22/01/2025 09:33Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Thể thơ: Ngũ ngôn cổ phong; Nước: Trung Quốc; Thời kỳ: Thịnh Đường
Đăng bởi tôn tiền tử vào 27/02/2015 11:16
Nguyên tác
相國生南紀,
金璞無留礦。
仙鶴下人間,
獨立霜毛整。
矯然江海思,
復與雲路永。
寂寞想玉階,
未遑等箕潁。
上君白玉堂,
倚君金華省。
竭力歲崢嶸,
天池日蛙黽。
退食吟大庭,
何心記榛梗。
骨驚畏曩哲,
鬚變負人境。
雖蒙換蟬冠,
右地恧多幸。
敢忘二疏歸,
痛迫蘇耽井。
金紫映暮年,
荊州謝所領。
庾公興不淺,
黃霸鎮每靜。
賓客引調同,
諷詠在務屛。
詩地能有餘,
篇終語清省。
一陽發陰管,
淑氣含公鼎。
乃知君子心,
用才文章境。
散帙起翠螭,
倚薄巫廬並。
綺麗玄暉擁,
箋誄任昉騁。
自我一家則,
未缺隻字警。
千秋滄海南,
名系朱鳥影。
歸歟守故林,
戀闕嘗延頸。
波濤良史筆,
蕪絕大庾嶺。
向時禮數隔,
制作難上請。
再讀徐孺碑,
猶思理煙艇。
Phiên âm
Tướng quốc sinh nam kỷ,
Kim phác vô lưu quáng.
Tiên hạc há nhân gian,
Độc lập sương mao chỉnh.
Kiểu nhiên giang hải tư,
Phục dữ vân lộ[1] vĩnh.
Tịch mịch tưởng ngọc giai[2],
Vị hoàng đẳng Ky Dĩnh[3].
Thượng quân bạch ngọc đường[4],
Ỷ quân Kim Hoa tỉnh[5].
Kiệt lực tuế tranh vanh,
Thiên trì nhật oa mãnh[6].
Thoái thực[7] ngâm đại đình[8],
Hà tâm ký trăn ngạnh.
Cốt kinh uý nẵng triết,
Tu biến phụ nhân cảnh.
Tuy mông hoán thiền quan[9],
Hữu địa nục đa hạnh.
Cảm vong nhị sớ quy[10],
Thống bách Tô Đam[11] tỉnh.
Kim tử[12] ánh mộ niên,
Kinh Châu[13] tạ sở lĩnh.
Dữu công[14] hứng bất thiển,
Hoàng Bá[15] trấn mỗi tĩnh.
Tân khách dẫn điều đồng,
Phúng vịnh tại vụ bính.
Thi địa năng hữu dư[16],
Thiên chung ngữ thanh tỉnh.
Nhất dương phát âm quản,
Thục khí hàm công đỉnh.
Nãi tri quân tử tâm,
Dụng tài văn chương cảnh.
Tản trật khởi thuý ly[17],
Ỷ bạc Vu[18], Lư[19] tịnh.
Khỉ lệ Huyền Huy[20] ung,
Tiên lỗi Nhiệm Phưởng[21] sính.
Tự ngã nhất gia tắc,
Vị khuyết chích tự cảnh.
Thiên thu thương hải nam,
Danh hệ chu điểu[22] ảnh.
Quy dư thủ cố lâm,
Luyến khuyết thường diên cảnh.
Ba đào lương sử bút,
Vu tuyệt Đại Dữu[23] lĩnh.
Hướng thời lễ sổ cách,
Chế tác nan thượng thỉnh[24].
Tái độc Từ Nhụ[25] bi,
Do tư lý yên đĩnh.Dịch nghĩa
Ngài tướng quốc sinh ở miền nam,
Đúng là vàng ròng không pha quặng.
Hạc tiên sa xuống cõi người,
Đứng riêng bộ lông trắng chau chuốt.
Kiên trì với ý muốn ở ẩn,
Mà rồi cùng với đường mây gắn bó mãi.
Âm thầm nghĩ đến thềm ngọc,
Ám ảnh vì những người nơi núi Ky sông Dĩnh.
Chầu vua nơi viện hàn lâm,
Cạnh vua nơi điện Kim Hoa.
Cố hết sức trong những năm khốn đốn,
Ao trên đỉnh núi cả ngày ềnh oang.
Ăn cơm nhà mà ca ngợi thời thái bình thịnh trị,
Còn có lòng nào nữa mà để ý đến chuyện vặt.
Sợ những bậc hiền triết thuở trước đến thấu xương.
Gánh vác việc đời đến phờ râu.
