24/11/2024 16:43Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Đăng bởi Bùi Thuỵ Đào Nguyên vào 01/05/2007 22:24
Mấy năm liền... vì việc riêng, tôi tạm trú ở chùa. May sao nơi đấy có kha khá kinh sách, nhờ vậy tâm trí tôi tạm khuây khoả. Và trong số tàng thư ấy, quyển Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ) có chứa mẩu chuyện Lý Đạo Tái đã gợi tôi nhiều cảm hứng để tìm hiểu vị thiền sư đời Trần này.
Giai nhân lạc địa uỷ kim điềnLại có câu:
(Giai nhân đày đoạ rụng bông vàng)
Tằng hướng tiêu phòng khoa yểu điệuThật lòng, đọc mấy câu thơ trên khiến tôi nhiều băn khoăn... Nhưng tôi sẽ trở lại vấn đề này, sau khi nêu vắn tắt tiểu sử người họ Lý:
Khước lai sơn tự bạng không thiền
(Phòng tiêu thuở trước từng khoe đẹp
Chùa núi sau này tựa cảnh không)
Khó khăn thì chẳng ai nhìnKể từ đó, trên dưới 30 năm, ông làm quan tận tuỵ nơi viện nội Hàn. Từng phụng mệnh tiếp sứ giả phương Bắc, bởi ông thông thạo thư tịch, giỏi đối đáp, ứng xử... Một lần, ông theo vua Trần Anh Tông đến chùa Vĩnh Nghiêm huyện Phụng Nhãn dự buổi thuyết pháp. Nghe xong, ông chạnh lòng than:
Đến khi đỗ trạng, trăm nghìn nhân duyên
...Phú quý vinh hoa thích thúNhờ nhà Trần rất sùng tín đạo Phật, nên sau vài lần dâng biểu xin từ quan để đi tu, ông được vua chấp thuận. Buổi đầu xuất gia khi đã 51 tuổi (1305), ông đến học đạo với thiền sư Bảo Phác nơi chùa Lễ Vĩnh. Sau ông theo Sơ Tổ Thiền phái Trúc Lâm là Điều Ngự giác hoàng Trần Nhân Tông khoảng 2 năm để giúp việc biên soạn kinh sách, được ngài hài lòng khen: “Phàm sách đã qua tay Huyền Quang biên soạn, khảo đính thì không thể thêm bớt được một chữ nào nữa”.
Đáng lo như lá vàng mùa thu, mây trắng ngày hè
Sao ta có thể lưu luyến lâu dài được?...
Chùa Diên HựuVà từ câu chuyện Huyền Quang thăm bệnh Pháp Loa: Ngày 3/3/1330, Pháp Loa lại phát bệnh nặng. Nửa đêm trở lại thăm thầy, Huyền Quang nói:
....Thành ngăn tục luỵ trần không vướng
Cửa mở vô ưu mắt rộng tầm
Thấy được thị phi cùng một tướng
Ma cung, Phật quốc cũng ngồi chung
(Nguyễn Lang dịch)
Thân từ vô tướng vốn là không
Huyễn hoá phân ra thành nhị kiến
Không tâm, không thị cũng không phi
Không kiến, chẳng tà cũng chẳng chánh...
(Tuệ Trung)
Sinh già bệnh chết
Là lẽ đương nhiên
Muốn khỏi bốn bệnh
Bỏ hết tham luyến...
(trích Khoá hư lục, Trần Thái Tông)
Có có không khôngTrở lại vấn đề Huyền Quang, như tôi đã nói, thơ của ông còn lưu lại quá ít cộng thêm ý tứ tinh tế, thầm kín (thơ thiền thường khó lý giải rốt ráo). Và trừ một vài bài ta định được mốc thời gian ông viết, số nhiều còn lại thì không. Thôi thì, tôi tạm dựa vào cái biết được để so sánh, với lòng mong mỏi được góp chút gì về ông chăng?...
Nhìn trái nhìn phải
Tra tra xét xét,
Phố chợ ồn ào...
Có có không không
Đau buồn thương xót
Cắt đứt sắn bìm,
Đó đây khoái hoạt...
(Hữu cú hữu vô, Trần Nhân Tông)
Buông niềm trần tục
Náu tới Hoa Yên
Chim thuỵ dõi tiếng ca chim thuỵ
Gió tiên đưa đòi bước thần tiên
Bầu đủng đỉnh giang hoà thế giới
Giày thong thả dạo khắp sơn xuyên...
