21/12/2024 20:17Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Thể thơ: Ngũ ngôn cổ phong; Nước: Trung Quốc; Thời kỳ: Thịnh Đường
Đăng bởi tôn tiền tử vào 03/01/2015 22:41
Nguyên tác
我經華原來,
不復見平陸。
北上唯土山,
連山走窮谷。
火雲無時出,
飛電常在目。
自多窮岫雨,
行潦相豗蹙。
蓊匌川氣黃,
群流會空曲。
清晨望高浪,
忽謂陰崖踣。
恐泥竄蛟龍,
登危聚麋鹿。
枯查卷拔樹,
礧磈共充塞。
聲吹鬼神下,
勢閱人代速。
不有萬穴歸,
何以尊四瀆。
及觀泉源漲,
反懼江海覆。
漂沙坼岸去,
漱壑松柏禿。
乘陵破山門,
回斡裂地軸。
交洛赴洪河,
及關豈信宿。
應沈數州沒,
如聽萬室哭。
穢濁殊未清,
風濤怒猶蓄。
何時通舟車,
陰氣不黲黷。
浮生有蕩汩,
吾道正羈束。
人寰難容身,
石壁滑側足。
雲雷此不已,
艱險路更局。
普天無川梁,
欲濟願水縮。
因悲中林士,
未脫眾魚腹。
舉頭向蒼天,
安得騎鴻鵠。
Phiên âm
Ngã kinh hoa nguyên lai,
Bất phục kiến bình lục.
Bắc thướng Duy Thổ sơn,
Liên sơn tẩu cùng cốc.
Hoả vân vô thì xuất,
Phi điện thường tại mục.
Tự đa cùng tụ vũ,
Hành liêu tương hôi túc.
Ông cáp xuyên khí hoàng,
Quần lưu hội không khúc.
Thanh thần vọng cao lãng,
Hốt vị âm nhai bặc.
Khủng nê thoán giao long,
Đăng nguy tụ my lộc.
Khô tra quyển bạt thụ,
Lôi uỷ cộng sung tắc.
Thanh xuy quỷ thần hạ,
Thế duyệt nhân đại tốc.
Bất hữu vạn huyệt quy,
Hà dĩ tôn tứ độc[1].
Cập quan tuyền nguyên trướng,
Phản cụ giang hải phúc.
Phiêu sa sách ngạn khứ,
Thấu hác tùng bách ngốc.
Thừa lăng phá sơn môn,
Hồi oát liệt địa trục.
Giao Lạc[2] phó hồng hà,
Cập Quan[3] khởi tín túc.
Ưng trầm số châu một,
Như thính vạn thất khốc.
Uế trọc thù vị thanh,
Phong đào nộ do súc.
Hà thì thông chu xa,
Âm khí bất thảm độc.
Phù sinh hữu đãng mịch,
Ngô đạo chính ky thúc.
Nhân hoàn nan dung thân,
Thạch bích hoạt trắc túc.
Vân lôi thử bất dĩ,
Gian hiểm lộ cánh cục.
Phổ thiên vô xuyên lương,
Dục tế nguyện thuỷ súc.
Nhân bi trung lâm sĩ,
Vị thoát chúng ngư phúc.
Cử đầu hướng thương thiên,
An đắc kỵ hồng hộc.Dịch nghĩa
Tôi từ kinh đô tới,
Chưa từng thấy đồng bằng.
Lên vùng bắc chỉ có núi đất,
Núi liền liền chạy với cây lúa.
Mây nóng như lửa tuỳ nào cũng bay,
Chớp luôn luôn loé ra trước mắt.
Khắp núi mưa xuống nhiều,
Lội nước thật cấp rấp.
Cụm cỏ chắn ngang sông,
Các dòng chảy gặp lại chỗ uốn cong.
Sáng sớm thấy sóng cao,
Rồi như ngã gục nơi bờ thấp.
Thuồng luồng sợ bùn chạy,
Hươu nai tụ tập trên nơi cao.
Cành khô cuốn theo cây trốc gốc,
Chất đống với ứ đọng.
Tiếng vang như có quỷ thần bên dưới,
Coi tình thế con người vội vã.
Nếu không có vạn huyệt để mà đổ xuống,
Thì lấy gì để mà tôn bốn dòng Giang, Hoài, Hà, Tế.
Tới khi coi nguồn suối dâng,
Lại sợ sông bể quay ngược.
Bãi doi chia bờ lở,
Hốc mòn tùng bách cỗi.
Lấn dần phá cửa núi,
Tới lui lộ trục đất.
Gặp sông Lạc rồi đi vào sông lớn,
Tới Quan há qua đêm.
Muốn tràn ngâp một số châu,
Như nghe vạn mái khóc.
Đục bẩn sao chưa trong,
Gió sóng cuồng còn đe doạ.
Lúc nào thì xe thuyền đi lại được,
Khí lạnh hết u ám.
Cuộc sống gửi có chìm có nổi,
Đường ta bị ràng buộc nhiều.
Đời người khó an thân,
Tường đá trơn trượt chân.
Mây sấm này chẳng bao giờ dứt,
Gian hiểm là cái cốt của đường đi.
Khắp trời không có kè sông,
Muốn giúp nguồn nước thu rút lại.
Nhân cái lòng buồn của kẻ sĩ trong rừng,
Chưa thoát được cái bụng loài cá.
Ngẩng đầu nhìn trời xanh,
Sao cưỡi được chim hồng hạo.Bản dịch của Phạm Doanh
Ngẩng đầu trông trời xanh,
Vạc kia mong cưỡi cổ.
Tôi từ kinh đô về,
Chưa từng thấy ruộng cả.
Núi Duy Thổ, bắc leo,
Núi liền chạy theo mạ.
Mây nóng tuỳ lúc trôi,
Trước mắt chớp thường loá.
Mưa đỉnh núi thấy nhiều,
Chảy xuống nghe xối xả.
Hơi sông bờ cỏ vàng,
Các dòng chung một chỗ.
Sáng sớm thấy sóng cao,
Bờ thấp như gục ngã.
Rồng náu vì sợ bùn,
Leo cao hươu nai tụ.
Cây trốc gốc cành khô,
Chất đống tắc ứ hự.
Tiếng vang, quỷ thần ra,
Quen thế người vội vã.
Lấy gì thành biển sông,
Nếu không tuôn vạn lỗ.
Kịp coi dòng suối dâng,
Lại ngại sông biển đổ.
Hốc mòn tùng bách già,
Bãi doi chia bờ lở.
Lấn dần cửa núi tan,
Tới lui, trục đất lộ.
Gặp Lạc theo dòng xuôi,
Tới ải nào thong thả.
Vài châu tưởng muốn chìm,
Vạn mái nghe khóc rộ.
Bẩn đục sao chưa trong,
Sóng gió còn phẫn nộ.
Chứng nào thuyền, xe thông,
Hơi mờ thôi oi ả.
Sống gửi có nổi chìm,
Đời ta bị ràng bó.
Đời người khó nương thân,
Tường đá trơn té bổ.
Mây sấm cũng chưa ngưng,
Đường hiểm là vậy đó.
Khắp nơi không kè ngăn,
Nước tuôn muốn ngăn giữ.
Trong rừng kẻ sĩ lo,
Chưa thoát khỏi bụng cá.
(Năm 756)
[1] Thời cổ ở Trung Quốc cho rằng có bốn sông đổ ra biển. Thực tế nay Hoài nhập vào với Vận Hà, Tế nhập vào Hoàng Hà, nên chỉ còn lại hai.
[2] Lạc Thuỷ thuộc Thiểm Tây.
[3] Quan Trung.