22/11/2024 12:18Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Đăng bởi karizebato vào 18/12/2009 22:48
Như đáp lại lòng mong mỏi của khách yêu thơ, trong quý II năm 1995, Nhà xuất bản Hội nhà văn đã cho tái bản tập thơ Mê hồn ca của thi sĩ Đinh Hùng. Việc làm ấy, lại một lần nữa, xác nhận thi tài của nhà thơ này. Thi phẩm Mê hồn ca được Nhà xuất bản Tiếng Phương Đông - Hà Nội in lần đầu năm 1954, nhà sách Khai Trí - Sài Gòn tái bản năm 1970 và lần này là lần in thứ ba. Tập thơ đầu tay này của Đinh Hùng đă từng gây xôn xao một thời trong thi giới không chỉ vì tài hoa của tác giả mà còn vì những nét lạ lùng kỳ bí trong thơ.
Ngát một vườn thơm nhạc cảm hoàiTrên đây là bốn câu thơ tuyệt mệnh mà Đinh Hùng đă viết tại Trà hoa trang Gia Định cuối mùa hạ năm 1967, không lâu trước ngày anh đi vào cõi vĩnh hằng.
Lâng lâng hồn tưởng thoát trần ai
Chia đôi thân xác tiên liền tục
Nghe lắng tiền thân trở gót hài
Có chàng mang lòng thươngNgười đẹp ấy tên là Kiều Hương, nhưng Đinh Hùng sợ gây rắc rối cho nàng khi đi lấy chồng nên sửa lại là Tần Hương. Mối tình ấy của Đinh Hùng tuy là mối tình đầu nhưng không sâu sắc lắm và chỉ là tình đơn phương nên khi nàng đi lấy chồng, Đinh Hùng cũng không buồn lắm:
Đi dạo muôn con đường
Một hôm dừng trước mộng
Yêu nàng tên Tần Hương
(Tần Hương - Đường vào tình sử)
Ngày em mới bước chân raNhưng dù sao thì đó cũng là kỷ niệm buổi đầu đời nên không dễ gì dứt được mối tơ vương:
Tuy rằng cách mặt, lòng ta chưa sầu
(Bài hát mùa thu - Đường vào tình sử)
Tần Hương ôi Tần HươngDo đó về sau, khi viết tiểu thuyết, Đinh Hùng ký bút hiệu Hoài Điệp, Thứ Lang.
Tên nàng như hoa đẹp
Chàng là bướm tơ vương
Nên chàng là Hoài Điệp
(Tần Hương - Đường vào tình sử)
Độ em còn trèo cây khếVì tên nàng là Liên nên Đinh Hùng viết:
Vin hái quả xanh bên tường
Có phải chúng mình còn bé
Cho nên đời rất thơm hương?
(Tiếc bướm hay Linh hồn Hoài Điệp - Đường vào tình sử)
Người đẹp ngày xưa tên giống hoaHai người mỗi ngày một lớn, tình yêu cũng cùng với tháng năm mà lớn dần theo, cô bé càng ngày càng đẹp, trên môi luôn nở đoá hồng và cả một trời thu hiện lên trong mắt:
Mùa xuân cây cỏ biếc quanh nhà
Thuỳ hương phảng phất sen đầu hạ
Lén bước trang đài tới gặp ta
(Liên tưởng - Đường vào tình sử)
Nắng vàng năm xưa đã tắtHai người yêu nhau tha thiết nhưng mối tình hoàn toàn trong trắng. Không may nàng Liên bị bệnh phổi nặng, sắc đẹp ngày càng kỳ ảo và huyền hoặc khiến Đinh Hùng say sưa ngây ngất, trong khi đó thì sức khoẻ của nàng hao mòn nhanh chóng rồi từ trần khoảng năm 1940. Đó là cái chết thứ tư của người thân yêu mà Đinh Hùng chứng kiến trong khoảng thời gian chưa tới mười năm. Mất Liên, Đinh Hùng đau đớn như điên như dại:
Cô bé ngày xưa lớn rồi
Hoa hồng vừa nở trên môi
Và một trời thu trong mắt
(Tiếc bướm - Đường vào tình sử)
