23/01/2025 08:23Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Thể thơ: Kinh thi; Nước: Trung Quốc; Thời kỳ: Chu
Đăng bởi Vanachi vào 05/10/2005 22:16
Nguyên tác
七月流火,
九月授衣。
一之日觱發,
二之日栗烈;
無衣無褐,
何以卒歲?
三之日于耜,
四之日舉趾。
同我婦子,
馌彼南畝,
田畯至喜。
Phiên âm
Thất nguyệt lưu Huỷ (Hoả),
Cửu nguyệt thụ ý.
Nhất chi nhật tất phế (phát),
Nhị chi nhật lật lệ (liệt).
Vô y vô hệ (hạt)
Hà dĩ tốt tuế ?
Tam chi nhật vu dĩ (tự),
Tứ chi nhật cử chỉ,
Đồng ngã phụ tỉ (tử),
Diệp bỉ nam mỹ (mẫu),
Điền tuấn chí hỉ.Dịch nghĩa
Tháng 7 thì sao Đại Hoả hạ thấp (đã hết mùa hè, khí nóng đã dứt),
Tháng 9 thì trao áo ấm cho mặc (để chống khí lạnh).
Những ngày trong tháng 11 thì có gió lạnh.
Những ngày trong tháng 12 thì khí lạnh căm căm.
Nếu không có áo tốt áo thô
Thì lấy gì để sống đến cuối năm ?
Những ngày trong tháng Giêng thì lo sử soạn khí cụ để làm ruộng.
Những ngày trong tháng 2 thì nhắc chân cất bước đi cày,
Đàn bà và con trẻ thì cùng với ta (người gia trưởng tự xưng).
Đem cơm cho những người cày cấy ở mẫu ruộng phía nam ăn.
Quan khuyến nông đến, thấy thế thì vui mừng.Bản dịch của Tạ Quang Phát
Tháng bảy mọc thấp sao Đại Hoả,
Tháng chín thì áo đã trao xong,
Tháng mười một gió rét đông,
Tháng mười hai khí lạnh lùng cắt da.
Nếu chẳng áo thô và áo tốt,
Đến cuối năm sống sót được sao ?
Tháng giêng nông cụ sửa mau,
Tháng hai cất bước cày sâu ngoài đồng
Với ta đàn bà cùng con trẻ
Đến ruộng nam, cơm tẻ đưa ăn.
Khuyến nông bước tới hân hoan.
Chú giải của Chu Hy:
Chương này thuộc phú.
thất nguyệt: tháng bảy là tháng mà chuôi sao Bắc Đẩu xoay về thân, tháng 7 của lịch nhà Hạ. Về sau phàm nói nguyệt là tháng đều phỏng theo sau đây, tức là lấy theo lịch nhà Hạ.
lưu: đi xuống.
Hoả: sao Đại Hoả, sao tâm, vào đêm đầu tháng 6 thì thấy ở phương nam trên chân trời, đến đầu tháng 7 thì thấy thấp xuống về phía tây.
cửu nguyệt: tháng 9 thì sương xuống bắt đầu lạnh, việc nuôi tằm kéo sợi cũng xong rồi, cho nên trao áo cho người ta mặc để chống khí lạnh.
nhất chi nhật (những ngày của tháng có một hào dương): nói tháng có 1 hào dương là tháng 11 (thuộc quẻ phục), chuôi sao bắc đẩu chuyển về tý.
nhị chi nhật (những ngày của tháng có hai hào dương): nói tháng có 2 hào dương là tháng chạp (thuộc quẻ lâm), chuôi sao bắc đẩu đã chuyển về sửu. Biến chữ nguyệt mà nói ra chữ nhật (trong nhất chi nhật, nhị chi nhật) là ý nói những ngày ấy (những ngày của tháng có 1 hào dương thuộc tháng 11, hoặc những ngày của tháng có 2 hoà dương thuộc tháng chạp). Về sau, phàm nói nhật là ngày đều phỏng theo đây, bời vì những chư hầu đời trước của nàh Chu đã dùng như thế để ghi thời tiết. Cho nên khi gồm thâu được thiên hạ. Nhà Chu lấy đó làm ngày chính sóc của triều đại mình (chính sóc là ngày đầu năm nhà Chu lấy ngày mùng 1 tháng 11 làm ngày đầu năm ăn tết).
tất phát (đọc phế cho hợp vận): gió lạnh.
lật liệt: khí lạnh.
hạt (đọc hệ cho hợp vận): áo vải gai thô.
tuế: năm theo lịch nhà Hạ, lấy tháng dần, tháng giêng làm ngày đầu năm.
vu: đi.
tự (đọc dĩ cho hợp vận): cái lưỡi cày, khí cụ để làm ruộng.
vu lự: nói đi sửa soạn khí cụ để làm ruộng.
cử chỉ: nhắc chân cất bước để đi cày.
ngã: ta, người gia trưởng tự xưng.
diệp: đem cơm cho người đang làm ruộng ăn.
điền tuấn: quan đại phu coi việc ruộng nương, chức quan coi việc khuyến nông.
Chu Công, vì Thành Vương chưa biết nỗi cửa khổ về cấy gặt của việc làm ruộng, khiến những chức quan mù sớm tối ca vịnh bài thơ này để dạy Thành Vương.
Chương này đầu tiên nói vào tháng 7, khí nóng đã lui, khí lạnh sẽ đến. Cho nên sang tháng 9 thì đưa cho áo ấm mặc để chống khí lạnh, vì từ tháng 11 trở về sau, gió và khí trời đều lạnh buốt, nếu không có áo ấm như thế thì không thể nào sống đến cuối năm. Tháng giêng thì lo sửa soạn khí cụ đi làm ruộng. Tháng 2 thì nhắc chân cất bước đi cày, người trai trẻ đã đều ra ngoài đồng làm ruộng, người già cả lo đốc suất đàn bà trẻ con đưa cơm cho người làm ruộng ăn. Làm ruộng thì lo cho sớm, mà ra sức thì đều nhau, ai ai cũng phải làm cả. Cho nên quan kuyến nông đến thì vui vẻ.
Chương này đoạn đầu khởi sự nói lo mặc, đoạn sau khởi sự nói lo ăn.
Chương 2 đến chương 5 thì nói hết ý tứ của đoạn đầu (của chương 1) còn chương 6 đến chương 8 thì nói hết ý tứ của đoạn sau (của chương 1).