Tuy có ý bỏ chức vị cao,
Miền tây thấy ngượng vì may mắn nhiều.
Dám quên hai tờ tâu xin từ quan,
Đau đớn thôi thúc là chuyện cái giếng Tô Đam.
Vào cuối đời mà loé sáng mầu vàng đỏ,
Cúi xin nhận lĩnh vùng Kinh Châu.
Nguồn hứng không nông cạn của Dữu Tín,
Được yên lành duy chỉ có trấn dưới quyền Hoàng Bá.
Các người khách trong nhà cùng nhạo báng,
Ngâm nga khi cùng làm việc.
Tung hoành trong thi ca,
Cuối bài có lời cảnh báo rất minh bạch.
Ống rè vang tiếng bổng,
Khí thiêng nơi đỉnh công.
Mới hay lòng của người quân tử,
Dùng cái tài của mình trong lĩnh vực văn chương.
Đọc sách là để ra làm quan phụng sự nhà vua,
Hết vùng kẽm Vu rồi đến núi Lư.
Vẻ đẹp của văn ông lấn áp cả văn của Tạ Diễu,
Tờ văn phúng điếu cũng trôi chảy nhu của Nhiệm Phưởng.
Tự ý thức được về phép tắc của gia đình,
Không bỏ xót một chữ “đề phòng”.
Ngàn đời biển xanh nơi phía nam,
Danh ràng buộc với hình ảnh chim đỏ.
Quay trở về với chốn rừng cũ rồi,
Mà cổ vẫn cứ ngóng về cửa khuyết.
Ngòi bút của nhà chép sử chân chính như ngọn sóng lớn,
Cao vút trời như đỉnh Đại Dữu.
Thời trước lễ nghi ngăn cách,
Theo quy định khó mà đưa ý kiến riêng.
Đọc lại bài bia Từ Nhụ,
Còn suy nghĩ nhiều về con thuyền trong cõi mây khói.Bản dịch của Phạm Doanh
Tướng quốc sinh miền nam,
Vàng ròng không lẫn quặng.
Hạc tiên xuống với người,
Lông bạc, dáng đứng thẳng.
Ý sông biển sẵn sàng,
Mà đường mây lại vững.
Âm thầm mơ thềm vua,
Ky, Dĩnh cứ bãng lãng.
Gần vua điện Kim hoa,
Yết vua Nhà Ngọc Trắng.
Kiệt sức năm chênh vênh,
Ao trời ngày oang oáng.
Cơm nhà lo việc công,
Lòng nào chấp chuyện rỗng.
Xương đau, sợ hiền xưa,
Râu bạc, phụ cảnh sống.
Tuy mong trả mũ lui,
Vùng tây thẹn may hưởng.
Dám quên hai sớ dâng,
Bứt rứt Tô Đam giếng.
Vàng tía rộ cuối đời,
Kinh Châu xin phụng mạng.
Dữu công hứng rất sâu,
Hoàng Bá trấn yên ắng.
Ngâm nga lúc việc chung,
Khách khứa cùng nhạo báng.
Nền thơ thường có thừa,
Cuối chương, lời thật sảng.
Khí thiêng nơi đỉnh công,
Ống rè vang tiếng bổng.
Mới hay lòng kẻ hiền,
Chốn văn chương tận dụng.
Đọc sách để giúp vua,
Vu, Lư đều điêu đứng.
Đẹp đẽ sát Huyền Huy,
Văn điếu gần Nhiệm Phưởng.
Tự theo phép một nhà,
Chưa hề phút chểnh mảng.
Ngàn thu, nam biển xanh,
Chim đỏ, tên theo bóng.
Về với rừng xưa ư,
Thương vua cổ cứ ngẩng.
Sử gia bút sóng cao,
Đỉnh Đại Dữu hoang vắng.
Lề lối thuở xưa ngăn,
Nguyên tắc ý khó gióng.
Bia Từ Nhụ lại xem,
Còn mơ thuyền trên sóng.
