04/12/2024 15:23Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Đăng bởi tôn tiền tử vào 05/09/2020 10:40
Văn học Việt Nam thời cận đại rất dồi dào những bài văn tế, thơ ca ca ngợi anh hùng nghĩa sĩ. Gương chiến đấu, tinh thần hi sinh vì nước của các vị được nhân dân, nhất là lớp nho sĩ nhiệt liệt đề cao. Khắp Bắc - Trung - Nam, từ những người có tầm ảnh hưởng lớn lao trong cả nước như Nguyễn Trung Trực, Hoàng Diệu, Tống Duy Tân, Nguyễn Cao... cho đến những thủ lĩnh địa phương như Phan Cát Xu, Vũ Hữu Lợi v.v... (còn nhiều nữa) đều được tôn vinh, trân trọng. Tuỳ theo hoàn cảnh thời gian, tình hình cụ thể, sự biểu dương sùng bái có mức độ khác nhau, riêng đối với Phan Đình Phùng thì lòng ngưỡng mộ trước sau có lẽ là tuyệt đối. Trong phạm vi văn học sử, cảm hứng nghệ thuật về người anh hùng Vụ Quang luôn luôn được gợi mở, không chỉ nhất thời mà phát triển với thời gian, không chỉ trong phạm vi văn chương bác học, mà cả trong dân gian, cũng đậm đà phong phú.
Tướng quân nghĩa liệt văn hoàn vũVà những lớp trẻ sau ông ít lâu, cũng thừa nhận ông là bạn của thế hệ những người cha, và cũng là người bày đường chỉ lối cho thế hệ những người con, đúng như ý kiến của Ngô Quang Đoan (con trai của Nguyễn Quang Bích):
Nguyện hướng viên môn tác chấp tiêu.
(Nghĩa liệt tướng quân vang bốn cõi
Xin theo bên ngựa đỡ dây cương)
Báo quốc đan tâm trung quán nhậtSong có lẽ chưa có một vị tiên liệt nào được tôn vinh bằng đôi câu đối trường thiên, mỗi vế có đến 80 chữ, như đôi câu đối được biết là của Văn thân Nghệ Tĩnh điếu Phan Đình Phùng. Đã có nhiều giả thuyết về tác giả của đôi câu đối này. Có người nói là của Tổng đốc Đào Tấn, có người cho là của Nguyễn Thúc Tự (thầy học của Phan Bội Châu) mới là đúng hơn. Câu đối quả là tuyệt bút, cả hai phương diện tư tưởng và nghệ thuật đều đạt đến mức tuyệt vời. Điều cơ bản mà mọi người nhận ra trong con người và sự nghiệp của Phan Đình Phùng là không phải ở chỗ ông thành công hay thất bại trong cuộc khởi nghĩa, mà chính là ở tấm lòng cô trung, ở tinh thần đại nghĩa của ông. Lá cờ ông giương lên là lá cờ dân tộc, chứ không phải chỉ là lá cờ Cần vương như hầu hết các nhà Văn thân khác. Những bài thơ đương thời hay về sau viết về Phan Đình Phùng, thường nhắc đến bổn phận, nghĩa vụ của người trung thần đối với nhà vua, đôi câu đối này không hề đề cập gì đến khía cạnh đó. Và đây chính là cái nét mới trong sự phát triển của phong trào Cần vương mà ít người chú ý đến. Lòng thuỷ chung, sự kiên trì chiến đấu vì Tổ quốc của Phan Đình Phùng cho thấy ông là người biết trọng nước hơn vua, điều mà hầu hết các lãnh tụ khởi nghĩa hưởng ứng Chiếu Cần vương đã không thể hiện được. Câu đối viếng ông đã cho thấy được sự tiến bộ trong nhận thức của các nhà Văn thân. Tổ quốc, giang sơn, dân tộc… đã nổi lên cho lý tưởng Phan Đình Phùng thêm sáng chói. Thấm nhuần lý tưởng đó là cái mới của thế hệ Cần vương. Công lao và vinh dự của Phan Đình Phùng là ở đó.
Diệt cừu bảo kiếm khí lăng vân.
Gia nghiêm tích nhật tằng chiêu nghĩa
Hậu bối đương nhiên nguyện vấn tân.
(Tượng Phong thi tập)
Tạm dịch:
Cứu nước lòng son soi nhật nguyệt
Diệt thù gươm báu khí tung trời,
Cha xưa khởi nghĩa cùng người
Con nay cũng đến xin lời bảo ban.
Tiếng oanh non nỉ sân ngoàiCuối cùng, còn phải ghi nhận rằng, chung quanh Phan Đình Phùng còn có cả một kho văn học dân gian phong phú. Khá nhiều lãnh tụ Cần vương hoặc anh hùng, chiến sĩ ở các phong trào khác đều được văn học dân gian ghi nhận, song ít phần phong phú hơn Phan Đình Phùng. Bài Vè Quan Đình thuộc loại tác phẩm xuất sắc nhất trong kho tàng văn vè Việt Nam. Bài vè nêu khá đầy đủ tiểu sử Phan Đình Phùng, từ một nhà trí thức tiến lên thành một anh hùng cứu nước, vạch rõ bản chất trọng trách của ông, so sánh với bọn Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân. Bài vè nêu rõ đất Hương Sơn, Hương Khê lúc đó đã thành “Giang sơn riêng hẳn một toà cõi Nam”, dưới sự lãnh đạo của con người “tâm viên chí cường”:
Tìm Xuân về đó mà người ở đâu
Ngàn thu một tấm cô sầu
Non Hồng núi Ngự mây đầu xa xa
Hiếu trung là nếp nhà ta
Biệt ly đất khách, oán mà làm chi
Tiết Xuân ai cũng vui vầy
Mà ta riêng nỗi sầu bi một mình.