Qua xứ ma sầu, ta mất tríTừ đó Đinh Hùng viết những bài thơ Chiêu niệm, tên Liên được thay thế bằng những tên khác, nào Diệu Hương, Diệu Thư, nào Ý Liên, Bạch Liên, Diệu Liên, nào Em Buồn, Em Đau Thương, Sầu Hoài Thương Nữ, nào Thần Nữ, Kỳ Nữ v.v... nhưng thực ra cũng chỉ có một nàng Bích Liên mà thôi. Trong bài thơ Kỳ nữ có những câu tuyệt hay:
Thiêu đi tập sách vẽ hoa nguyền
Trời ơi! trời ơi! làn tử khí
Lạc lõng hương thầm đoá Bạch Liên
(Cầu hồn - Mê hồn ca)
Thấy cả bóng một vầng đông thuở trướcNàng Liên chết, Đinh Hùng bỏ trường mà đi, sống lang bạt kỳ hồ, khi thì dạy học ở Hà Đông, lúc thì gia nhập một ban nhạc tài tử của sinh viên lên trình diễn tại hồ Ba Bể miền Bắc Cạn. Đi đâu Hùng cũng mang theo tấm ảnh của nàng Liên. Trong một lá thư gửi Huyền Kiêu, Đinh Hùng viết: “Đó là di vật cuối cùng của Liên, sự được nhìn thấy duy nhất còn lại của người nằm dưới mộ. Liên mất rồi nhưng tôi không chịu tin như vậy. Không. Nghìn lần không. Cái chết của hoa và ánh sáng, ngày và mặt trời, nơi tôi là vĩnh viễn hoài nghi và phủ nhận. Bởi tôi vẫn ghen tuông ghê gớm như khi nàng còn sống. Tấm hình đặt trên mặt bàn dạy học, tôi úp sấp tấm hình xuống cho ngoài tôi, không một kẻ thứ hai nào được nhìn thấy mặt trời...”
Cả con đường sao mọc lúc ta đi
Cả chiều sương mây phủ lối ta về
Khắp vũ trụ bỗng vô cùng thương nhớ
(Kỳ nữ - Mê hồn ca)
Chao ôi! mỗi cánh sương run rẩyVà xác thân anh tuy còn đó nhưng kể như đă chết rồi:
Nghe cũng âm vang giọng nói người
Và xác thân anh giữa cuộc đờiCũng như các bạn trẻ khác, Đinh Hùng đă có một thời niên thiếu thật đẹp “làm học trò mắt sáng với môi tươi”, nhưng cậu học trò họ Đinh ấy đi học mà “hồn lơ đãng mộng ra ngoài cửa lớp”, rồi cũng “đã từng phen trèo cổng bỏ trường về” để đi đến những nơi chốn đầy kỷ niệm mà sau này khó lòng quên được:
Tiêu ma vào thạch động làn môi
Vì trong cấm địa hàm răng ấy
Huyệt lạnh kề bên mỗi nụ cười
(Trái tim hồng ngọc - Nguyệt san Vạn Hạnh số 13 năm 1966)
Riêng ta nhớ những trưa hè sắc đỏRồi chiến cuộc xảy ra, mọi người bị cuốn hút vào đó, cả nhà thơ họ Đinh cũng vậy. Cuối năm 1946, Đinh Hùng lại rời Hà Nội, rồi khi Cống Thần, khi Chợ Đại, Hà Nam, lúc viết cho tờ báo này, lúc vẽ cho tờ báo khác. Trong thời gian này, Đinh Hùng làm bài thơ Người nữ du kích Hải Kiến trong đó có mấy câu khá hay:
Đường hoàng lan nắng động: lối đi quen
Nghìn bóng cây chen bóng mộng hư huyền
Ta đến đó lần đầu nghe rạo rực
(Khi mới nhớn - Đường vào tình sử)
Lòng gái rung theo bước lữ đoànAi đã gặp Đinh Hùng một lần thì khó lòng quên được. Thân hình mảnh mai, nước da xanh như tàu lá, đôi chân ngắn, bàn tay đẹp như bàn tay con gái với những đường gân như suốt đời mệt mỏi. Ngón tay dài, mềm mại và thon thon, rất đẹp khi “vân vê” điếu thuốc lào hay khi lướt nhẹ trên chiếc vĩ cầm. Đôi mắt mơ hồ và huyền hoặc dường như luôn luôn in bóng một trời thơ diệu kỳ và mộng ảo. Giọng nói Đinh Hùng rất đặc biệt, nó “vang vang mà nhừa nhựa, nửa như thoát lên cao cùng mây, nửa như la đà cùng khói” (Hoàng Hương Trang). Ngay lúc nằm trên giường bệnh, giọng nói ấy cũng vẫn còn nồng nàn nỗi yêu đời và niềm lưu luyến tình người.
