24/11/2024 20:31Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Đăng bởi tôn tiền tử vào 26/10/2014 06:50
Bài Nguyệt cầm của Xuân Diệu, ảnh hưởng Tỳ bà hành, hoà hợp với thuyết giao ứng (“correspondance”) của Baudelaire, là một bài thơ mới, âm hưởng cổ điển và lãng mạn.
thuỷ tinh - pha lê - trong- Về mặt nội dung, khổ một (A) song song với khổ ba (C): bầy ra sự đối diện (hay nội cảnh) giữa trăng và đàn. Khổ hai (B) song song với khổ bốn (D): dàn phần ngoại cảnh (thiên nhiên, trời đất), và tâm cảnh người nghe hoặc người ngắm nguyệt cầm.
lặng - vắng -
buồn - hận - sầu
ghê - rợn
hỡi - ôi - trời ơi
tàn - chết - nhập - hồn
thương - nhớ
lung linh - long lanh
lệ - giọt - sương
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnhHai chữ dây cung mập mờ ý nghĩa, làm môi giới cho tình và ý. Dây vừa là dây đàn mà cũng là dây tơ. Cung vừa là cung Hằng, vừa là cung tơ. Câu thơ đưa ra nhiều hình ảnh chập trùng: Trăng nhập vào trăng? Trăng nhập vào dây đàn? Trăng nhập vào cung tơ? Mà trăng là ai? Nếu trăng là anh: Anh nhập vào cung trăng? Anh nhập vào cung đàn? Hay anh nhập vào em? Nguyệt còn đồng âm với huyệt. “Trăng - nguyệt” -ẩn dụ cổ điển- nhờ sự táo bạo và mãnh lực của chữ nhập, vướng mắc vào dây, vương tơ (ngầm). Trăng đắm trong ẩm ướt của vùng nguyệt lạnh, gợi lên hình ảnh nồng nàn đầy nhục cảm mà cũng vô cùng dịu dàng, tế nhị, thanh khiết, mà cũng có thể là cõi chết, nơi hội ngộ của những âm hồn.
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngầntính cách đối xứng giữa trăng thương và thương trăng, trăng nhớ và nhớ trăng, tạo nên sức tương ái nhớ thương - thương nhớ giữa đôi bên. Sự kết hợp với chữ hỡi - là tiếng gọi xa, gọi mà không chắc người nghe có nghe tiếng mình không (Trời hỡi! làm sao cho khỏi đói. -Hàn Mạc Tử) - tạo nên khoảng cách muôn trùng giữa hai đối tượng: trăng và đàn.
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnhbỗng chuyển sang vị trí chủ thể ở câu 3, câu 4:
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậmNhận xét thứ nhì: Tuy “Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm” vẫn giữ nguyên cấu trúc hình thức như “Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần”, nhưng ở đây tĩnh từ buồn và lặng đã thay thế động từ, biến trạng thái tĩnh thành động, khiến cho mệnh đề đàn buồn trở nên đa nghĩa: tiếng đàn buồn? người đánh đàn buồn? hay đàn đang gẩy khúc nhạc buồn?... và đàn lặng cũng mang những ngụ ý: tiếng đàn lặng đi? người kỹ nữ ngưng đàn? hay khúc nhạc bỗng dưng im bặt?... cho thấy cách tạo hình ở “Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm” khácvới cách tạo hình của “Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần”. Câu thơ kế tiếp “Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân” tiếp tục mô tả tiếng đàn và tâm cảm người gẩy đàn. Chữ tàn gieo vào giữa câu thơ như nỗi trớ trêu của định mệnh. Tàn: Tàn cung? Tàn canh? Tàn phai? mà cũng có thể là tàn nhẫn, rơi vào chính giữa câu thơ, chia loan, rẽ thuý, tạo nên những tác dụng:
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân[1]
BB mang cấu trúc văn xuôi, với những mệnh đề tiếp cận có tính cách giải thích, bổ nghĩa cho nhau (vì... đã...). Sự bắc cầu trực tiếp bằng một mệnh đề xé hai (“enjambement avec rejet[2]” mà Xuân Diệu mượn trong thơ Pháp) liên kết chặt chẽ câu thơ trên với câu thơ dưới, kết hợp bốn câu thành một phát ngôn có trình tự nhất định:
Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh
Lung linh bóng sáng bỗng rung mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh.
Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinhTuy nhiên, câu trên vẫn là thơ vì những mệnh đề tuy liên tục và có trình tự trong ý, nhưng thiếu chủ ngữ và vị ngữ nên không “thành văn”: Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh là ba hình ảnh độc lập, dị biệt nhưng song song về nghĩa: Mây vắng = trời trong = đêm thuỷ tinh.
