Bà Nguyễn Thị Kim quê làng Tỳ Bà, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, là thứ phi của vua Lê Chiêu Thống. Năm 1788 vua Quang Trung đưa quân ra Bắc Hà, đánh đuổi quân Thanh. Chiêu Thống theo Tôn Sĩ Nghị chạy sang Tàu, bà đi theo không kịp, về quê ẩn lánh trong chùa. Sau Chiêu Thống chết ở bên Tàu.
Năm Gia Long thứ 3 (1804), cố thần nhà Lê đưa di hài Chiêu Thống về nước, bà lên cửa Nam Quan đón, phục tang khóc lóc. Khi di hài về đến thành Thăng Long, làm lễ ninh lăng và mọi việc xong, bà bảo với người nhà “công việc của ta như thế là trọn rồi”, nói xong uống thuốc độc chết. Quan tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành được tin, thân đến cấp cho đồ tang tế rất hậu, làm sớ tâu lên triều đình.
Năm Minh Mạng thứ nhất (1820), vua ban cho bà 4 chữ “An trinh tuẫn tiết” 安貞殉節, sai quan khâm mạng đến dựng bia, khắc 4 chữ ấy ở từ đường thờ bà. Lại ban 20 mẫu ruộng tự điền lấy hoa lợi mà cung vào đèn hương giỗ chạp và cấp cho 2 người sái phu để quét dọn từ đường và trông nom phần mộ.
[1] Cuối đời nhà Lê.
[2] Thù với nhà Tây Sơn.
[3] Chữ Hán: 萬古彝倫昭宇宙,一肛忠義答君王 (Muôn đời luân thường chói lọi trong vũ trụ; Một lòng trung nghĩa báo đáp quân vương).
[4] Chí khí mạnh lớn ở trong trời đất. Bài
Chính khí ca của Văn Thiên Tường đời Tống:
Thiên địa hữu chính khí,
Tạp nhiên phú lưu hình.
Hạ tắc vi hà nhạc,
Thượng tắc vi nhật tinh.
天地有正氣,
雜然賦流形。
下則為河岳,
上則為日星。
(Trời đất có chính khí,
Lẫn lộn vào những vật có hình.
Ở dưới làm sông núi,
Ở trên trời làm mặt trời và trăng sao.)
[5] Sách
Sử ký: “Trung thần bất sự nhị quân, liệt nữ bất canh nhị phu” 忠臣不事二君,烈女不更二夫 (Kẻ trung thần không thờ hai vua, người liệt nữ không đổi hai chồng).
[6] Trung là một lòng với vua với nước, trinh là một lòng với chồng.