23/11/2024 19:43Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Đăng bởi tôn tiền tử vào 22/01/2015 23:41
Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Ông đã để lại chó đời nhiều áng văn hay, nổi tiếng. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được viết khi ông đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, tiếp xúc với cuộc sống lao động và niềm vui trước cuộc sống mới của nhân dân.
Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh “mặt trời”, nó được ví như quả cầu lửa khổng lồ đang dần dần chìm xuống biển khơi. Ánh sáng rực rỡ, huy hoàng được bùng cháy trước khi lịm tắt. Theo nhịp tuần hoàn của thời gian, vũ trụ đã đi vào trạng thái nghỉ ngơi, được tác giả nói rõ hơn trong các phép nhân hoá:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Cảnh trời biển quê hương đã được Huy Cận giới thiệu một cách tài tình. Mặt trời lặn, sóng cài then giữ chặt cánh cửa đêm. Màn đêm buông xuống, con người đã bắt dầu một buổi lao động đầy hăng say, náo nức. Công việc đánh, cá vốn rất nguy hiểm, lại vào ban đêm nên càng nhọc nhằn gấp bội. Nhưng người đánh cá trong bài thơ này hiện lên với tinh thần sôi nổi bởi họ làm chủ được công việc, làm chủ thiên nhiên và cả bản thân mình. Họ cất lên tiếng hát để quên đi cực nhọc và như muốn góp cùng với gió làm căng những cánh buồm để chiếc thuyền băng băng trên biển cả:
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Vùng biển quê hương thật giàu và đẹp. Biển lấp lánh những đàn cá thu như đoàn thoi dệt vào lòng biển. Đấy là một loài cá ngon nổi tiếng. Không những thế, những đàn cá ấy còn mang một vẻ đẹp diệu kì với muôn luồng sáng loang loáng dưới đại dương. Câu cầu khiến “Đến dệt lưới ta đàn cá ơi!” đã thể hiện một niềm hi vọng, ao ước của những người chài lưới muốn có một chuyến đi bội thu. Người dân chài đã bộc lộ niềm vui trước, biển trời.
Thuyền càng lướt ra khơi, biển cả càng rộng lớn, tràn ngập ánh trăng. Trăng đang lơ lửng trên không và gió càng lồng lộng. Tất cả đã tạo nên một bức tranh trên biển thật đẹp và tráng lệ. Bầu trời, biển cả như cùng tham gia vào công việc lao động của con người. Con thuyền càng lướt ra xa thì càng không hề nhỏ bé mà lại rất hùng dũng, hiên ngang.,
Trên biển có muôn ngàn loài cá khác nhau: nào cá chim, cá đé, cá nhu, cá song… Các loài cá ấy đã tạo nên rất nhiều màu sắc khác nhau trong lòng biển cả:
Cá nhụ, cá chim, cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Nhờ có trí tưởng tượng như thế nên Huy Cận đã miêu tả các loài cá hết sức đẹp và đặc sắc. Cá vốn là một con vật hết sức bình thường nhưng ông đã chắp cánh cho nó trở nên hết sức huyền ảo. Sự tài hoa của ngòi bút Huy Cận đã được phát huy khá rõ nét. Tất cả tiếng sóng biển, tiếng cá quẫy, tiếng gió thổi đã tạo thành một hợp âm rì rào ở biển Hạ Long về đêm. Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp đã được vẽ nên bằng ngôn từ, nhờ cây bút tài hoa của Huy Cận.
Từ “hát” trong bài thơ được lặp lại ba lần. Nêu như đầu bài thơ chỉ là một câu hát thì đến đây, câu hát ấy đã trở thành bài ca gọi cá vào:
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Khi đoàn thuyền ra khơi, con người cất lên tiếng hát; khi đoàn thuyền đánh cá trên biển và kể cả lúc trở về bên thì người lao động cũng đều hát. Họ vượt lên mọi khó khăn nguy hiểm để cất lên những câu hát yêu đời.
Huỵ Cận đã sử dụng phép so sánh thật độc đáo: biển cả rộng lớn như lòng mẹ bao dung. Biển cả hào phóng luôn cho con người bao sản vật quí hiếm, nuôi lớn chúng ta không biết tự khi nào.. Khi mới lọt lòng mẹ, biển đã cho chúng ta cá và cứ tiếp tục mãi như người mẹ cho con không lấy lại bao giờ.
Trời càng về sáng thì nhịp điệu lao động càng hối hả hơn: “Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng”. Lúc này con người càng cảm thấy vui bởi họ vừa có được chuyến đi biển bội thu. Nhờ vào thành quả lao động, người dân chài hình dung một cuộc sống tốt đẹp hơn sẽ đến với họ trong tương lai. “Rạng đông" vè “nắng hồng” không những là hình ảnh thiên nhiên mà còn biểu tượng cho một tương lai tươi sáng, một cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Mặt trời lúc này đã bừng sáng, đoàn thuyền hăng hái ra về như chạy đua cùng mặt trời. Nó đã tạo nên một hình ảnh hết sức sống động, lãng mạn.
Trong không gian thiên nhiên rộng lớn, con người đã làm chủ, chinh phục được thiên nhiên để khẳng định mình. Bài thơ có kết cấu đầu cuối tương đồng về hình ảnh thiên nhiên và người lao động. Mở đầu bài thơ là hình ảnh mặt trời và câu hát, kết thúc bài thơ cũng là hình ảnh mặt trời và câu hát, nhưng ở đầu bài thơ là tiếng hát hăng hái ra khơi, còn cuối bài thơ là tiếng hát thắng lợi trở về. Hình ảnh “mặt trời” ở đầu bài thơ thì chìm xuống đỏ ối, kết thúc bài thơ thi rực rỡ như xua tan đi màn đêm đen tối, một ngày mới lại bắt đầu.
Bằng sự liên tưởng và tựởng tượng phong phú, Huy Cận đã khắc hoạ nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ và đã thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ đối với đất nước và cuộc sống xây dựng đang mỗi ngày một đi lên.
(Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)