Lung linh bóng sáng bỗng rung mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh
CÂm hưởng và giai điệu trong tiết đoạn này ngẫu hứng từ tiếng đàn của người kỹ nữ trong Tỳ bà hành, nhất là “Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi...” và “Long lanh tiếng sỏi vang vang hận”:
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,
Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi...
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người...
Uyết tuyền lưu thuỷ hạ thánvà chính dư âm tiếng đàn đã làm cho thiên nhiên âm nhạc và con người tương tư nhau: “Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người” làm cho hiện tại luyến lưu dĩ vãng, làm cho sự cách biệt giữa không gian và thời gian, nghệ thuật và tình người ngắn lại, nhưng cũng lại trải ra biền biệt đến vô cùng, và mở đường cho bốn câu thơ cuối:
Thuỷ tuyền lãnh sáp huyền ngưng tuyệt
(Nước tuôn róc rách, chẩy mau xuống ghềnh
Nước suối lạnh, dây mành ngừng đứt)
DTiết đoạn D, song song với tiết đoạn B, trở lại quang cảnh vũ trụ và tâm cảnh người nghe đàn, ngắm trăng: Câu 1 mở ẩn dụ thành ấn tượng so sánh:
Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê,
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề.
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.
Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê,Thi sĩ giao hoà âm nhạc với ánh trăng thành một biển sáng có âm thanh pha lê.
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề.Lần đầu tiên, nhân xưng tôi xuất hiện trong thơ. Sự hiện diện của thi sĩ, đơn côi tuyệt đỉnh. Ẩn dụ “chiếc đảo hồn tôi” và tâm cảm “rợn bốn bề” phù trợ nỗi hoang lạnh cho hai đoản ngữ “chiếc đảo” và “hồn tôi”, kèm thêm bốn hình vị độc lập chiếc - đảo - hồn - rợn đều mang ẩn nghĩa đơn chiếc, hoang vắng, âm hồn, ghê rợn,... nói lên sự lạc lõng gây gây của thi nhân trong cõi trần âm u hoang lạnh. Niềm tâm sự ấy đắm trong khung cảnh:
Sương bạc làm thinh, khuya nín thởTình huống “Sương bạc làm thinh, khuya nín thở” trên đây nối tiếp với “Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề”, như để giới thiệu thiên nhiên “Sương bạc” với không và thời gian “khuya”, những nhân tố mới này cùng “làm thinh” và “nín thở” để:
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.Thi sĩ đã đem nội tâm của con người hoà cùng âm nhạc, ném vào vũ trụ hành tinh. Còn lại một mình đối diện với cõi chết, âm u, hoang lạnh. Bềnh bồng ngoài thực tại, trong vị trí giao tiếp giữa không gian và vũ trụ. Lưỡng lự, nửa thăng thiên về một hành tinh lý tưởng, nửa hạ huyệt về cõi độc dược, Ác hoa (Les fleurs du mal). Sự đối chất giữa Lý tưởng (Idéal) và Nỗi sầu (Spleen, Ennui) trong Baudelaire, không chỉ truyền sang Xuân Diệu, thấm vào Huy Cận, mà còn thông suốt cả một thế hệ thi nhân, biến thành nỗi sầu nhân thế, tận diệt thế nhân trong cảm giác nghẹt thở, bất lực, hoang mang, muôn đời buồn bã.
Ngưng tuyệt bất thông thanh tạm yết
Biệt hữu u sầu ám hận sinh
hử thời vô thanh thắng hữu thanh
(Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ
Ôm sầu mang giận ngẩn ngơ
Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng hay)
Thức dậy nắng vàng ngang mái nhạtThực ra, trong Kinh thi, người xưa “tình cờ” cũng đã “bắc cầu”:
Buồn gieo theo bóng lá đung đưa
Bên thềm - Ai nấn lòng tôi rộng
Cho trải mênh mông buồn xế trưa.
Khiêu hề thoát hềvà Thế Lữ là người đầu tiên sử dụng bắc cầu như một kỹ thuật du nhập từ phương Tây, trong thơ mới:
Tại thành khuyết hề.
(Em nhẹ nhàng nhẩy lên
Lầu trên thành.)
Trời cao xanh ngắt - ô kìa!
Hai con hạc trắng bay về bồng lai
Như khua động nỗi nhớ nhung thương tiếc
Trong lòng người đứng bên hồ.
In từ trang: https://www.thivien.net/ » Xuân Diệu » Nguyệt cầm » Phân tích bài “Nguyệt cầm” của Xuân Diệu