22/11/2024 11:30Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Đăng bởi Lý Thu Hải Thảo vào 07/10/2008 22:56
(Ấn tượng khi đọc Biển vắng của Trịnh Thanh Sơn)
Rơi chiều vàng ngơ ngác sóngThời gian gần đây, cứ thấy người người nhắc nhiều tới Trịnh Thanh Sơn và Vàng gieo đáy nước (tập thơ tuyển mới được xuất bản năm 2007). Tập thơ dày hơn 200 trang tựa như một cuốn tự truyện chân thành bộc bạch những cung bậc xúc cảm hồn nhiên của người thi sĩ đa tài nặng nghiệp bút nghiên. Thơ Trịnh Thanh Sơn có những bài không phải là hay nhưng lại được một số câu rất ấn tượng và cũng có những tác phẩm được cả bài tương đối toàn vẹn. Tôi thích cái điệu thơ, cái tình thơ trong: Biển vắng (1976), Tự khúc (1980), Đêm (1984), Tản mạn thơ (1985), Linh cảm (2) (1996), Tự bạch (1996), Van (1999), Tự cháy (2004)... Tôi thích cái thứ thơ bóc trần tâm tư, một thứ thơ không làm gai người đọc mà lại có sức đọng. Cũng đã nghe người ta bàn nhiều về Biển vắng, tôi vẫn thích trò chuyện với Trịnh Thanh Sơn, vẫn thích suy tư sâu hơn về nỗi ám ảnh cô đơn tột cùng của thi sĩ.
Xin đừng dõi chi chân trời
Anh ngồi im chìm chiếc bóng
Chén này biển với mình thôi!
Một cộng với một thành đôi
Anh cộng cô đơn thành biển
Nắng tắt mà người không đến
Anh ngồi rót biển vào chai.
Xin đừng dõi chi chân trời.Biển có vắng không khi biển còn “anh”? Nhưng sự hiện hữu của anh cũng chỉ bó gọn trong một tư thế tĩnh tại mà thôi:
Anh ngồi im chìm chiếc bóng.Hoá ra biển không chỉ có anh mà còn dung chứa cả chiếc bóng của anh nữa. Thế nhưng, anh thì “ngồi im” còn chiếc bóng lại “chìm”. Tất cả đều là câm lặng. Sự câm lặng này đè lên sự tĩnh lặng khác, xếp câu thơ thành một khối nặng nề, bất động. Và anh không còn “trò chuyện với bóng mình” như mọi khi nữa. Ngôn ngữ nghệ thuật có cái kì lạ: đôi khi, cần nói nhiều nhất, đủ nhất, thấm nhất, người ta thường cậy vả sự lặng câm. Bởi thế nên bất động đấy mà xao động từng ngõ ngách tâm hồn. Có sự đơn độc nào không gợi về muôn mặt nỗi đau? Câu thơ nghiến chữ. Rồi bỗng ngỡ ra một sự thật rát lòng: bóng không làm bạn với thi sĩ, chiều và sóng cũng bỏ người mà đi. Chỉ có thế thôi đã làm câu thơ ngậm ngùi đến tội:
Chén này biển với mình thôiHoá ra biển cũng cô đơn như lòng người quạnh quẽ. Biển bỗng hoá hoang sơ... Sự hiện hữu của người bị giam trong im lặng tuyệt đối, không một cánh chim chiều hay một nẻo mây bay, không một cánh buồm hay một tiếng sóng cào bờ cát. Hỏi làm sao mà biển không vắng, không hoang?
Mong nhớ là gì thế
Chén rượu còn trên tay
Cứ ngỡ mình đã uống
Cứ ngỡ mình đã say!
(Nhớ)
Một đời lãng du, một chiều thấm mệtNhưng hình như nhà thơ chưa say. Thậm chí ông còn rất tỉnh để nhận ra tình trạng lẻ loi của mình. Vì tỉnh nên nỗi đau càng ngấu. Vì tỉnh nên nhà thơ làm phép tính cũng rất chuẩn.:
Ta thành be cho rượu đổ tràn
(Bất chợt)
Một cộng với một thành đôiHai cái “một’ sẽ ghép thành một “đôi”. Anh với cô đơn cộng lại thành biển. Anh - hữu hạn, cô đơn - tột cùng. Và mênh mông cô đơn,! Một phép cộng mang tính trừ hoại: trừ hoại bình yên, trừ hoại giấc mộng chung đôi, hoà hợp.