(Năm 766)
Trương Cửu Linh (678-740) còn có tên là Bác Vật 博物, tự Tử Thọ 子壽, người Khúc Giang, Thiều Châu (Quảng Đông ngày nay), đỗ tiến sĩ năm Cảnh Long đầu (707) đời vua Trung Tông. Năm 718 được tể tướng Trương Duyệt 張說 trọng tài, khen là “hậu xuất từ nhân chi quán” 後出詞人之冠. Năm 723 làm trung thư xá nhân. Khi Trương Duyệt mất chức và ông ở trong cuộc tranh dành quyền hành, nên bị đẩy ra khỏi kinh đô. Năm 732 được Huyền Tông cho gọi về và giao chức bí thư giám, tập hiền viên học sĩ, lại đổi làm trung thư thị lang. Sau đó thêm giữ trung thư tỉnh thị lang đồng trung thư môn hạ bình chương sự, trung thư lệnh (thừa tướng) vào năm 733. Ông kiến nghị nhiều biện pháp cải tạo xã hội, văn hoá, giáo dục, trong đó ông chú trọng đến việc tuyển bổ quan lại, qui định luật pháp. Lúc đó Huyền Tông sủng ái phi Vũ Huệ 武惠, muốn mưu phế thái tử Lý Anh 李瑛 để lập con mình, cho kẻ thân tín trong cung đến khuyến dụ Trương Cửu Linh, ông thét đuổi sứ giả. Năm 736 Huyền Tông muốn đưa tiết độ sứ Phạm Dương 范陽 (nay là Bắc Kinh) là Trương Thủ Khuê 張守珪 lên làm tướng, đưa Sóc Phương (nay là Linh Vũ, tỉnh Ninh Hạ) tiết độ sứ là Ngưu Tiên Khách 牛仙客 giữ chức thượng thư, Cửu Linh can ngăn, Huyền Tông lòng không vui. Sau đó, do sự xúi dục của Lý Lâm Phủ 李林甫, Huyền Tông tước bỏ quyền tham chính của ông, không lâu sau thì bãi tướng. Cửu Linh có đề cử Chu Tử Lượng 周子諒 làm giám sát ngự sử đàn hạch Ngưu Tiên Khách, làm Huyền Tông càng tức giận, kết tội ông là đề cử không đúng người, thuyên chuyển đi Kinh Châu giữ chức trưởng sử. Năm 740 ông lâm bệnh mất ở quê nhà.
[1] Con đường công danh.
[2] Chỉ triều đình.
[3] Núi Ky và sông Dĩnh. Sông Dĩnh bắt nguồn từ huyện Đăng Phong, Hà Nam, chảy theo hướng đông nam, qua An Huy rồi vào Hoài Hà. Núi Ky tại huyện Đăng Phong, Hà Nam, tương truyền là nơi Hứa Do 許由 người không màng công danh phú quý dù Đế Nghiêu nhường ngôi hay mời ra làm quan, không chịu mà về ở ẩn.
[4] Chỉ Hàn lâm viện.
[5] Tên một điện trong cung Vị Ương thời Hán.
[6] Chữ mượn Sở từ của Khuất Nguyên 屈原, bài Mậu gián 謬諫: “Kê vụ mãn đường đàn hề, oa mãnh du hồ hoa trì” 雞鶩滿堂壇兮,蛙黽游乎華池. Vương Dật 王逸 chú giải oa mãnh chỉ bọn nịnh hót tâu bậy gặp thời vênh vang.
[7] Chữ từ Kinh thi, bài Cao dương 羔羊: “Thoái thực tự công, Uỷ đà, uỷ đà”退食自公,委蛇委蛇 (Lui chầu, trở về nhà ăn, Thấy lòng nhàn tản, mình khoan khoái hoài). Sau này chỉ việc quan lại tiết kiệm của công.
[8] Chữ từ Nam Hoa kinh 南華經, cũng viết là 大廷, là một trong mười hai họ đã cai trị dân theo chính sách “vô vi nhi trị”.
[9] Phẩm phục của chức quan cao thời Hán, mũ có gắn thêm con ve tại đuôi con điêu thuộc dải mũ, nên cũng có chữ “điêu thiền quan” 貂蟬冠. Chữ này sau dùng chỉ chức vị cao.
[10] Trương Cửu Linh có xin cáo quan về phụng dưỡng mẹ già, vua không cho. Sau viện cớ mẹ qua đời mà được từ quan.
[11] Theo Thần tiên truyện 神仙傳, truyện Tô tiên công 蘇仙公 của Cát Hồng 葛洪 đời Tấn, Tô Đam có căn dặn bà mẹ trước khi thành tiên “Sang năm thiên hạ bị nạn dịch, nước giếng trong sân, cây quất bên hè, có thể dùng cứu sống được. Một gầu nước giếng, lá quất một cây có thể trị liệu cho một người”. Năm tới quả có dịch, xa gần đều tới xin bà mẹ thuốc trị, đều có được nước giếng mà khỏi bệnh. Sau này dùng cụm chữ “quất tỉnh” (giếng quất) để chỉ phương thuốc thần hiệu. Quất tỉnh tương truyền tại huyện Sâm, Hồ Nam ngày nay.
[12] Do chữ “kim ấn tử thụ” 金印紫綬 (dây thao đỏ đeo ấn vàng).
