23/11/2024 04:40Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Đăng bởi Nguyễn Trọng Tạo vào 24/02/2007 23:00
Không hiểu sao trong tâm thức thơ ca của tôi luôn ám ảnh bởi Hàn Mặc Tử và Hoàng Cầm, dù thơ của hai thi sỹ này rất khác nhau về hồn thơ và giọng điệu. Hàn Mặc Tử thăng hoa cõi trần vào cõi mơ: “Thơ có tích và chiêm bao có tuổi”, Hoàng Cầm lại phất cánh diều thơ từ trầm tích của văn hoá Kinh Bắc giải yếm lòng trai mải phất cờ; Hàn Mặc Tử mất năm 28 tuổi (1940) cũng là lúc Hoàng Cầm 18 tuổi xuất hiện trong làng thơ và tới những năm tuổi bảy mươi vẫn còn sung bút. Tôi nhớ hồi nhỏ đã từng chép tay hàng chục bài thơ của Hàn Mặc Tử, và sau chiến tranh trở về Hà Nội (1976), tôi lại mải miết chép vào sổ tay tập thơ Về Kinh Bắc từ bản thảo của Hoàng Cầm, bởi thơ ông rất lôi hút những nhà thơ trẻ chúng tôi lúc bấy giờ. Quả là thơ Hoàng Cầm có một ma lực kỳ lạ ở sự cách tân, ở hồn cốt văn hoá làng quê Việt. Có lẽ vì thế mà Trần Dần gọi Hoàng Cầm là “nhà tân cổ điển”.
Sông Đuống trôi điNhững hình ảnh thân thương gần gũi của quê làng vào thơ ông bỗng trở nên sang trọng lạ lùng.
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Những cô hàng xén răng đenNói như nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha thì thơ Hoàng Cầm “trầm đầy một nỗi phương Đông”. Đúng như vậy, cái “nỗi phương Đông” luôn “trầm đầy” chính là nhờ ông đã nhập hoà hồn thơ mình vào chiều sâu văn hoá Việt để rồi hiện ra trên trang giấy với dáng vẻ năng động của thơ mới trong sự luân chuyển về hiện đại.
Cười như mùa thu toả nắng
- Vắt áo nghe thầm tiêng vải kêuMảng thơ tình của Hoàng Cầm lại là một đóng góp đáng kể về cảm giác tình yêu trong thơ ta. Đấy là một cảm giác si mê hưng phấn trong ái tình, mà có người nhầm tưởng là kích động nhục cảm. Ví dụ những câu thơ rất gợi này:
Một con mèo mướp ruỗi chân chiều
Ta con bê vàng lạc dáng chiều xanh
đi mãi tìm sim chẳng chín
Ta con chào mào khát nước
về vườn xưa hạt nhãn đã đâm mầm
Ta con chim cu về gù rặng tre
mang nắng ấu thơ về sân đất trắng
Chị gánh gạo về nhà phú hộ
nứt vai thành sẹo lá lan đao
..........
Chân em dài đi không biết mỏiNhững chân dài, má hồng, lưng thon khiến ta nhớ tới “trường túc”, “hồng nhan”, “chiết yêu” trong quan niệm tính dục của người Tàu, nhưng khi những chi tiết ấy vào thơ Hoàng Cầm nó đã được Việt hoá một cách thần tình, khiến cho câu thơ trở nên lung linh tơ lụa bọc che những ẩn dụ xa xăm.
Má hồng em lại nổi
đồng mùa nước lụt mênh mông
Lưng thon thon cắm sào em đợi
Đào giếng sâu rồi
đừng lấp vội đầu xanh
Ai bảy mươi tươi rònhoặc:
Nằm mơ đưa võng mẹ
Ru say dòng mẫu hệ
Vòng tay quê bế bồng
Em ơi! Em ơi!Ngoài tình yêu và thơ ca, Hoàng Cầm cũng là người còn nhiều đam mê khác. Mươi năm lại đây, nhiều bài phê bình, tiểu luận và hồi ký của ông thường làm giật mình người đọc về một trí tuệ và khả năng sung mãn trong sáng tạo. Có thể nói ông là một người thẩm thấu văn chương rất tài tình, tinh tế và nhạy cảm. Không chỉ chia sẻ với các nhà văn nhà thơ cùng thời, mà ông rất gần gũi với cả những thế hệ sau. Ông viết phê bình, giới thiệu thơ của nhiều nhà thơ chống Mỹ với lòng ưu ái và nể trọng. Những bài viết gom nhặt cái hay cái đẹp như vậy bao giờ cũng chân tình và hứng thú. Khi không còn sức đẻ dọc nhiều nữa, ông vẫn dành thời gian đọc những người trẻ, chỉ bảo và cổ suý họ. Có lẽ nhờ thế mà sáng tác của Hoang Cầm không bị già cỗi, không bị tụt hậu như một số người cao tuổi khác. Gần đây ông cho in tập Văn xuôi Hoàng Cầm khoảng 500 trang đã cung cấp cho bạn đọc nhiều điều lý thú bất ngờ. Văn xuôi của ông bộc lộ một bề dày văn hoá cùng nhưng trải nghiệm về đời, về nghề vô cùng sâu sắc và bay bổng. Có cảm giác dòng sông tâm hồn ông lúc nào cũng đầy ắp những con sóng dạt dào trẻ trung và ngọt mát.
Tóc xanh bạc óng
Như hai con sóng
Dễ gì chẻ đôi...
In từ trang: https://www.thivien.net/ » Hoàng Cầm » Ấn tượng Hoàng Cầm