Anh cộng cô đơn thành biển
Tới tận cùng EmNhà thơ vẫn hay triết lý:
Tới tận cùng Người
Tới tận cùng cái Đẹp
(Tới em)
Để yêu nhau một đời thôi chưa đủNhưng lại gặp nhiều trái ngang trong tình yêu:
Một đời người chưa đủ một tình yêu
(Chuyện cũ)
Em vẫn đấy nhưng đâu còn em nữaHay:
Sông như mê, ngơ ngác chảy bên trời
(Hoa mướp)
Cứ đinh ninh rằng chân trời có thậtSau cùng, nhà thơ nhận thấy rằng mình “chỉ còn có thơ thôi”, và ở đó: “cung đàn thơ” là “một nốt SAY”, “một nốt ĐAU”, “một nốt THƯƠNG”.
Tình yêu có thật
Sự tốt lành có thật
Và ta đi về phía không đâu
(Mùa đông)
Nắng tắt mà người không đếnNắng tắt, sao người không đem về một miền ánh sáng? Mãi thấy vạn vật vô tình để rồi “hoang vắng thổi trong tôi”, để rồi “câu buồn anh giữ riêng anh”. Cứ thế, cái “rá buồn” của “gã ăn mày hâu đậu” càng đầy lên, nhức nhối. Câu thơ cuối cùng được người ta gọi là một thần cú. Nhà thơ vượt qua cái thân phận nhỏ bé của mình để đong rót cái vô cùng của biển cả, rót biển mà cũng là rót niềm đau như xát muối không giới hạn của mình vào một chiếc chai mang hình thể vật chất có giới hạn.
Anh ngồi rót biển vào chai
Dẫu bụi cát sẽ trở về bụi cátNgười viết bài này chợt nhớ tới lời của nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn: “Tôi vẫn cho rằng niềm trăn trở nhất trong suy cảm trữ tình của một nghệ sĩ chân chính là chuyện Còn-Mất của những gì mình coi là quý giá thiêng liêng”. Trịnh Thanh Sơn đắn đo giữa những gì Còn - Mất, Được - Thua, Đã có và Chưa có, giữa-tự-cháy-cho-riêng-mình và cháy-với-tất-thảy-trên-đời. Ngọn lửa tình yêu mà nhà thơ nuôi dưỡng, một ngày nào đó, sẽ có sức sưởi ấm một vùng ký ức thẳm sâu trong lòng độc giả. Bởi có ai mà không gặp lại lòng mình trong Biển vắng xa xôi?
Cũng một lần tôi được là Tôi!
Có ai tính Được - Thua - Còn - Mất
Một tình yêu - Một trái tim ngời!
(Câu hát cuối cùng)
Tôi đã sống hồn nhiên như cỏHồn nhiên ơi, rồi sẽ về đâu?. Trịnh Thanh Sơn đã buồn đau thật nhiều, đã cô đơn thật nhiều nhưng chắc những mảnh tim vỡ của nhà thơ cũng được vá víu vì “thơ có thể lau nước mắt cho người ta vậy”. Nhà thơ đã đi hết cái trẻ thơ của mình để chân thành với người, bộc trực với thơ, thành thật với chính bản thân mình. Vì thế chăng mà Biển vắng nhưng tình người không hoang vắng! Trịnh Thanh Sơn đã cảm hoá lòng người bằng một trái tim lành lặn!
Dẫu bao nhiêu giông tố nát thân mình
Để một mai về trong lòng đất
Hoá thân thành muôn đọt non xanh
(Tự bạch)
In từ trang: https://www.thivien.net/ » Trịnh Thanh Sơn » Biển vắng » Biển vắng - Trịnh Thanh Sơn với nỗi ám ảnh cô đơn tột cùng