22/11/2024 13:36Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Đăng bởi tôn tiền tử vào 17/03/2015 10:44
Đề bài: Bình giảng đoạn thơ:
Mùa thu nay khác rồiBài làm
...
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Mùa thu nay khác rồiVới nhan đề Đất nước, bài thơ đã được khơi nguồn những rung chuyển tinh tế của nhà thơ và bức tranh mùa thu dân tộc để triển khai trực tiếp thi đề. Vì thế bài thơ mơ đầu bằng những dòng thơ chứa đựng những chi tiết thâu tóm được đặc trưng mùa thu Việt Nam – mùa thu xứ sở:
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh dây là của chúng ta
Núi rừng day là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Sáng mát trong như sáng năm xưaVới giọng thơ hoài niệm sâu lắng gợi nhớ về bức tranh mùa thu Hà Nội nên thơ, thi vị trong lòng một người từng gắn bó sâu nặng với thủ đô. Cũng chính chi tiết ấy đã bắc nhịp cầu nối liền hai khoảng thời gian quá khứ và hiện tại, hai miền không gian xa cách Việt Bắc và Hà Nội. Từ đó, làm cho bức tranh mùa thu nơi chiến khu Việt Bắc hiện ra một câu năm chữ bình dị tự nhiên như một câu nói hàng ngày lại gợi một sự thay đổi lớn lao đột ngột và có sức lay động sâu xa đối với mỗi tâm hồn Việt Nam. Bởi sức mạnh truyền cảm của thơ không phải chỉ là nghệ thuật ngôn từ mà là vấn đề nhà thơ phản ánh được thể hiện qua sự rung động mãnh liệt của tâm hồn nghệ sĩ. Dường như tiếng reo vui của tâm hồn thi sĩ và của mỗi người lại được thể hiện qua mấy chữ “khác rồi” ấy. Không còn hoài niệm lắng sâu phảng phất, một chút buồn vắng khi tái hiện bức tranh mùa thu trong thời điểm xưa. Chủ thể trữ tình – nhà thơ dường như không kìm nén được niềm vui lớn của mình giữa đất trời tự do nên đã bộc lộ trực tiếp:
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồiVà Nguyễn Đình Thi không chỉ vui nghe mà còn say xưa – cảm nhận cái không khí của mùa thu độc lập bằng nhiều giác quan đặc biệt nhạy cảm của tâm hồn thi nhân. Trong niềm vui say sưa ấy của thi nhân, mùa thu, Việt Bắc hiện lên tươi mới, đầy sức sống. Không còn hình ảnh một mùa thu nô lệ mất nước với “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu” như trong thư Nguyễn Khuyến. Cũng chẳng còn một mùa thu với “Khí tròi u uất hận chia li” như trong thơ Xuân Diệu. Mà là cả một “rừng tre” đang “phấp phới” trong nắng gió thu chan hoà. Bầu trời thu như khoác một chiếc áo mới thanh, tàn và như đang “nói cười thiết tha” của bầu trời chính là niềm vui phấp phới trong lòng người và tiếng nói cười thiết tha trong mỗi tâm hồn Việt. Có nhớ lại những ngày thu tháng Tám trong niềm vui quê hương, được giải phóng của Tố Hữu, ta mới thấy hết “tiếng nói cười thiết tha” trong thơ Nguyễn Đình Thi.
Ôi thiên đường ta miên man lắng nhạcĐó chính là niềm vui của người thi sĩ dạt dào bất tận, một niềm vui tràn ngập cả bầu trời, không gian. Người đọc cảm nhận được niềm vui ấy qua cách bộc lộ trực tiếp “Tôi đứng vui nghe” và qua mỗi hình tượng, ngôn ngữ thơ. Và đặc biệt là qua nhạc điệu rộn rã, tươi vui trong sáng của đoạn thơ. Người ta không còn thấy ở đây những hình ảnh thơ thu ước lệ và xa lạ như thơ thu cổ điển. Nó cũng không mang vẻ đài các mùa thu trong thơ mới mà rất đỗi bình dị thân thuộc. Hình tượng đất nước hiện diện trong những hình ảnh mà chúng ta tiếp xúc, chung sống, nhìn ngắm mỗi ngày. Tất cả hội tụ tạo thành không gian thu đầy màu sắc, ánh sáng, âm thanh, đầy ắp sự sống và tràn căng sinh lực.
Trời xanh đây là của chúng taTrong cái nhìn mê say của nhà thơ, đất nước ta nơi nào cũng tươi đẹp, cũng dài rộng bát ngát, cũng màu mỡ phì nhiêu. Điệp cấu trúc câu “của chúng ta” vang lên dõng dạc, tự hào cùng biện pháp tu từ liệt kê “...những... những... những...” như khẳng định thêm một lần nữa chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của đất nước. Rất tự nhiên, cách xưng hô của chủ thể trữ tình có sự chuyển đổi sâu sắc, bắt đầu từ tiếng nói trữ tình của cái “tôi” dần dần chuyển hoá thành cái “ta” cộng đồng dân tộc. Cách gieo vần chân âm mở “ta., ta., mát., ngát., sa. ta” gựi cảm giác của tiếng reo vui, vang xa như tiếng đồng vọng ngân nga trong lòng người có nhớ lại những cuộc chiến đấu ác liệt giành giật từ tay quân thù, từng góc phố, con đường, từng khúc sông, ngọn núi. Tạ mới hiểu vì sao Nguyễn Đình Thi lại say sưa khẳng định về bầu trời, mặt đất, cánh đồng, dòng sông, con đường – những cái hùng vĩ lớn lao tượng trưng cho đất nước. Có nhớ lại bao đầu rơi máu chảy, có đặt mình vào vị trí của những người dân bị “Thằng giặc Tây, thằng chúa đất: Đứa đè cổ, đứa lột da”, có đặt mình vào địa vị của người chiến sĩ với “những đêm dài hành quân nung nấu”... ta mới hiểu được niềm vui sướng tự hào của Nguyễn Đình Thi khi viết những dòng này.
Núi rừng đãy là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
In từ trang: https://www.thivien.net/ » Nguyễn Đình Thi » Đất nước » Bình giảng khổ thơ 2,3 trong bài thơ Đất nước