22/11/2024 08:08Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Đăng bởi tôn tiền tử vào 22/01/2015 23:17
Nếu Quang Dũng để hồn mình lang thang nơi mây trời non nước xứ Đoài thì hồn thơ của Hoàng Cầm mãi đi về nương náu những mái đình, gốc đa, hội hè Kinh Bắc cổ kính ngàn đời. Dường như có hẳn một khoảng không gian riêng trong thơ Hoàng Cầm”một không gian Kinh Bắc, một thời gian Kinh Bắc”. Trên nền không gian ấy, cứ thấy “thấp thoáng một cô gái Kinh Bắc” thật gợi, thật thơ nên cũng rất say đắm quyến rũ lòng người.
Ai về Bên kia sông ĐuốngBên kia sông Đuống ra đời trong giây phút “xúc động hồn thơ của Hoàng Cầm. Bài thơ đã khắc hoạ sống động, tài hoa bức tranh Kinh Bắc cổ kính nên thơ giàu truyền thống trong hoài niệm, chứa chan tự hào tiếc nuối Kinh Bắc hiện ra với con sông Đuống “lấp lánh”, “cát trắng phẳng lì”, bãi hồ “biêng biếc” mía dâu với lúa nếp thơm nồng, tranh Đông Hồ “nét tươi trong” đậm đà bản sắc dân tộc cùng những con người bình dị ẩn chứa vẻ đẹp riêng. Đó là em bé “sột soạt quần nâu”, đó là những cụ già “phơ phơ tóc trắng”, những nàng “môi cắn chi quết trầu”. Không chỉ vậy, vẻ đẹp con người Kinh Bắc còn được tái hiện qua chân dung những cô thôn nữ.
Có nhớ từng gương mặt búp sen
Những cồ hàng xén răng đen
Cười như mùa thu toà nắng
Ai về bên kia sông ĐuốngGiọng thơ chứa đựng nỗi niềm khắc khoải khôn nguôi của tác giả về quê hương, lời thơ có cả cái tâm thế ngóng vọng đến bồn chồn da diết. Ngay sau đó, chân dung những thôn nữ Kinh Bắc – được tái hiện bằng những chi tiết rất giàu tính thẩm mỹ với “khuôn mặt búp sen” và hàm “răng đen”. Cùng nụ cười “như mùa thu toả nắng”. Đây là những nét gọi tả hơn là miêu tả “khuôn mặt búp sen” gợi nhiều liên tưởng: đó là một khuôn mặt xinh xắn, có màu phớt hồng, có hương thơm thanh quý. Hình ảnh và ngôn ngữ tạo hình tinh tế, tài hoa nét dáng và hình riêng của những thôn nữ Kinh Bắc với chiếc khăn mỏ quạ bình dị của dân tộc. Và những hàm răng “nhưng nhức” hạt na chứa cái duyên thầm. Như thế, con người đang được miêu tả bằng những chi tiết rất ấn tượng mang màu sắc thẩm mĩ, giản dị đôn hậu chất phác mà không kém phần duyên dáng nữ tính.
Nét cuời đen nhánh sau tay áoTrong câu thơ của Lưu Trọng Lư, nắng là bối cảnh xuất hiện nụ cười của mẹ. Cái thứ nắng trong hoài niệm không âm u lanh lẽo mà ngược lại, rực rỡ ấm áp làm sáng lên nụ cười của mẹ. Còn ở câu thơ của Hoàng Cầm, nắng đồng hiện trong nụ cười, vẻ đẹp của nắng làm nên vẻ đẹp của thiếu nữ Kinh Bắc. Đây là lối tạo hình mang dấu ấn thi pháp riêng. Trong toàn bộ bài thơ, bất cứ vẻ đẹp nào của Kinh Bắc cũng được đồng hiện trong tương quan với ánh sáng, cùng ánh sáng, bằng ánh sáng. Từ vẻ đẹp của dòng sông Đuống “lấp lánh”, vẻ đẹp của tranh Đông Hồ “sáng bừng trên giấy điệp” đến vẻ đẹp của người mẹ Kinh Bắc “khuôn mặt bừng lên như dựng tráng” trong đêm đón nhận đoàn quân trở về giải phóng quê hương. Và sau này, đó là vẻ đẹp của người con gái Kinh Bắc “cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh” trong khung cảnh thanh bình. Nụ cười của các thiếu nữ còn gợi liên tưởng đến câu ca:
Trong ánh trưa hè trước dậu thưa
Miệng cười như thể hoa ngâuCó điều trong mĩ cảm dân gian, nụ cười thôn nữ toả hương – thứ hương thầm kín đáo mà thanh cao. Còn thơ Hoàng Cầm coi đó là nét cười rạng rỡ, trong trẻo mà đượm chất “hiếu tình” – cái vẻ đẹp riêng của thôn nữ vùng Kinh Bắc. Cho nên ai đã từng một lần đến miền quê này, chứng kiến nụ cười con người nơi đây sẽ không thể không nhớ tới câu thơ Hoàng Cầm để cảm nhận rằng viết được câu thơ như thế quả thực phải là một cây bút tài hoa, phải là một hồn thơ tài hoa.
Chiếc khăn đội đầu như thể hoa sen
In từ trang: https://www.thivien.net/ » Hoàng Cầm » Bên kia sông Đuống » Bình giảng đoạn thơ Ai về Bên kia sông Đuống … Cười như mùa thu toả nắng