20/01/2025 15:17Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Thể thơ: Tứ ngôn; Nước: Việt Nam; Thời kỳ: Trần
Đăng bởi Vanachi vào 19/09/2008 11:28
Nguyên tác
有句無句,
藤枯樹倒。
幾個衲僧,
撞頭嗑腦。
有句無句,
體露金風。
兢伽沙數,
犯刃傷鋒。
有句無句,
立宗立旨。
打瓦鑽龜,
登山涉水。
有句無句,
非有非無。
刻舟求劍,
索驥按圖。
有句無句,
互不回互。
笠雪鞋花,
守株待兔。
有句無句,
自古自今。
執指忘月,
平地陸沉。
有句無句,
如是如是。
八字打開,
全無巴鼻。
有句無句,
顧左顧右。
阿刺刺地,
鬧聒聒地。
有句無句,
忉忉怛怛。
截斷葛藤,
彼此快活。
Phiên âm
Hữu cú vô cú,
Đằng khô thụ đảo.
Kỷ cá nạp tăng,
Chàng đầu hạp não,
Hữu cú vô cú,
Thể lộ kim phong.
Căng già sa số.
Phạm nhẫn thương phong.
Hữu cú vô cú
Lập tông lập chỉ.
Đả ngoã toàn quy,
Đăng sơn thiệp thuỷ.
Hữu cú vô cú,
Phi hữu phi vô.
Khắc chu cầu kiếm,
Sách ký án đồ.
Hữu cú vô cú,
Hỗ bất hồi hỗ.
Lạp tuyết hài hoa,
Thủ chu đãi thố.
Hữu cú vô cú,
Tự cổ tự kim.
Chấp chỉ vong nguyệt,
Bình địa lục trầm.
Hữu cú vô cú,
Như thị như thị.
Bát tự đả khai,
Toàn vô ba tị.
Hữu cú vô cú,
Cố tả cố hữu.
A thích thích địa,
Náo quát quát địa.
Hữu cú vô cú,
Điêu điêu đát đát.
Tiệt đoạn cát đằng,
Bỉ thử khoái hoạt.Dịch nghĩa
Câu hữu câu vô,
Như cây đổ, dây leo héo khô.
Mấy gã thầy tăng,
Đập đầu mẻ trán.
Câu hữu câu vô,
Như thân thể lộ ra trước gió thu.
Vô số cát sông Hằng,
Phạm vào kiếm, bị thương vì mũi nhọn.
Câu hữu câu vô,
Lập công phái, ý chỉ.
Cũng là dùi rùa, đập ngói,
Trèo núi lội sông.
Câu hữu câu vô,
Chẳng phải hữu, chẳng phải vô,
Khác nào anh chàng khắc mạn thuyền mò gươm,
Theo tranh vẽ đi tìm ngựa ký.
Câu hữu câu vô,
Chẳng tương hỗ hay tương hỗ nhau.
Nón tuyết, giầy thêu hoa.
Ôm cây đợi thỏ,
Câu hữu câu vô,
Từ xưa đến nay,
Chỉ chấp ngón tay mà quên vầng trăng,
Thế là chết đuối trên đất bằng.
Câu hữu câu vô,
Như thế như thế!
Tám chữ mở ra rồi,
Hoàn toàn không còn điều gì lớn nữa.
Câu hữu câu vô,
Quay bên phải, ngoái bên trái.
Thuyết lý ầm ĩ,
Ồn ào tranh cãi.
Câu hữu câu vô,
Khiến người rầu rĩ.
Cắt đứt mọi duyên quấn quít như dây leo,
Thì hữu và vô đều hoàn toàn thông suốt.Bản dịch của Trần Thị Băng Thanh
Câu hữu câu vô,
Dây khô cây đổ.
Mấy gã thầy tăng,
Dập đầu trán vỡ.
Câu hữu câu vô,
Gió vàng thể lộ.
Vô số cát sông,
Kiếm đâm dao bổ.
Câu hữu câu vô,
Lập chỉ lập tông.
Dùi rùa đập ngói,
Trèo núi lội sông.
Câu hữu câu vô,
Chẳng vô chẳng hữu.
Khắc thuyền tìm gươm,
So tranh tìm ngựa.
Câu hữu câu vô,
Tác động lại qua.
Ôm cây đợi thỏ,
Nón tuyết hài hoa.
Câu hữu câu vô,
Dù nay dù xưa.
Quên trăng ngắm ngón,
Chết đuối trên bờ.
Câu hữu câu vô,
Là thế là thế.
Tám chữ mở ra,
Không còn khó nghĩ.
Câu hữu câu vô,
Ngó phải ngó trái.
Thuyết lý ồn ào,
Liến láu tranh cãi.
Câu hữu câu vô,
Rầu rầu rĩ rĩ.
Cắt đứt sắn bìm,
Đó đây vui vẻ.
Hữu-vô (có-không) là cuộc tranh luận kéo dài về giáo thuyết. Phật giáo Tiểu thừa khác Phật giáo Đại thừa về thuyết “Hữu và vô”. Phật giáo Tiểu thừa chủ trương “hữu luận” hay “chấp hữu”, cho rằng vạn pháp vô thường (luôn chuyển động, biến đổi, nhưng vẫn Có một cách tương đối, chứ không thể nói là Không được. Phật giáo Đại thừa chủ trương “không luận” hay “chấp không” cho rằng vạn pháp tuy Có nhưng thực ra là Không vì vạn pháp không có thực tướng “cái gọi là Không thì cũng Không nốt”, trong nội bộ từng “thừa” lại có cuộc luận bàn về thuật ngữ Hữu, Vô, Sắc, Không.