Niết được tính ta nên Bụt thật
Ngại chi non nước cảnh đường xa
(Phú vịnh chùa Hoa Yên – Nguyễn Lang dịch)
Đề Đạm Thuỷ tự (Đề chùa Đạm Thuỷ)
Bên đình Đạm Thuỷ nhiều cỏ nội
Núi quang, mây tạnh,bóng xế tà
Nhân qua con đường vua đi mà vào thiền thất
Giúp nhà chùa đánh chuông và nhặt hoa rơi
Đề động hiên đàn việt giả sơn (Đề núi non bộ của người đàn việt)Vâng. “Giúp nhà chù đánh chuông & nhặt hoa rơi”, “Tìm được chỗ trong sạch để nghĩ yên”. Những việc làm ấy thật đẹp, thật giản dị. Và có lẽ chính từ tâm trạng vui thích do không còn bị trói buộc, được sống thật với chính mình; Huyền Quang đã có cái nhìn rất thiền, rất thi sĩ đối với thiên nhiên, tạo vật:
Hoa cây vấn vít nhau trên bộ
Khói lồng trăng, hoa dầm sương lạnh
Từ đây sự lo nghĩ sẽ thanh tao hết trần tục
Do tìm được chỗ gió mát trong sạch gối đầu nghỉ yên
(Nguyễn Đăng Thục dịch)
Tảo thu (Thu sớm)Hay là:
Hơi mát thâu đêm lọt tới mành
Cây sân xào xạc báo thu thanh
Bên lều quên bẵng hương vừa tắt,
Lưới bủa vầng trăng mấy khóm cành
(Nguyễn Đổng Chi dịch)
Chu trung (Đi thuyền)Và:
Mênh nông theo gió con thuyền nhỏ
Thu sáng ngời xanh bóng nước, cây
Tiếng sáo thôn chài, lau lách vọng
Trăng lặn lòng sông, móc trăng đầy
Ngọ thuỵ (Ngủ trưa)Bên trong con người yêu mến thiên nhiên, khao khát thanh tịnh ấy, vẫn không sao che giấu được một trái tim giàu cảm xúc, nặng tình người:
Mưa tạnh, khe núi tĩnh
Ngủ mát dưới rừng phong
Nhìn lại cõi nhân thế
Mắt mở vẫn say nồng
(Nguyễn Bang dịch)
Ai phù lỗ (Thương tên giặc bị bắt)Có lẽ vì vậy trái tim ông rất dễ tổn thương khi bị người đơm đặt, gièm pha (chuyện nàng Bích là một ví dụ):
Lấy máu đề thư, muốn gửi nhau
Cô đơn chiếc nhạn vút mây sầu
Bao nhà ngóng nguyệt đêm nay nhỉ,
Hai chốn cách vời một nỗi đau
(Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Viện triết học)
Cúc hoa (bài 2)Do muộn phiền quá đỗi bởi những gì đa đoan cứ bám đuổi,dù ông đã vào chốn thiền môn, cộng thêm ước muốn được tĩnh lặng thường thấy ở tuổi già. Từ Hoa Yên ông lui về Thanh Mai rồi Tư Phúc ở Côn Sơn hẻo lánh, để thổn thức với trời cao và vui buồn cùng mai, cúc:
Ruột héo mong gì nước rửa tươi
Vịnh mai trăm mục cũng nhường thôi
Buồn thu, già yếu còn ngâm hão
Vì cúc, tình thơ luống rối bời...
Mai hoa (Hoa mai)
Muốn hỏi trời xanh: Hoa tự đâu
Một mình gội tuyết chốn non sâu
Bẻ về, không để chưng vừa mắt,
Chỉ mượn xuân này đỡ lão đau...
