21/12/2024 19:31Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Thể thơ: Thất ngôn bát cú; Nước: Trung Quốc; Thời kỳ: Vãn Đường
Đăng bởi Diệp Y Như vào 04/07/2010 01:08
Nguyên tác
何處哀箏隨急管,
櫻花永巷垂楊岸。
東家老女嫁不售,
白日當天三月半。
溧陽公主年十四,
清明暖後同牆看。
歸來輾轉到五更,
梁間燕子聞長歎。
Phiên âm
Hà xứ ai tranh[1] tuỳ cấp quản,
Anh hoa vĩnh hạng thuỳ dương ngạn.
Đông gia lão nữ giá bất thụ[2],
Bạch nhật đương thiên tam nguyệt bán.
Lật Dương công chúa[3] niên thập tứ,
Thanh minh noãn hậu đồng tường khán.
Quy lai triển chuyển đáo ngũ canh,
Lương gian yến tử văn trường thán.Dịch nghĩa
Tiếng đàn tranh buồn theo tiếng sáo vang lên ở chốn nào,
Hoa đào nở trong ngõ sâu, dương liễu xanh thẳm bên bờ.
Cô gái ở nhà đông không lấy được chồng,
Giữa tiết tháng ba ngày xuân tươi đẹp.
Công chúa Lật Dương tuổi vừa mười bốn,
Khi tiết thanh minh ấm áp cùng đi ngắm cảnh xuân.
Lúc trở về trằn trọc đến canh năm,
Chỉ có con én trên xà nhà nghe tiếng thở dài.Bản dịch của Lê Quang Trường
Sáo nhặt đàn khoan vọng chốn nào,
Hoa đào rợp lối liễu xanh au.
Gái đông không mối tình vò võ,
Giữa tháng xuân nồng dạ xốn xao.
Công chúa Lật Dương vừa chớm mộng,
Thanh minh ấm áp dạo xuân đầu.
Đêm về thao thức đến trời sáng,
Riêng én trên rường thấu nỗi đau.
[1] Tiếng đàn tranh buồn thảm. Tranh là loại đàn dây, lúc đầu chỉ có năm dây, sau tăng lên mười ba dây. "Dữ Triều Ca lệnh Ngô Chất thư" của Tào Phi: "Cao đàm ngu tâm, ai tranh thuận nhĩ" (Bàn việc thanh cao thì vui lòng, tiếng đàn tranh buồn thảm thì êm tai). Sách "Lễ ký", "Nhạc ký" chép: "tiếng tơ buồn" nên gọi là "ai tranh".
[2] Cô gái già không lấy được chồng. "Yên sách" trong "Chiến quốc sách" chép: "Nếu con gái không có bà mai làm mối thì ở vậy đến già, còn không dùng người môi giới mà tự khoe món hàng của mình thì dù khó nhọc cũng không bán được hàng". Câu này có gốc từ đó.
[3] Trong "Nam sử", "Lương Giản Văn đế kỷ" chép: "Lúc đầu (Hầu) Cảnh lấy con gái vua là Lật Dương công chúa làm vợ, công chúa có sắc đẹp, Cảnh đem lòng mê". Câu này từ đó mà ra, ở đây muốn mượn để chỉ nhà giàu có. Nhưng "tuổi mười bốn" thì không thấy sách sử ghi chép.