Lâu rồi chinh chiến lạnh dung nhan
Chiêu dương bừng lửa trên gò má
Gợn sắc hồng pha mây hợp tan
Ôi cặp mắt sáng trăng xưa hò hẹnỞ vùng đồng chiêm ngoài Bắc, vào mùa nước lớn ngập cả cánh đồng, mọi người phải đi lại bằng thuyền, ban đêm đèn trên thuyền bập bềnh trôi trên sóng nước khiến Đinh Hùng nhớ đến đôi mắt người yêu. Tưởng tượng thật phong phú và ý thơ bay bướm vô cùng:
Có nghìn năm quá khứ tiễn nhau đi
(Đường vào tình sử)
Giấc mộng đêm nào cũng gió mưaNghĩ đến một ngày kia người yêu sẽ đi lấy chồng, Đinh Hùng viết:
Gối chăn như hải đảo vô bờ
Sóng dâng bốn vách sầu nghiêng bóng
Thoáng ngọn đèn trôi ánh mắt xưa
(Sóng nước đồng chiêm - Đường vào tình sử)
Nghe động bàn chân nắng toả hươngCác bạn thơ đã từng tranh cãi về giá trị của hai tập thơ này. Trong khi Trần Tuấn Kiệt chọn Đường vào tình sử thì Trần Phong Giao lại chọn Mê hồn ca. Trần Tuấn Kiệt nói: “Mê hồn ca tuy đặc biệt nhưng thua xa tiếng thơ của tập Đường vào tình sử”. Còn Trần Phong Giao thì nói: “Ai cũng bảo Mê hồn ca là tuyệt tác, chỉ có mình cậu là khác”. Rồi Trần Phong Giao khẳng định: “Trong tất cả những tác phẩm đã và sẽ in của Đinh Hùng, gặp trường hợp chỉ được quyền cất giữ một cuốn thì tôi sẽ không ngần ngại gì trong việc chọn lựa Mê hồn ca. Vì đó là tất cả vũ trụ thơ anh. Vì đó là tất cả anh”.
Mong manh từng gợn phấn còn vương
Em đi, nửa gối hoa tàn mộng
Thương nhớ bay cùng mây viễn phương
(Bao giờ em lấy chồng? - Đường vào tình sử)
Và ta thấy hiện nguyên lòng sơn dãVà lời thơ hùng mạnh:
Cảnh sắc này bỗng nhuộm máu tà dương
Ta xót thương, ta căm giận, hung cuồng
Ta gầm thét, rung mấy trời thế sự
Rồi dày xéo lên sông núi đô kỳCòn các bạn khác của Đinh Hùng thì sao? Trưa ngày 23/8/1967 - một hôm trước ngày Đinh Hùng mất - các bạn thơ họp mặt trong một quán nhỏ, Thanh Nam đọc bốn câu thơ mà anh rất thích:
Bên thành quách ta ra tay tàn phá
Giữa hoang loạn của lâu đài, đình tạ
Ta thản nhiên, đi trở lại núi rừng
Một mặt trời đẫm máu xuống sau lưng
Khi tôi ngồi xuống ở bên emNhà thơ Kiên Giang khen thơ đẹp và hay quá, nhưng khi hỏi xuất xứ thì Thanh Nam không nhớ rõ, chỉ biết đó là thơ Đinh Hùng trong cuốn Đường vào tình sử. Về đến nhà đã hơn hai giờ chiều mà Kiên Giang chưa vội ăn cơm, tìm cuốn Đường vào tình sử để đọc bài thơ có bốn câu ấy. Đó là bài Gặp nhau lần cuối và Kiên Giang rất thích 8 câu này ở khổ 5-6 của bài thơ:
Giở tập thư xưa đọc trước đèn
Vẫn ngọn đèn mờ, trang giấy lạnh
Tiếng mùa thu động, tiếng mưa đêm
Mắt lặng nhìn nhau từ dĩ vãngCòn Trần Tuấn Kiệt thì nhắc lại: “Đối với tôi, tập Đường vào tình sử vẫn là tập thơ cao viễn hơn tập Mê hồn ca nhiều... nhiều lắm vậy!”.