(Cảm nhận đạo Phật, Phạm Kế)
Cúc hoa (bài 5)Năm 1330, Pháp Loa mất. Ở tuổi 77, ông phải đến nhận danh vị Tổ kế nghiệp. Tự biết sức mình khó đảm đương trọng trách lớn; ông giao việc điều hành giáo hội cho Quốc sư An Tâm, rồi một mình quày quả rời nơi đô hội về lại Côn Sơn, làm nhà ẩn cư cho đến hết đời... Huyền Quang thổ lộ:
Người ở trên lầu, hoa dưới sân
Vô ưu ngồi ngắm khói trầm xông
Hồn nhiên người với hoa vô biệt,
Một đoá hoa vừa mới nở tung
(Nguyễn Lang dịch)
Thạch thất (Nhà đá)Và:
Nửa gian nhà đá, bạn cùng mây
Tấm áo lông thô, lạnh tháng ngày
Sư khểnh giường thiền, kinh trước án
Lò tàn, than lụi, sáng nào hay
(Huệ Chi dịch)
Nhân sự đề Cứu Lan tự (Nhân có việc, đề ở chùa Cứu Lan)Nói là “học dứt đa đoan” hay cũng như bài thơ dưới đây, Huyền Quang nói “quên tất cả”:
Đức bạc thẹn mình nối tổ đăng
Học theo Hàn, Thập dứt đa đoan
Hãy đi với bạn về non vắng,
Rừng núi bao la mấy vạn từng
Hàn Sơn & Thập Đắc là 2 cao tăng ẩn sĩ đời Đường
(Lược sử Phật giáo Việt Nam, T.T Thích Minh Tuệ)
Cúc hoa (bài 3)Ta vẫn thấy ở ông một thân phận bị xô đẩy, bị sắp đặt nhầm chỗ:
Quên thân, quên thế, thảy đều quên
Thiền toạ ngồi lâu lạnh thắm giường
Trong núi năm tàn không có lịch
Thấy hoa cúc nở biết Trùng dương
Cúc hoa (bài 4)Vâng. Việc đời hay chuyện lòng, đâu phải lúc nào chúng cũng thuận theo ý muốn; dẫu ông là Trạng nguyên hay vị Tổ, cũng vậy thôi. Vì lẽ đó, đọc thơ Huyền Quang ta nên chia sẻ cái khao khát, hụt hẫng rồi ngậm ngùi... của một đời thường luôn mong muốn sống tốt đẹp cho đạo và cho mình; hơn là vịn vào vai trò, cách hành xử không thể không làm, rồi nhạo báng hay trách cứ ông...
Thu về, móc nhẹ, cúc đơm bông
Gió mát trăng thanh dịu nỗi lòng
Vẻ đẹp tinh khôi người chẳng hiểu
Bẻ về cài tóc, đáng cười không?
(Băng Thanh dịch)
Địa lô tức sự (Trước bếp lò tức cảnh)Và:
Củi hết lò còn vương khói nhẹ
Sơn đồng hỏi nghĩa một chương kinh
Tay cầm dùi mõ, tay nâng sáo
Thiên hạ cười ta cứ mặc tình...
(Nguyễn Lang dịch)
Thôi đã theo thiền lòng lặng tắtTheo tôi, chỉ ngần ấy câu cũng đủ nói lên quan niệm sống của ông. Đó tâm trạng của một người luôn mong muốn được sống hồn nhiên, hoà mình cùng tạo vật. Của một con người muốn thay đổi số phận nhưng lại gặp một số phận khác cũng không kém não nề. Có thể vì vậy phần lớn thơ ông, ta dễ dàng bắt gặp nỗi khát khao, sầu tư thầm kín. Càng lạ hơn là ta chỉ thấy cái “tinh tế, phóng khoáng” của một Lão Trang mà không hề thấy cái triết lý khá rối rắm, mơ hồ của nhà Phật mà ông đang là người đứng đầu. Càng không thấy cái thôi thúc muốn bỏ hết tham luyến, muốn “chặt hết sắn bìm” để dứt niệm, kiến tánh, thành Phật v.v... như các thiền sư khác cùng tác phẩm của họ vào thời Lý Trần...
Nỉ non tiếng dế vẫn vì ai?...
(Sơn vũ, Huệ Chi dịch)
Vằng vặc trăng mai ánh nướcSo với các bài thơ của Huyền Quang, bài này ý tứ, ngôn từ kém hẳn. Có thể do người đơm đặt nguỵ tạo.
Hiu hiu gió trúc ngâm sênh
Người hoà tươi tốt cảnh hoà lạ,
Màu Thích ca nào thử hữu tình
In từ trang: https://www.thivien.net/ » Huyền Quang thiền sư » Góp một số suy nghĩ về thiền sư, thi sĩ Huyền Quang