23/11/2024 05:33Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Đăng bởi HanKim vào 06/10/2009 20:51
Khi đã nghỉ hưu ở quê nhà, Nguyễn Công Trứ viết Bài ca ngất ngưởng thể hiện phong cách sống của ông. Đây là triết lí sống trong suốt cuộc đời, khi còn là một thư sinh, khi xuất chính hay lúc đã về hưu của ông. “Ngất ngưởng” là từ tượng hình có giá trị biểu đạt, diễn tả ở một vị trí cao chênh vênh, không ổn định liên hệ vào con người là một lối sống khác người: ngông nghênh, thách thức với mọi người, vượt lên thế tục bình thường!
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng!Sau khi làm xong phận sự, ông không ngần ngại cởi trả áo mão triều đình cáo lão về hưu.
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng!Lối hưởng lạc này có một sinh khí và một tính chất riêng, đó là lối hưởng lạc nhập tục theo chiều phóng khoáng cá nhân, không giống một ai, không Tiên không Phật cũng không tục, nhưng vần trọn nghĩa vua tôi:
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.Hưởng nhà hành lạc chỉ là thời kì sau cùng của ông khi làm xong phận sự. Ông muốn mọi người hiểu rằng cuộc đời là trung nghĩa. Biết bao lần lên bổng xuống trầm trên hoan lộ, vì ganh ghét, vì vu cáo, thế mà vẫn giữ vững đức trung quân, ái quốc không hề có một ý tưởng bất mãn.
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,Phải chăng đó là lối sống mang cái “chí kh픓ngất ngưởng”. Chẳng những ông không hề sợ ai chê cười mà còn đầy lòng tự hào về cái “đạo sống ngất ngưởng” đó. Tóm tắt lại có bốn cái “ngất ngưởng” làm nổi bật trong đời ông.
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung,
Trong triều ai ngất ngưởng như ông.
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng!
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng!
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng!
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!
In từ trang: https://www.thivien.net/ » Nguyễn Công Trứ » Bài ca ngất ngưởng » Phân tích bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” (2)