23/11/2024 06:02Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Đăng bởi khẻ_theo_thơ vào 14/08/2006 14:22
Nếu được phép hiểu con người một cách giản đơn thì nhìn vào cụ Uy Viễn tướng công ta sẽ thấy rõ hai nét: Thấm nhuần đến chân tơ kẽ tóc đạo trung hiếu Nho gia và ý thức rất rõ về tài đức của mình, cố đem hết tài đức ấy cống hiến để làm nên sự nghiệp và danh tiếng để đời. Chí hướng và nhiệt huyết ấy ít ai bì kịp. Nguyễn Công Trứ – ông quan kinh bang tế thế lại có một tâm hồn nghệ sĩ, cống hiến thì hết mình nhưng việc xong, công thành, lại tự thưởng cho mình được vui chơi – vui chơi thanh nhã: Nợ tang bồng một khi đã trắng thì vỗ tay reo và thơ túi rượu bầu, hoặc hẹn với những ông cao niên tiên ẩn sĩ nào đó ở tận chốn thâm sơn cùng cốc và thả hồn theo nào địch nào đàn...
Khi thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông.Giọng thơ kể toàn chuyện lớn lao hiển hách mà nghe như nói chơi. Đỗ Thủ khoa (đỗ đầu cử nhân khoa thi hương), làm Tham tán quân sự...chức vị ấy nói sơ qua cũng được. Nhưng làm đến Tổng đốc Hải An (Hải Dương và Quảng Yên), một chức quan to trong tỉnh hay lĩnh chức đại tướng bình Tây (xứ Tây Nam nước ta) mà chỉ gọi cộc lốc khi Tổng đốc Đông và bình Tây, cờ đại tướng thì thật sự Nguyễn Công Trứ không coi những chức tước ấy đều là vẻ vang lớn nhất đối với mình. Tất cả chỉ là phận sự trong vũ trụ, đến tay mình thì làm, cái cốt yếu đã làm hết lòng hết sức. Chẳng phải cụ đã từng nói: Làm tổng đốc tôi không lấy làm vinh, làm lính tôi cũng không coi là nhục đó sao?. Cho nên, câu tổng kết: Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng khẳng định, đối với công danh, dù Tổng đốc, dù đại tướng cụ coi cũng nhẹ tênh. Đó là một loại ngất ngưởng.
Lúc bình Tây cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,Cười bò lên thăm chùa ở núi Nài mây phủ trắng phau, cụ cười mình là: Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi, kỳ thực đó là cái dạng thôi. Bởi theo hầu cụ có một đoàn gót sen “tiên nữ” đủng đỉnh một đôi dì là các cô ả đầu. Không những chẳng từ bi chút nào mà còn bất kính là đằng khác. Tuy vậy nhưng vẫn rất tự nhiên. Và cụ khiến But không những chẳng chau mày quở trách mà còn nực cười độ lượng với ông quan thượng già.
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Được mất dương dương người thái thượng,Cá tính thượng thư bốc lên hết cỡ trong roi chầu tài hoa của cụ. Bấy giờ thì mọi sự đời, cái được, cái mất, miệng khen, miệng chê...tất cả đều coi như không có. Hồn cụ lâng lâng ở cõi mây trong lành, cao khiết, lời thơ vút lên hào hứng: Được mất/ dương dương người thái thượng: Khen chê/ phơi phới ngọn đông phong. Con người có bay bổng trên tầng cao, trong say sưa âm nhạc của điệu ca, tiếng trống. Khi ca/ khi tửu/ khi cắc, khi tùng. Dù cuộc vui bày trong của Phật có các cô tiên tham dự mà mình vẫn trong sạch, thanh cao. Không phật, không/ Tiên, không vướng tục:
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung,Nội dung ngất ngưởng bất chấp dư luận, bất cần mọi sự đã tìm được ở thể ca trù một âm hiệu hoàn toàn thích hợp, câu ngắn, câu dài tuỳ ý, vẫn liền từng cặp xen lẫn đều đặn bằng trắc: niêm luật tự do, đối không bắt buộc, âm điệu quyết định ở trạng thái tâm hồn nhà thơ: bi thương, hùng tráng, cười cợt...
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!
In từ trang: https://www.thivien.net/ » Nguyễn Công Trứ » Bài ca ngất ngưởng » Phân tích bài thơ “Bài ca ngất ngưởng”