04/12/2024 16:34Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Đăng bởi Nguyễn Trọng Tạo vào 24/02/2007 05:56
Một ngày kia, cát bụi vùng Hoan Diễn đã sinh tạo một “kẻ ham chơi”. Y cứ lãng đãng trong đời như một khách giang hồ mang trái tim nhạy cảm, một trái tim đầy nhạc với những đốm lửa buồn. Để rồi sau những cuộc say tràn cung mây, khi dòng cảm hứng chợt bùng lên từ những vùng u ẩn nằm sâu trong cõi nhớ, những giai âm ùa về như những luồng điện làm vỡ oà bí mật: “có thương có nhớ có khóc có cười/ có cái chớp mắt đã ngàn năm trôi”. Đây là những câu thơ khép lại một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Trọng Tạo: Đồng dao cho người lớn (1). Cách nói Đồng dao cho thấy được ý hướng sáng tạo của Nguyễn Trọng Tạo. Thơ anh là những khúc hát ngân lên từ cõi nhớ của một kẻ nhà quê lưu lạc. Lưu lạc mà vẫn nhớ mình là nhà quê, là phương Đông chính hiệu. Vì thế, nếu có đọc thơ Tây cũng là một cách mở rộng, tham bác để cho cái chất nhà quê vừa gắn với cổ điển, vừa đáp ứng được nhu cầu hiện đại. Hai câu thơ trên đây khép lại bài thơ mà cũng là để mở ra về phía “ngàn năm” từ cái “chớp mắt” khóc cười nghệ sĩ. Những câu thơ đẫm niềm riêng nhưng cũng là những trải nghiệm khóc cười nhân thế. Nó như bật ra từ tuệ nhãn, vừa mới mẻ vừa mang theo cái uyên súc Đường thi. Đó là một kiểu chiêm nghiệm, một cách nói khác của Bùi Giáng: “Bây giờ riêng đối diện tôi/ Còn hai con mắt khóc người một con”. Nói thế để thấy rằng Nguyễn Trọng Tạo đã biết lắng lại và tự giác ngộ mình trước cõi tham-sân-si trần tục. Mối tương quan giữa chớp mắt và ngàn năm đẩy cảm xúc lên tầm mỹ học về nhân sinh qua cái nhìn của một người biết mình cũng đầy ưu, nhược như ai. Nhưng người thơ ấy biết tự dặn mình coi thơ như một tôn giáo, đứng trước thơ phải thanh khiết và để lại sau lưng những phiền luỵ không đâu. Là một thi sĩ có ý thức đổi mới, Nguyễn Trọng Tạo thấu hiểu một cách sâu sắc, rằng, sự sống còn của người viết là phải nương thân vào chữ nghĩa. Nơi ấy, hồn nằm trong xác và xác ngụ trong hồn. Không còn cách nào khác, tư cách của nhà thơ chỉ có thể đo ướm bằng sự toả sáng của chữ. Tại đó, anh ta trình với mọi người cái vân tay vân chữ của mình trên tờ căn cước bằng giấy trắng mực đen. Hay, dở đã thuộc về kẻ khác. Mọi phân trần hay biện hộ của nhà thơ đều trở thành vô nghĩa.
Nhưng tôi người cầm bút, than ôiNhìn từ chiều lịch đại, Nguyễn Trọng Tạo thuộc thế hệ các nhà thơ chống Mỹ. Thơ anh cũng từng một thời phơi phới tin yêu, một thời tha thiết thật lòng “mỗi chiếc lá đều ghi lời tự nguyện”. Sự trong trẻo ấy thật đáng quý nhưng rõ ràng có phần đơn giản. Trong khi những cây bút như Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Mạnh Hảo… đã được nhiều người nhớ thì Nguyễn Trọng Tạo vẫn mải miết kiếm tìm. Phần hay nhất của thơ Nguyễn Trọng Tạo nằm ở thời hậu chiến. Đây là giai đoạn Nguyễn Trọng Tạo chủ trương một thứ thơ đời thường. Hướng về đời thường, thơ gần hơn với con người, những vui buồn nhân thế cũng được đề cập đến sâu sắc hơn. Theo ý tôi, mặc dù thập kỷ 80 của thế kỷ XX có sự nỗ lực đổi mới của nhiều nhà thơ, nhưng cần ghi dấu ba giọng điệu đáng chú ý: Ý Nhi, Nguyễn Trọng Tạo, Dư Thị Hoàn. Những bài thơ của họ thể hiện rất rõ sự “vỡ giọng” và sự thay đổi về tư duy nghệ thuật. Đó là quá trình tự nhận thức lại chính mình và người khác. Những thần tượng một thời giờ đây đã hết uy lực: “Khi đang đắm yêu có tin được bao giờ/ Rồi một ngày người yêu ta đổi dạ/ Rồi một ngày thần tượng ta tan vỡ/ bạn bè thân thọc súng ở bên sườn” (Tản mạn thời tôi sống). Đây là những câu thơ hàm chứa rất nhiều cay đắng ở bên trong vì nó nói về sự đổ vỡ. Mà có sự đổ vỡ nào lớn hơn là sự đổ vỡ về tình yêu và thần tượng! Sau 1975, thơ ca Việt Nam từ quỹ đạo của cái ta trở về với cái tôi cá nhân. Nhưng đó không phải là cái tôi tách rời hoàn cảnh như thơ ca lãng mạn. Đó là cái tôi như một điểm tựa để nhìn về nhân thế và con người trong sự phức tạp và nhiêu khê khó lường. Góc