22/11/2024 08:10Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Đăng bởi Cố đô miền Đất sét vào 03/10/2010 05:00
Tản Đà (1889-1939) có câu thơ tuyệt bút:
Tài cao, phận thấp, chí khí uất,Người đọc xưa nay vẫn tìm thấy bóng dáng Tản Đà qua vần thơ ấy. Tên là Nguyễn Khắc Hiếu, lấy núi Tản, sông Đà làm bút danh. Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Khối tình con, Thề non nước là những tác phẩm nổi tiếng của Tản Đà. Chất tài hoa tài tử, lãng mạn, giang hồ... in đậm trong thơ, văn Tản Đà. Những năm hai mươi của thế kỉ XX, Tản Đà là thi bá trên thi đàn Việt Nam. Ông được nhà văn Hoài Thanh trân trọng ngợi ca là “Người của hai thế kỉ”, vì thơ văn của Tản Đà chính là gạch nối giữa hai nền văn học của dân tộc: cổ điển và hiện đại.
Giang hồ mê chơi quên quê hương.
(Thăm mả cũ bên đường)
Trời tây ngả bóng tà dương,Có thể nói, đó là một bức tranh cổ rất đẹp mà buồn, thấm đượm cái tình thương nhớ, tang thương.
Càng phơi vẻ ngọc, nét vàng phôi pha.
Non cao những ngóng cùng trông,Càng tương tư càng tủi hờn: “Non còn nhớ nước, nước mà quên non”. Nhưng nàng cô phụ vẫn đinh ninh lời thề:
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày.
Xương mai một nắm hao gầy,
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
Trời tây ngả bóng tà dương,
Càng phơi vẻ ngọc, nét vàng phôi pha.
Dù cho sông cạn đá mòn“Dù... hãy...” niềm tin được khẳng định. “Sông cạn đá mòn” là một thành ngữ, nêu lên một giả định không bao giờ có thể xảy ra. Và cho dù có xảy ra trong muôn một, thì giai nhân vẫn son sắt thuỷ chung “hãy còn thề xưa”. Ba chữ “còn” được láy lại trong vần thơ đã thể hiện sâu sắc, cảm động mối tinh son sắt, thuỷ chung, bền đẹp của nàng cô phụ.
Còn non còn nước hãy còn thể xưa.
Non cao đã biết hay chưa?“Ngàn dâu xanh tốt” như một chứng tích của thời gian, như một nỗi tang thương đã biến đổi, và còn lại như một kỉ vật, vì thế “non thì cứ vui”.
Nước đi ra biển lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi.
Nghìn năm giao ước kết đôi,Đã có lời “thệ hải minh sơn” trong tình sử. Đã có “đám cưới bạc”. Cũng có “đám cưới vàng”... Đời người hữu hạn trăm năm. Nhưng lời thề của “non” và “nước” là lời thề “nghìn năm” kết đôi, thuỷ chung bền vững. Đó là một lời thề sâu nặng, bền đẹp đến muôn đời.
Non non nước nước, không nguôi lời thề.
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ
(Cuốc kêu cảm hứng - Nguyễn Khuyến)
...Nặng gánh em trở ra về!
Ngoảnh cổ trông sông rộng trời khuya...
Vì chưng nước cạn, nặng nề em dám kêu ai!
...
Cái bước đêm khuya thân gái ngại ngùng
Nước non gánh nặng, cái đức ông chồng hay hỡi có hay!
(Gánh nước đêm - Trần Tuấn Khải)
Nọ bức dư đồ thử đứng coiTrong bài thơ Thề non nước, hai chữ “non” và “nước” xuất hiện ở tần số rất cao: 27 lần, lúc thì nước nhớ non, lúc thì non nhắn nước, lúc thì non non nước nước... Một giọng thơ thiết tha, có không ít câu thơ để lại nhiều ám ảnh:
Sông sông núi núi khéo bia cười
Biết bao lúc mới công vờn vẽ
Sao đến bây giờ rách tả tơi...
(Vịnh bức địa đồ rách - Tản Đà)
Nước đi đi mãi, không về cùng non...
Nước đi chưa lại, non còn đứng không,
Non cao những ngóng cùng trông,
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày...
Non còn nhớ nước, nước mà quên non...Có đặt bài thơ Thề non nước bên cạnh các bài thơ Chim hoạ mi trong lồng, Vịnh bức địa đồ rách, v.v... ta mới thấy tình yêu nước được nhà thơ kín đáo gửi gắm vào các chữ “nhớ nước”, “quên non”. Tình yêu nước dào dạt cả bài thơ. Dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, trên thi đàn công khai, Tản Đà đã có một cách nói thật hay, thật xúc động về tấm lòng gắn bó thiết tha với giang sơn Tổ quốc. Trong thời Pháp thuộc, bài thơ Thề non nước như một vạch nối dẫn dắt người đọc, nhất là thế hệ thanh niên cảm nhận sâu hơn những vần thơ của Phan Bội Châu, của Phạm Tất Đắc, v.v...
Bâng khuâng đỉnh núi chân ngàn
Khói tuôn khí uất, sóng cuồn trận đau.
(Hải ngoại huyết thư - Phan Bội Châu)
Nghĩ thân thế héo hon tấc dạTóm lại, Thề non nước là một bài thơ kiệt tác của thi sĩ Tản Đà. Sắc điệu trữ tình dào dạt trong những vẫn thơ nói về sự thương nhớ, chờ mong. Chờ người yêu nặng lời thề, xa vắng. Nhớ hồn nước bơ vơ. Các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hoá, điệp từ điệp ngữ, biện pháp phân - hợp v.v... đã tạo nên những câu thơ lục bát tuyệt hay, đọc qua một lần nhớ mãi.
Trông non sông lã chã dòng châu...
(Chiêu hồn nước - Phạm Tất Đắc)
Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước không nguôi lời thề.
In từ trang: https://www.thivien.net/ » Tản Đà » Thề non nước » Phân tích bài thơ “Thề non nước”