22/11/2024 10:34Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Dấu chân Hầm Hô

Dấu chân Hầm Hô (2011)

Đăng bởi Phan Quốc Vũ vào 15/11/2020 20:35

 

Tôi ngây ngô như chàng trai ở đất miền Tây Nam Bộ khi có cơ hội đọc biết Hầm Hô trong tác phẩm Dấu chân Hầm Hô (NXB Thanh Niên, 2011), tôn sùng Thượng Đế đã tạo ra vẻ đẹp kì vĩ cho Hầm Hô và cả thế giới này. Một cây bút thay mặt Ngài nói lên công trình sáng tạo kì tuyệt ấy là nữ thi sĩ - nhà báo Minh Đan.

Hầm Hô được mô tả ở thôn Phú Phong, Bình khê; nay thuộc thôn Phú Mĩ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Tác giả Minh Đan viết:
Hầm Hô ngủ trong sương
Hơi toả bay lành lạnh
Chiều khoác áo vô thường
Lửa đỏ lòng thi khách

Trùng trùng con sóng vỗ
Lớp lớp nước leo đèo
Mây là đà chạm đỉnh
Gió khản lời quân reo

Ô hay! Ngày dáo dát
Chim nằm ổ trú đông
Cá ngụp sâu dưới đá
Chờ hội xuân hoá rồng.
đã biến một nơi vật chất thành một con người dịu mát, lành lạnh; một chiếc áo vô thường và lửa đỏ lòng thi khách.
Có thể nói, ai đến đây cũng đều thán phục nhưng có lẽ rất ít người nghĩ nó là “một chiếc áo” - một chiếc áo về cảnh đẹp mà Đấng tối cao đã ban tặng cho con người Việt Nam. Theo ý tôi, có cái “sóng vỗ” trùng trùng, có cái “nước leo đèo” lớp lớp, có “mây la đà” và có lời của người xưa vang vọng theo cảm giác của tác giả là “tiếng quân reo” thì phải hết lòng ca ngợi Ngài Thượng Đế - cha đẻ nhân loại này.

Và đoạn thơ kết thúc, Đan đã biến “ngày dáo dát”, chim thì “trú đông”, cá thì “ngụp sâu đáy nước”, tất cả như chờ như đợi để mùa xuân về hoá rồng (theo quan niệm xưa: cá hoá rồng là một điều may mắn của người đời, của một vùng du lịch như Hầm Hô). Bài thơ tả cảnh sắc bén nhất so với những sự nói cho có của nhiều người ngộ nhận cảnh đẹp.

Bởi, trong thơ, Minh Đan đã bày ra qui luật âm dương: nóng - lạnh đầy đủ; sự cao thấp của ngoại cảnh; cái thực và cái ảo đan xen nhau; thời gian dáo dát và cuộc sống của động vật ở Hầm Hô một cách tỏ tường, khiến chính tôi chưa biết gì về Hầm Hô cũng muốn đến chiêm ngưỡng và thưởng thức những gì chưa biết ở đó.

Tôi cho rằng Minh Đan thành công ở loại thơ tả cảnh, đã làm được động tác chuyển tải được nội dung du lịch cho khán giả, và sự hấp dẫn của đề tựa là xem Hầm Hô như một người bạn ngủ đông (theo thiển ý của tôi).

Tóm lại, nếu Hầm Hô thuộc tỉnh Bình Định đã có một cảnh đẹp như thế thì hi vọng trong tương lai hãy càng phát triển vượt bậc hơn cho hàng bao du khách hưởng được điều kì thú.

Cảm ơn Hầm Hô và tác giả!
Hàn Quốc Vũ

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Minh Đan» Dấu chân Hầm Hô (2011) » Dấu chân Hầm Hô