Hồng Lam tỏ mặt anh hàoVà bài vè cũng đề cập đến cái bất tử của Phan Đình Phùng; rất dân gian:
Văn thân bốn cõi trông vào một ta!
Quan Đình giữ tiết cương thườngCái đặc sắc của tác giả vè là đưa ra một lời khuyên nhủ:
Hãy còn hương hoả từ đường dài lâu
Bình Tây ai dựng cờ đầu
Hồng Lam danh tiếng về sau còn nhiều.
Dặn con dặn cháu một điềuPhải thuộc cho nhiều! Điều ấy có nghĩa là tấm gương của Phan Đình Phùng phải luôn luôn được học tập, truyền bá. Lời khuyên nhủ này ít gặp trong nhiều bài vè khác, chứng tỏ lòng sùng bái của nhân dân đối với Phan là thường trực, sự tôn vinh là lâu dài.
Vè này phải thuộc cho nhiều mới hay!
Nay vâng lệnh quan PhanCả một không khí tấp nập, rừng rực khí thế đua tranh. “Xưởng trong cho chí trại ngoài, thợ rèn các tỉnh đều mời hội công”... Cuối cùng kết quả hào hứng đã diễn ra: việc đúc súng đã thành công mỹ mãn:
Lên rừng ta đúc súng
Những bệ rèn, ống dóng
Những mâm thau nồi đồng
Cày cuốc cũng tập trung
Than rừng thì có đó!
Súng ta chế được vừa xongTiếp theo vè, có lẽ phong phú nhất là những giai thoại, những chuyện đồn đại chung quanh cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng. Người dân Nghệ Tĩnh luôn luôn kể cho nhau nghe những “mẩu chuyện quan Đình”. Nào là tinh thần dũng cảm của ông chống Tôn Thất Thuyết trong vụ phế lập, nhưng sau đó hai ông lại thống nhất với nhau trong nhiệm vụ cứu nước, mà những lời “tướng huấn” của Tôn Thất Thuyết được Phan Đình Phùng treo ngay nơi làm việc của mình (câu đối: Liêm bình khâm tướng huấn). Nào là mưu trí của ông trong việc bắt sống tuần phủ Đinh Nho Quang, việc ông học tập cái kế “Sa nang úng thuỷ” của Hàn Tín để giành thắng lợi trong một trận đánh Pháp. Giai thoại về những tướng lĩnh dưới trướng Phan Đình Phùng cũng rất nhiều, thường tập trung vào hai nhân vật Cao Thắng và Đội Quyên, hai người có công sáng tạo, thực hành trong việc đúc súng. Chuyện về các ông Lĩnh (như Lĩnh Chanh), các ông Đội (như Đội Văn) tung hoành trên các trận địa, biến hoá, thay hình đổi dạng trên các căn cứ hoặc các làng mạc v.v... luôn luôn được kể lại một cách hào hứng, không loại trừ nhiều trường hợp hư cấu, thêm bớt theo sự tưởng tượng của người kể. Lại cũng không nên quên các mẩu chuyện về những quân thứ của Phan Đình Phùng. Chuyện của những người xướng nghĩa đầu tiên ở Nghệ Tĩnh như Lê Ninh, người cầm đầu Lễ thứ (làng Trung Lễ, Đức Thọ); của người tiếp tục hoạt động sau khi Phan Đình Phùng đã mất như Ngô Quảng (ở Nghi thứ, Nghi Xuân) v.v.. Dân gian còn truyền tụng những chuyện về nhiều chị em trong cuộc khởi nghĩa này cũng đều là kiện tướng có tài năng, mưu lược nhưng đến nay tiểu sử vẫn còn chưa được giới thiệu cho đầy đủ. Người ta chỉ nhắc với nhau về một cô Tời, bà vợ lẽ Đội Quyên, có cái biệt hiệu là Ngưu Y Nữ, nhiều phen làm cho bọn Tây táng đởm kinh hồn. Người ta cũng nhắc với nhau về một cô Tám, cô hàng than ở bến chợ Tràng, phải chăng là tác giả của những câu hò tuyệt diệu:
Đem ra mà bắn nức lòng lắm thay
Bắn cho tiệt giống quân Tây
Cậy nhiều súng ống phen này hết khoe.
Đi đâu lật đật hỡi ai***
Mũi tên hòn đạn cho người này theo
Mênh mông một nước một chèo
Giang san gánh nặng vẫn đeo bên mình.
In từ trang: https://www.thivien.net/ » Phan Đình Phùng » Phan Đình Phùng trong văn học Việt Nam