[13] Trương Cửu Linh tiến cử Chu Tử Lượng 周子諒. Lượng phạm tội, nên cửu Linh bị liên luỵ vì tiến cử kẻ xấu, nên bị biếm đi Kinh Châu làm trưởng sử.
[14] Dữu Tín 庾信 (513-581) tự Tử Sơn 子山, tên hồi nhỏ là Lan Thành 蘭成, người Tân Dã nước Lương thời Nam triều. Khi Lương Nguyên Đế tức vị có phong ông làm Tả vệ tướng quân, đi sứ lập được nhiều công lao, cùng tột là chức khai phủ.
[15] Hoàng Bá (? - 51 tr.CN), một nhà hành chính có tài đời Hán, người Dương Hạ, tự Thứ Công 次公. Thời vua Tuyên Đế giữ chức thái thú Dĩnh Xuyên, Dương Châu chế sứ, sau giữ chức thừa tướng.
[16] “Địa hữu dư” từ Nam Hoa kinh 南華經, thiên Dưỡng sinh chủ 養生主: “Khôi khôi hồ kỳ vu du nhận tất hữu dư địa hĩ” 恢恢乎其于遊刃必有餘地矣 (Ôi rộng rãi thay, cứ lách con dao vào mà vẫn còn có chỗ trống vậy).
[17] Tương tự “thuý long” 翠龍, trong truyền thuyết là loại ngựa quý, chỉ vua.
[18] Vu giáp.
[19] Lư sơn hay Khuông Lư 匡盧, Lư phụ 廬阜 hay Khuông sơn 匡山, tại phía nam huyện Cửu Giang, Giang Tây. Ba mặt là nước, trừ phía tây. Ngàn hác, vạn đỉnh, mây tụ quanh năm. Trong núi có các hang động như Bạch Hổ, Hắc Trì, Ngọc Uyên. Phía tây bắc có Cổ Lĩnh là nơi nghỉ mát. Tương truyền vào thời Chu Vũ Vương có bảy anh em họ Khuông làm nhà lá ở dưới núi này, sau thành tiên, bỏ lại căn nhà lá trống, vì thế mang tên.
[20] Tự của Tạ Diễu 謝朓 (464-499) người nước Tề thời Nam triều.
[21] Nhiệm Phưởng 任昉 (460-508) tự Ngạn Thăng 彥昇, người Bác Xương, Lạc An (nay là Thọ Quang, Sơn Đông). Là một nhà văn có tài về lối biểu, tấu, thư, khải, sở trường về loại văn phúng điếu. Làm quan trải qua ba đời Tống, Tề, Lương. Bạn thân của Thẩm Ước, hai người cùng nổi danh, nên có câu truyền tụng “Nhiệm bút, Thẩm thi”. Là một trong nhóm Cánh Lăng bát hữu.
[22] Chỉ loan phượng.
[23] Núi tại huyện Đại Dữu, Giang Tây, là một trong dãy núi Ngũ Lĩnh, nằm trên con đường giao thông chính giữa Lĩnh Nam với Lĩnh Bắc, trên đỉnh núi có trồng mai, nên còn có tên là Mai Lĩnh.
[24] Đời Đường, Tống, bộ lễ khi ra đề thi tuyển người, quy định các ứng viên nêu vấn đề theo ý kiến riêng, gọi là “thượng thỉnh”.
[25] Từ Nhụ Tử 徐孺子 (97-168) chính tên là Từ Trĩ 徐稺, hiệu Nhụ Tử 孺子, người Nam Xương, Dự Chương, Giang Tây, là một cao sĩ thời Đông Hán, người đời xưng tụng là Nam châu cao sĩ 南州高士 hay Bố y học giả 布衣學者. Châm ngôn xử thế của ông, như được truyền tụng là: “Cung kiệm nghĩa nhượng, đạm bạc minh chí” 恭儉義讓,淡泊明志 (Kính trọng, dè sẻn, giữ nghĩa, nhường nhịn, sống đơn giản để tỏ cái chí). Không dốc một lòng cầu làm quan, mà cố sức giúp người. Ông thường tới vùng Giang Hạ (Vân Mộng, Hồ Bắc) để thăm viếng vị học giả trứ danh Hoàng Quỳnh 黄瓊 (86-164, tự Thế Anh 世英, Hương Tử 香子) và tôn ông này làm thày. Sau này khi Hoàng Quỳnh ra làm quan lớn, Từ Trĩ đoạn giao với thày, và còn nhiều lần từ chối lời khuyên của thày ra làm quan. Nghe tin Hoàng Quỳnh qua đời, Từ Trĩ từ Nam Xương đi tới Giang Hạ khóc tế.