26/11/2024 05:08Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Đăng bởi tôn tiền tử vào 18/03/2015 10:52
Bình giảng 4 câu thơ đề từ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
Tây Bắc? Có riêng gì Tây BắcBài làm
Khi lòng ta dã hoá những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?
Tày Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc.Những câu thơ “đề từ” thường có ý nghĩa đặc biệt đối với một tác phẩm văn học. Nó nêu rõ ý đồ nghệ thuật và khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho tác giả. Không phải ngẫu nhiên mà bài thơ Tràng Giang của Huy Cận, một bài thơ mang đậm cảm xúc không gian, vũ trụ, đất nước đã được đề từ bằng câu thơ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”.
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?
Đi ta đi! Khai phá rừng hoang.Và một khi nhà thơ – người nghệ sĩ – công dân đã cảm nhận hết được tình yêu và trách nhiệm của mình là phải đóng góp vào sự nghiệp xây dựng kiến thiết Tổ quốc bằng những sáng tác nghệ thuật “miêu tả chân thật và hùng hồn cuộc sống mới, con người mới”, thì lúc đó tâm hồn nhà thơ đã “hoá nhũng con tàu” náo nức trong hành trình về Tây Bắc, về với đất nước, về với cuộc sống dựng xây cần lao và anh dũng của nhân dân. Cuộc sống xây dựng cần lao và anh dũng ấy là ngọn nguồn của mọi sáng tạo nghệ thuật thơ ca. Ở đây nhà thơ đã khẳng định vai trò của hiện thực khách quan đối với nghệ thuật. Một nhà văn hiện thực Nga thế kỷ 19 đã khẳng định “cái đẹp là cuộc sống”. Hiện thực đời sống là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác, là đối tượng, là chất liệu; từ đó làm nên các sáng tác văn nghệ:
Hỏi núi non cao đau sắt đau vàng?
... Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy...
Hồng Quảng, Lào Cai, Thái Nguyên, Việt Trì
Tên Đất nước reo vui bao tiếng gọi...
Bài thơ anh, anh làm một nửa thôi“Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết bạc vàng mà đời rơi vãi, hãy nhặt những chữ của đời mà góp lên trang” Nhưng nghệ thuật không phải tự dưng đến với nhà thơ nghệ sĩ. Nó chỉ có thể nảy sinh, khi nghệ sĩ chân thành đón nhận và hoà nhập với cuộc đời.
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không là anh, nhưng nó là mùa
(Chế Lan Viên)
Đừng quên nỗi chua cay một thời thơ ấyCòn giờ đây hồn thơ ông đã “thoát khỏi phòng nhỏ bé”, “lượn trăm vòng trên Tổ quốc mênh mông”, thì hình ảnh cuộc đời, đất nước mới được tượng hình trong thơ ông:
Tổ quốc trong lòng có cũng như không
Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng thấy
Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng.
Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào.Như vậy là nhà thơ đã ý thức được một cách rõ ràng vai trò quyết định của hiện thực đời sống, song cũng không hề coi nhẹ vai trò của chủ thể sáng tạo của người nghệ sĩ. Sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng xuất phát từ một thôi thúc của nội tâm, từ khát vọng của nhà văn muốn thế hiện trong tác phẩm những tâm tư, tình cảm, cá tính, phong cách của mình. Lao động nghệ thuật mang tính đặc thù so với một số ngành lao động khác. Nó đòi hỏi phải có ngọn lửa từ bên trong, phải có sự thôi thúc của nội tâm. Vì thế những câu thơ tưởng như có sự trái ngược, mâu thuẫn “lòng ta đã hoá những con tàu” rồi “tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?”. Những câu thơ ấy rất hợp lý thống nhất một cách chặt chẽ trong quy luật tư tưởng và sáng tạo nghệ thuật. Đúng là chủ thể và khách thể, ngoại cảnh và nội tâm, hướng ngoại và hướng nội. Tất cả đều có thế tìm thấy sự hoà hợp thống nhất trong hình ảnh thơ giản dị mà rất sâu sắc của Chế Lan Viên. Câu thơ của ông cất lên như một sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước một phát hiện về chân lý sáng tạo nghệ thuật... Còn câu thơ “Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát”, chỉ có mấy chữ nhưng đã tái hiện được một cách khá chân thực và sinh động hiện thực cuộc sống xây dựng lúc bấy giờ. Có riêng gì Tây Bắc mới náo nức không khí xây dựng mà cả miền Bắc lúc bấy giờ đều lên tiếng hát xây dựng. Ở nơi này là “Lúa chín rì rào”; ở nơi kia là “ngói đỏ trăm ga”, đâu đâu cũng “mặt đất nồng nhựa nóng cần lao”.
Thấy trời núi nghìn sông diễm lệ
In từ trang: https://www.thivien.net/ » Chế Lan Viên » Tiếng hát con tàu » Bình giảng 4 câu thơ đề từ trong bài Tiếng hát con tàu