22/11/2024 08:32Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Đăng bởi tôn tiền tử vào 27/05/2019 12:55
Dường như đối với các văn nghệ sĩ, người mẹ, người chị là cả một niềm thơ. Nếu như khi hướng về mẹ, ngòi bút của họ thường rưng rưng, cung kính, thì khi đối với chị, đó là cả một niềm trân trọng, thiết tha. Ngay cả trong một bài thơ đầy bi phẫn và quyết liệt như Tống biệt hành, người li khách ấy khi nhắc về chị cũng ngậm ngùi thương cảm, xót xa. Ta đã từng có một người chị giàu đức hy sinh như Chị tôi của Trọng Đài, của Ngọc Châu, nay lại gặp một “chị tôi” rất đỗi phiền ưu của Tô Hoàn. Người chị ấy không đau nỗi đau muộn mằn, mà người chị ấy đau vì nỗi phải làm người chinh phụ trông chờ một khách chinh phụ đằng đẵng, biền biệt... Bên cạnh đó, hình ảnh người chinh phụ khắc khoải bóng kẻ chinh phu không biết tự lúc nào đã trở thành nguồn cảm tác của bao thế hệ thi nhân, nổi tiếng là Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, hay một nét cảnh trong Tiếng thu:
Em không nghe rạo rựcVà đặc biệt, nhà thơ Hữu Loan đã từng cảm thán:
Hình ảnh kẻ chinh phụ
Trong lòng người cô phụ
(Lưu Trọng Lư)
Ôi lấy chồng chiến binhThế nhưng, “người em nhỏ hậu phương” trong Chuyện hoa sim đã ngã xuống, thể hiện sự tàn bạo của chiến tranh, để lại bao đau đớn, xót xa cho “người trai khói lửa”. Người con gái ấy đã ngã xuống, thanh thản, nhưng còn người chinh phụ trong “Mong chờ” không được sự thanh yên đó, chị đã phải sống, sống lay lắt, sống mòn trong một niềm hy vọng, một niềm tin vô bờ với người viễn phu.
Lấy chồng thời chiến chinh
Mấy người đi trở lại?
Sợ khi mình đi mãi
Sợ khi mình không về
Thì thương người vợ bé nhỏ....
(Chuyện hoa sim)
Khi lấy anh, chị mười tám tuổiNgày lấy chồng, chị vừa trong xuân sắc. Thế nhưng, trong thời binh loạn, hạnh phúc chung đã mất thì hạnh phúc riêng đâu còn. Anh bồng súng đi gìn giữ hạnh phúc lớn của đất nước, và cũng để bảo toàn hạnh phúc con của mình. Thời chinh chiến, người ta không đo thời gian bằng ngày nữa, người ta cũng chẳng đo bằng năm, mà là chục năm. Và chị, ngót 20 năm trời, búi tóc chờ chồng. 20 năm, đó là một khoảng thời gian không dài nếu so với thời gian trường kỳ kháng chiến, nhưng cũng chẳng phải là ít đối với một đời người, nhất là đối với tuổi xuân. Đối với phụ nữ bây giờ, thời gian quả là kẻ thù của sắc diện, nhưng vào cái thời ấy, thời gian chính là kẻ thù của lòng tin. 20 năm đằng đẵng trôi qua, mà bóng anh vẫn mịt mù nơi góc biển. Thương thay người cô phụ quạnh quẽ phòng không, lạnh lẽo một mình. Thế cho nên:
Hai mươi năm cài then cửa chờ chồng
Hai mươi năm nước mắt đầm áo gối
Đêm mùa nào với chị cũng mùa đông
Hai mươi năm cài then cửa chờ chồng“Hai mươi năm cài then cửa chờ chồng”, câu thơ ấy không thuần chỉ thông tin về chị, không chỉ là một câu thơ “vật liệu” để xây dựng bài thơ. Câu thơ ấy sâu sắc biết bao, nó ca ngơi lòng thuỷ chung, son sắt, một lòng một dạ của người chinh phụ. câu thơ ấy là hàm súc, và hay hơn cả trong tất cả các câu thơ “thông tin” về 20 năm của chị:
Hai mươi năm nước mắt đầm áo gối
Đêm mùa nào với chị cũng mùa đông
Hai mươi năm cài then cửa chờ chồngSự cô đơn, lạnh lẽo hằng đêm lại xéo quằn trái tim chị, nỗi mong chờ khắc khoải ngày ngày lại đoạ đày đôi mắt chị. Dường như trong mắt chị, người ta chỉ thấy một màn thương nhớ bao phủ, ngự trị; tuyệt nhiên không có điều gì khác có thể đục thủng màn nhớ thương ấy, vương đọng nơi mắt chị nữa.
Hai mươi năm nước mắt đầm áo gối
Hai mươi năm mong một lá thư về
Hai mươi năm chờ tay anh gõ cửa
Đêm mùa nào với chị cũng mùa đôngThế rồi, trông chuyện nay mà nghĩ đến chuyện xưa. Câu chuyện ngàn đời “chờ chồng hoá đá” sao quá thực? quá đớn đau? Thế nhưng người vợ xưa còn có thể hoá đá Vọng Phu bồng con ngày ngày vọng dõi trông chồng, người vợ nay không thể trở thành đá, mà chị cứ vẫn phải sống, sống mòn trong nỗi khắc khoải, nhớ thương, cô lẻ, lưủi thủi đi về tuyệt một mình. Hoá ra, thành đá đôi khi lại giúp người ta bớt sầu muộn hơn?
Mỗi ngày nhớ mỏi mòn đôi mắt chị
In từ trang: https://www.thivien.net/ » Tô Hoàn » Chờ chồng » Bình luận bài thơ “Chờ chồng” của Tô Hoàn