22/12/2024 17:04Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Phân tích bài thơ “Nhớ đồng” của Tố Hữu (2)

Nhớ đồng (Tố Hữu)

Đăng bởi tôn tiền tử vào 31/03/2019 22:24

 

Tố Hữu là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Nhà báo lão thành Hoàng Tùng - người nhiều năm cùng Tố Hữu giữ vai trò lĩnh xướng của dàn đồng ca tư tưởng, văn hoá và báo chí viết: “Thời gian đời người chẳng được là bao, hơn nhau hai chữ anh hào mà thôi. Tố Hữu là một anh hào và là một nhà thơ. Anh để lại cho đời hơn nhiều người của chúng ta với những cống hiến cho sự nghiệp cách mạng và di sản thơ văn…”. Trong số những sang tác của ông, bài thơ Nhớ đồng được xem là một trong số những tác phẩm đặc sắc nhất.
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!
Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ trải dài tha thiết đến nao long người đọc. Nhà thơ trực tiếp bày tỏ cảm xúc, tâm tư của mình bằng những ngôn từ hết sực chân thành, giản dị. Đây là tâm trạng của Tố Hữu trong những ngày bị giam cầm trong vòng tù ngục, tách biệt khỏi đồng đội đồng chí, phải rời xa quê hương xóm làng yêu dấu. Câu hò quen thuộc mang âm hưởng nhạc điệu xứ Huế thân thương như văng vẳng đâu đây, xoáy sâu vào tâm trí nhà thơ khiến nỗi nhớ hiện về mỗi lúc một cồn cào, sâu sắc. Hình ảnh quê hương từ từ hiện ra như một cuốn phim quay chậm từng chút, từng chút một:
Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu ruộng tre mát thở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?
Đâu những đường con bước vạn đời
Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi
Giữa dòng ngày tháng âm u đó
Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi…
Quê hương hiện ra với những màu sắc và cảnh vật quen thuộc, thân thiết. Bức tranh đồng quê ấy có gió nhẹ thổi bên cồn thơm hương đất mẹ, có cánh đồng trải dài với rặng tre xanh mát mỗi chiều về- những hình ảnh hằn sâu trong tiềm thức nhà thơ từ thuở ấu thơ nơi quê mẹ yên bình. Ga màu xanh nhẹ nhàng của lúa mạ non mơn mởn, của những bãi khoai sắn ấm áp tình quê nồng nàn, của những con đường đất mòn in dấu đôi chân tram lần cất bước… Mọi thứ cứ lần lượt hiện về như ở ngay trước mắt nhà thơ, rất thật và cũng rất hư hao! Điệp từ “đâu” được lặp đi lặp lại nhấn mạnh nỗi nhớ đang trở nên cồn cào hơn bao giờ hết, nỗi nhớ quặn thắt bám lấy trái tim khiến nhà thơ thổn thức nghẹn ngào. Làng xóm hiện lên chân thực như chính lúc này, tác giả được nhìn thấy, được ngửi thấy mùi hương rơm rạ mái nhà, nhưng lại không đưa tay ra chạm vào được. Giữa dòng đời, mọi thứ không hề thay đổi, thế “nhưng mà cứ trôi cứ trôi”. Nhịp thơ chậm, nhẹ nhàng mà sâu sắc, chất chứa những suy tư tình cảm của nhà thơ được gửi gắm trong từng câu chữ.
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh,
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Lúc này, nỗi nhớ đã bật ra thành lời, thành câu gọi đầy xúc động. Dường như nhà thơ không còn quan tâm tới thực tại khổ đau, không còn mảy may để tâm tới thể xác bị hành hạ mà trong lòng chỉ nghẹn ngào tiếng “nhớ” đang cất lên lời. Câu thơ như xoáy vào tâm trí người đọc, khơi gợi niềm cảm thông sâu sắc với tấm lòng người con hiếu thảo với quê hương, trung thành với đất nước.
Đâu những lưng cong xuống luống cày
Mà bùn hi vọng nức hương ngây
Và đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai?
Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông
Vẳng lên trong tiếng xe lúa nước
Một giọng hò đưa hố não nùng.
