thú với cái ý nghĩ đó. Một cái cười vừa thoả mãn, vừa mỉa mai, bao dung. Thoả mãn vì đã thực hiện được mộng tưởng thoát li, đã xa lánh được hẳn cái xã hội tầm thường, tù túng. Mỉa mai, bao dung vì cõi trần giờ đây chỉ còn bé tí, đâu có thể giam hãm được một tâm hồn đang bay bổng lên trên nó. Hai câu kết là đỉnh cao của một tâm hồn lãng mạn và ngông của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu tiên sinh.
Tựa nhau trông xuống thế gian, cười.
In từ trang: https://www.thivien.net/ » Tản Đà » Muốn làm thằng Cuội » Phân tích bài thơ Muốn làm thằng Cuội