22/01/2025 11:02Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Thể thơ: Thất ngôn bát cú; Nước: Việt Nam; Thời kỳ: Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn
Đăng bởi tôn tiền tử vào 25/08/2024 11:56
Nguyên tác
數櫞學舍喚禪堂,
竹影參差俯月塘。
梵語幾聲皆道理,
英遊到處有篇章。
敦柔自信詩為教,
貞吉須求易貴陽。
寶帙未知何讚叙,
玄玄無體又無方。
Phiên âm
Sổ duyên học xá hoán thiền đường,
Trúc ảnh sâm si phủ nguyệt đường.
Phạn ngữ kỷ thanh[1] giai đạo lý,
Anh du đáo xứ hữu thiên chương.
Đôn nhu tự tín Thi vi giáo,
Trinh cát tu cầu Dịch quý dương[2].
Bảo dật vị tri hà tán tự,
Huyền huyền vô thể, hựu vô phương.Dịch nghĩa
Vài gian nhà học, gọi là nhà thiền,
Bóng trúc loi thoi rủ bên ao trăng.
Vài “thanh” chữ nhà Phật tất cả đều là đạo lý,
Cuộc chơi tươi đẹp, đâu cũng có vần thơ.
Đôn hậu, ôn hoà, tự tin trong “Kinh thi” có lời chỉ giáo,
Bền vững, tốt lành, nên tìm hiểu vì sao “Kinh dịch” quý dương.
Cuốn sách quý, tôi chưa biết tán dương thế nào,
Vì nó huyền diệu, không hình thể, lại không phương hướng.Bản dịch của Phạm Trọng Chánh
Vài gian nhà học gọi nhà thiền,
Bóng trúc lâm râm phủ nước trăng.
Chữ Phật vài thanh đều đạo lý,
Cuộc chơi tươi đẹp có thơ văn.
Ôn hoà tự tín Thi khuyên bảo,
Bền tốt tìm sao Dịch quý dương.
Sách quý tán dương sao thế nhỉ?
Diệu huyền không thể lại không phương.
Nguyên dẫn: Bậc đại trượng phu cùng hẹn nhau ở chí khí và lòng can đảm, chứ nhao nhao đàm luận phỏng có ích gì. Bọn chúng ta thích cuộc xướng hoạ này, chẳng qua ta đem tấm lòng gửi vào lời nói, cũng như đạo lý thể hiện ở sự vật. Lời dạy của thai huynh chỉ vào cái chỗ tương đắc, tới được chỗ ẩn áo tinh vi, đạo chính là ở đó, thơ cũng là như vậy chăng? Tôi chợt nhớ cảnh thiền Trúc Lâm[3], vui vì ông phát hiện được “Tân thanh”. Ông sai đề tựa. Tôi thẹn quá chậm trễ, song đã uỷ thác cho nhau bằng tấm lòng, mà không chuộng ở ngôn từ, vậy ông có tha thứ cho hay không? Dám xin nối hoạ, mong được xem cho.
[3] Ngô Thì Nhậm có dựng ngôi chùa gọi là Trúc Lâm viện để tu, và viết cuốn Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, gồm 24 “thanh”, được đồ đệ suy tôn là Trúc Lâm đệ tứ tổ (Tổ thứ tư phái Trúc Lâm).
[1] Tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì Nhậm chia thành 24 phần, mỗi phần gọi là một “thanh”, như: “Ngụ thanh”, “Ẩn thanh”, “Thoát thanh”, v.v...
[2] Kinh dịch bàn về lẽ âm dương chuyển biến, nhưng tinh thần chung của Dịch theo nhà nho thì dương là sáng sủa ấm áp; với ý nghĩa xã hội thì dương là quân tử, là thịnh trị, là điềm hay, v.v... cho nên coi trọng dương. Còn âm là tối tăm, là rét mướt, v.v... đều ngược lại với dương, cho nên bàn về Dịch thì quý dương khinh âm.