Hình ảnh những người dân cày chất phác hồn hậu đang vất vả trên cánh đồng quê hiện lên rất đỗi thân thương bình dị. Chiếc lưng cong trĩu nặng những âu lo của cuộc đời, những mưa nắng thời gian. Nhưng trong long họ luôn rộn rang mong ước cuộc sống hạnh phúc ấm no, hoà bình yên vui. Những đôi bàn tay cần cù nông dân ấy hằng ngày gieo trồng lên đất sự sống, gieo cho đời những tinh tuý yêu thương. Dòng sông quê hương cũng hiện về trong tâm trí nhà thơ một cách rõ ràng nhất với lá lúa xanh mềm thơm mát, mới sương chiều phủ mờ đồng đất, với tiếng hò não nùng văng vẳng…
Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi
Sao mà cách biệt, quá xa xôi
Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ
Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!
Đâu những hồn thân tự thuở xưa
Những hồn quen dãi gió dầm mưa
Những hồn chất phác hiền như đất
Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!
Mẹ già hiện lên trong nỗi nhớ của nhà thơ là một hình ảnh đầy cảm động. Tình mẫu tử thiêng liêng như chính tấm lòng thơm thảo của nhà thơ dành cho người đã sinh thành ra mình. Nhớ về mẹ già là nỗi nhớ thương người cô đơn một mình, nhớ những người thân đã khuất đã xa chẳng bao giờ còn gặp nữa. Chúng ta cảm nhận rất rõ nét nỗi long của nhà thơ, một sự nhớ nhung rất quay quắt, day dứt và đơn độc.
Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn
Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời.
Tác giả nhớ về chính bản thân mình của những ngày xa xưa, những ngày còn lang thang đi tìm chân lý, tìm lý tưởng sống của cuộc đời mình. Đó là khi Tố Hữu còn phân vân trước những lựa chọn của cuộc đời:
Bâng khuân đứng giữ hai dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi
Những ngày tháng mù mịt ấy dần trôi qua khi ánh sang của lý tưởng cách mạng soi rọi trái tim nhà thơ. Từ ấy Tố Hữu tìm cho mình một lẽ sống, một con đường mà ở đó, ông dành trọn vẹn đam mê, nhiệt huyết, thanh xuân để cống hiến.
Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời…
Khi được chiếu sang bởi ánh sang của mặt trời chân lý, nhà thơ thấy cuộc đời bừng sang, như sống lại một lần nưã giữa cuộc đời này. Chúng ta cảm nhận rõ rang tâm tư vui sướng hạnh phúc khi nhà thơ nhớ lại chính bản thân mình khi đó: như một chú chim cà lơi ca hát líu lo giữa biển trời xanh ngát xanh. Đó là niềm hạnh phúc vô bờ mà nhà thơ đã sống với những hi vọng, cống hiến và tài năng.
Cho tới chừ đây, tới chừ đây
Tôi mơ qua cửa khám bao ngày
Tôi thu tất cả trong thầm lặng
Như cánh chim buồn nhớ gió mây.
Và đến hiện tại, Tố Hữu nhìn lại thực tại đau khổ kìm hãm, ngục tù của mình, tự thấy chán ghét cuộc sống vô vị tù túng. Ông khao khát được giống như cánh chim tung bay với gió mây ngoài trời, được thoát ra bên ngoài cánh cửa nhà lao để về với đồng đội đồng chí. Người chiến sĩ cách mạng với nhiệt huyết căng tràn, ông mong muốn được thoát ra ngoài để làm cách mạng, để được sống với lý tưởng cháy bỏng của mình chứ không phải ngồi trong ngục tù như con chim bị nhốt trong lồng.
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Khép lại bài thơ là sự lặp lại của hai câu thơ đầu tạo nên kết cấu vòng tròn đầy sâu sắc. Giống như tâm trạng của nhà thơ mang nặng nỗi nhớ quê hương, đồng đội; nhìn lại bản thân hiện tại và khát khao tự do cháy bỏng; rồi nỗi nhớ lại hiền về vòng tròn như thế, kéo dài không nguôi…

Tóm lại, bài thơ Nhớ đồng đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật liệt kê, điệp ngữ, câu hỏi tu từ… hết sức khéo léo và tinh tế, lột tả chân thực những cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ. Đồng thời qua đó, ta hiểu them về phầm chất con người Tổ Hữu - một người nghệ sĩ đầy tài năng và long yêu quê hương đất nước sâu nặng.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Tố Hữu » Nhớ đồng » Phân tích bài thơ “Nhớ đồng” của Tố Hữu (2)