22/01/2025 04:40Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Thể thơ: Ngũ ngôn cổ phong; Nước: Trung Quốc; Thời kỳ: Tam Quốc
Đăng bởi Vanachi vào 14/02/2014 20:47
Nguyên tác
天地無窮極,
陰陽轉相因。
人居一世間,
忽若風吹塵。
願得展功勤,
輸力於明君。
懷此王佐才,
慷慨獨不群。
鱗介尊神龍,
走獸宗麒麟。
蟲獸猶知德,
何況於士人。
孔氏刪詩書,
王業粲已分。
騁我徑寸翰,
流藻垂華芬。
Phiên âm
Thiên địa vô cùng cực,
Âm dương chuyển tương nhân.
Nhân cư nhất thế gian,
Hốt nhược phong xuy trần.[1]
Nguyện đắc triển công cần,
Thâu lực ư minh quân.
Hoài thử vương tá tài,
Khảng khái độc bất quần.
Lân giới tôn thần long,
Tẩu thú tông kỳ lân.
Trùng[2] thú do tri đức,
Hà huống ư sĩ nhân.
Khổng thị san Thi, Thư,
Vương nghiệp xán dĩ phân.
Sính ngã kính thốn hàn[3],
Lưu tảo[4] thuỳ hoa phân.Dịch nghĩa
Trời đất vô cùng cực,
Mặt trăng, mặt trời xoay chuyển theo nhau.
Người sống trong một cuộc đời,
Gấp gáp như gió cuốn bụi bay.
Nguyện được lập công kiến nghiệp,
Tận lực vì vua sáng.
Ôm trong mình tài năng phò tá vua,
Mạnh mẽ một mình không ai sánh.
Loài dưới nước tôn rồng là tổ,
Loài thú chạy thì tôn lân.
Các loài vật còn biết thế nào là đức,
Huống chi những người có học.
Khổng Tử san định Thi kinh và Thượng thư,
Làm cho vương nghiệp phân định rõ ràng.
Ta muốn vung tấc bút lên,
Viết thành văn chương lưu lại hương thơm mãi mãi.Bản dịch của Như Quy
Trời đất vô cùng cực,
Âm dương mãi đổi thay.
Người sống trong trời đất,
Gấp như bụi gió bay.
Nguyện lập công kiến nghiệp,
Tận lực trổ hết tài.
Dốc sức mình giúp chúa,
So bì há có ai.
Loài cá, rồng là nhất,
Loài thú lại thờ lân.
Thú vật còn có đức,
Huống gì kẻ học hành.
Họ Khổng san Thi, Thư,
Vương nghiệp phân rõ ràng.
Ta nguyện vung tấc bút,
Lưu thơm mãi ngàn năm.
Bài này ý nói đời người ngắn ngủi, muốn trổ hết tài cán kiến nghiệp lập công, noi theo Khổng Tử viết sách lưu danh lại cho đời sau. Về đề mục, xem bài Giới lộ hành của Tào Tháo.
[1] Trong Cổ thi thập cửu thủ có: “Nhân sinh ký nhất thế, Yểm hốt nhược tiêu trần” 人生寄一世,奄忽若飆塵.
[2] Chỉ động vật nói chung, còn dùng “mao trùng” 毛蟲 chỉ loài có lông, “vũ trùng” 羽蟲 chỉ loài có cánh, “lân trùng” 麟蟲 chỉ loài dưới nước.
[3] Bút viết.
[4] Chỉ văn chương.