21/12/2024 20:15Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Thể thơ: Thất ngôn cổ phong; Nước: Việt Nam; Thời kỳ: Nguyễn
Đăng bởi Phạm Hy Hưng vào 26/12/2022 04:36
Phiên âm
Cửu hạ du kinh quốc,
Tuế mộ hồi chinh xa.
Xuyên nguyên thí doanh thị,
Cảm vật hưng trường ta.
Ức tác độ Chương thuỷ,
Cổ mộc thanh bà sa.
Ỷ thụ chiêu chu tử,
Thừa âm ngoạn thanh ba.
Kim lai thuỷ hợp đống,
Trực tòng dư lương qua.
Cố chiêm tiền toạ thạch,
Diệp tận duy điều kha.
Thời vật mỗi như thử,
Bách tuế năng kỷ hà?
Lập thân quý cập tảo,
Vô sử phát bà bà.
Hành lạc tại niên thiếu,
Mạc cửu phụ thiều hoa.
Phỉ lạc thuỳ gia đài,
Bại thảo tạp trần sa.
Khả lân hà thượng lộ,
Lao lực nhất hà đa!Dịch nghĩa
Cuối hè qua, dạo chơi chốn quốc đô,
Giờ năm sắp hết, quay xe về nước.
Đăm chiêu nhìn bến sông gò bãi,
Bất giác cám cảnh thờ dài.
Nhớ dạo trước khi qua sông Chương,
Cây cổ thụ còn xanh mịt.
Đứng dựa vào cây mà vẫy thuyền,
Dưới bóng mát ngắm sóng xanh.
Nay trở lại, nước đã đóng thành băng,
Ngồi kiệu đi thẳng qua cầu
Ngoái nhìn tảng đá ngồi dạo trước,
Cây ở đó đã rụng hết lá, chỉ còn trơ cành.
Cảnh vật trước thời gian thường như vậy,
Người đời thọ trăm tuổi được mấy ai?
Lập thân quý ở chỗ sớm sủa,
Đừng chờ khi tóc đã bạc phơ.
Tận hưởng thời trai trẻ,
Chớ phụ mãi tuổi xanh.
Đài nhà ai đổ nát,
Cỏ dại lẫn cát bụi phủ đầy.
Đáng thương trên con đường sang sông,
Người vất vả sao lắm thế!Bản dịch của Trần Lê Văn
Hè qua, chơi chốn quốc đô,
Cuối năm là khách giang hồ quay xe.
Thử nhìn sông nọ, bờ kia,
Cảm vì cảnh vật, có khi thở dài.
Sông Chương, còn nhớ chưa nguôi:
Cây già ngày ấy màu tươi còn bền.
Tựa cây, ta đứng vẫy thuyền,
Dưới làn bóng mát, ngắm nhìn sóng xanh.
Mà nay băng tuyết bao quanh,
Ngoảnh trông tảng đá, trước mình ngồi chơi.
Cành trơ, lá rụng tơi bời,
Cảnh nào còn lại với thời gian qua?
Trăm năm có được bao là…
Cho nên phải sớm liệu mà lập thân.
Chờ chi tóc bạc mười phân,
Niềm vui đừng để tuổi xuân nhỡ nhàng.
Nhà ai, đài đổ tan hoang,
Cỏ cùng cát bụi miên man phủ đầy.
Đường trên sông, ngó thương thay,
Sao mà lắm kẻ đêm ngày bon chen.
Sông Chương thuộc tỉnh Hà Bắc, nơi tiếp giáp với Hà Nam nay đã bị lấp.