Chợt xanh màu áo nhớ thương xưa
Bóng em, khoảnh khắc thành hư ảo
Buồn lướt hàng mi thấp thoáng mưa
Từng nhớ, từng thương, từng chụm đầu
Từng chung dòng lệ thấm vai nhau
Mà trong mắt liếc ngờ non ải
Nhịp thở ân tình cũng biển dâu
Khi anh chết, các em về đây nhé!Tháng 7 năm 1967 bệnh tình của Đinh Hùng trở nặng, trên nét mặt của người thơ đã phảng phất bóng dáng của tử thần. Bác sĩ Phạm Biểu Tâm, vì lòng liên tài, đã đánh xe đến tận nhà Đinh Hùng, tình nguyện đưa anh vào bệnh viện Bình Dân để tự tay cứu chữa, nhưng bệnh ung thư thì có thầy tiên thuốc thánh nào cứu nổi. Khi nhà thơ Tô Kiều Ngân vào thăm thì “trước mắt tôi không phải là chàng thơ phong vận từng bơi qua Hồ Tây, từng đánh đàn mandoline trong các phòng trà, nói chuyện có duyên, làm thơ tình ái rất hay. Người nằm đó chỉ là một bệnh nhân, mắt rất buồn, hơi thở mệt nhọc, đang chờ mổ mà tin tưởng thì rất mong manh... Người thơ của chúng ta trầm mình trong nỗi cô đơn giữa bốn bức tường bệnh viện lạnh lùng, đôi vai gầy, gầy thêm, khuôn mặt nhỏ, nhỏ thêm. Cuộc sống ở đây hoàn toàn bị lùi xa, bị tách rời”. Có những người “vô danh” tình nguyện cho anh máu để đủ sức chịu đựng giải phẫu, nhưng đến nơi thì anh đã đuối quá mà đi rồi.
Vị chút tình lưu luyến với nhau xưa
Anh muốn thấy các em cùng nhỏ lệ
Tay cầm hoa, xoã tóc đứng bên mồ
... Anh tưởng niệm các em về một buổi
Ở bên mồ, cỏ úa sắc chiều rơi
Ngược sông Mê, bàng bạc nẻo luân hồi
Sầu rũ tóc, ngậm ngùi in khoé mắt
(Cung đàn tưởng niệm - Đường vào tình sử)
Ai cũng phải công nhận rằng Đinh Hùng là một thi nhân độc đáo. Không một nhà thơ nào có giọng Liêu Trai như ông, không một nhà thơ nào có cái giọng phong toả lên hồn thơ mình những khói hương nghi ngút như ông. Thơ Đinh Hùng như thể một hoang đường và ảo mộng. Thơ Đinh Hùng còn là bản trường ca tình ái. Thơ Đinh Hùng quả là những ngôn ngữ nhiệm mầu của tình yêu.
Thơ Đinh Hùng chất chứa một bản sắc thơ rất bén nhạy (Kỳ nữ) và kết đọng cả ba yếu tố: Ái tình, Thiên nhiên và Mộng ảo. Ba yếu tố ấy sinh thành trong cái không khí hồ ly và nỗi chết không rời.
Đinh Hùng như một bông hoa kỳ lạ, một thứ kim cương kết tụ từ huyệt sâu, từ non bồng của mộng ảo. Đinh Hùng là một thiên tài, Mê hồn ca đã thể nhận điều đó. Đinh Hùng với Mê hồn ca như bức hoạ có màu sắc âm ty và Liêu Trai, lại vừa như cung đàn bạc mệnh chứa thứ âm thanh mê dại và kỳ ảo.
Đinh Hùng chết để sự nghiệp thơ ông trở thành bất tử.
(Văn học hiện đại).
In từ trang: https://www.thivien.net/ » Đinh Hùng» Mê hồn ca (1954) » Thi sĩ Đinh Hùng - người làm thơ tình kiệt xuất