nhìn đời tư và những dằn vặt cá nhân được quan tâm thể hiện. Những điều ấy đều có mặt trong thơ Nguyễn Trọng Tạo thời sau - thời mà cái nhìn riêng của anh được mài sắc hơn, sự thay đổi cái nhìn nghệ thuật diễn ra quyết liệt hơn: Như con chiên sùng đạo chợt bàng hoàng/ Nhận ra Chúa chỉ ghép bằng đất đá. Trong hoàn cảnh ấy, con người đang tìm mình, loay hoay kiếm tìm các giá trị, đường chân trời không hẳn cứ trong veo như trước đây ta vẫn tưởng. Đây là thời điểm các cây bút phải biết xác lập vị thế của mình trong dòng chảy lịch sử. Bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ phải được thiết lập bằng quan niệm riêng của anh ta về đời sống. Biết bứt thoát khỏi những quy phạm nghệ thuật của thời đã qua, Nguyễn Trọng tạo đã trổ được cái nhìn riêng về “cõi nhân gian bé tí” nhưng lại hết sức rộng lớn này với những thay đổi vừa mang tính bất thường, vừa mang tính quy luật. Tản mạn thời tôi sống (1981) là thi phẩm cho thấy cái nhìn rất nhạy cảm của nhà thơ. Đây là bài thơ được nhiều người nhớ. Có thể, những người khó tính sẽ nhận thấy ở bài thơ này mạch thơ còn dàn trải, câu chữ chưa thật chắt lọc. Đúng thế, cái hay của bài thơ không nằm nhiều ở cấu trúc hay ở sự kỳ công về nghệ thuật mà nằm nhiều hơn ở khả năng tiên cảm chính xác và đầy chất triết lý: “Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa/ như thời đã đi qua như thời rồi sẽ đến”. Nguyễn Trọng Tạo đã lấy hai câu thơ mang âm hưởng ví dặm để làm giai điệu nền tảng cho dòng cảm xúc “trái mùa” tản mạn của anh. Thực ra, bài thơ đâu có tản mạn, nó xoáy vào người đọc một câu hỏi buốt nhói, một vấn đề quá lớn: “Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi/ Câu trả lời thật không dễ dàng chi”. Chính vì cái câu hỏi quá riết róng ấy mà Nguyễn Trọng Tạo từng phải lao đao. Phải đến những năm đổi mới, những băn khoăn kia của Nguyễn Trọng Tạo mới được “giải oan”. Người ta bắt đầu nhận thấy một sự thật: bài thơ đã khái quát được tâm thế của một thời. Về sau, kiểu câu hỏi nhạy cảm ấy lại xuất hiện trong thơ Hữu Thỉnh: Tôi hỏi người: - Người với người sống với nhau thế nào?, trong văn xuôi Phùng Gia Lộc: Cái đêm hôm ấy đêm gì?... Không quá khó khăn, người đọc nhận thấy phía sau niềm trắc ẩn kia của Nguyễn Trọng Tạo là nỗi cô đơn, đắng đót của kẻ mang bản mệnh đa đoan. Mà Nguyễn Trọng Tạo đâu có che giấu cái tôi bản thể của mình:
Không thể không tin gì mà viết.
vẽ tôi mực rượu giấy trờiĐây là những câu thơ ngất ngưởng, đùa đấy mà cũng là thật đấy. Ngẫm ra, chỉ những ai dám là mình mới có cái ngất ngưởng, tếu táo đến nhường ấy: “vẽ tôi lặng nhớ mưa xa/ tiếu lâm đời thực khóc oà chiêm bao”. Tôi nghĩ, cái khóc cười qua những dòng tự hoạ trên đây có phần gần gũi với tâm trạng Khi vui lại khóc, buồn tênh lại cười của cây hát nói tài danh đất Nghi Xuân Nguyễn Công Trứ. Trong thơ, nhiều khi quá cố công để tìm đến cái sâu sắc lại gặp phải sự hời hợt, trơn lỳ, bởi đó là cái “cố” bằng lý tính. Nhưng nhiều khi, nhà thơ ngỡ như bất lực lại chính là lúc nẩy lên những ý lạ đến khó ngờ. “Tâm trạng nhạc tính” của người sáng tạo một khi bắt gặp những chớp loé tư tưởng sẽ tạo nên sự bùng nổ. Điều này khiến tôi chợt nhớ đến một ý kiến rất hay của E. Weber: “Tảng đá tư tưởng rơi vào tâm trạng này và dấy lên những đợt sóng tinh thần, những đợt sóng này vươn tới sự biểu hiện bằng ngôn ngữ và sẽ phải trở thành thơ” (4). Đó là phút “giời cho”, là trạng thái “ngây ngất”, “mê sảng” như A. Pushkin có lần bày tỏ. Có lẽ trong đời, Nguyễn Trọng Tạo đã hơn một lần bắt gặp giây phút “giời cho” mà Tản mạn thời tôi sống là một ví dụ điển hình. Những bài thơ hay nhất của Nguyễn Trọng Tạo thường là những bài thơ xuất phát từ cái nhìn sâu vào bên trong, lắng nghe âm vọng đời sống qua tiếng gõ rất riêng của cái tôi “nửa khóc nửa cười” ấy. Thời gian 1 là bài thơ có những bước nhảy độc đáo về tứ:
nửa say nửa tỉnh nửa cười nửa đau
vẽ tôi thơ viết nửa câu
nửa câu ma quỷ đêm sâu gọi về…
(Tự hoạ)
còn chi bóc nữa?Khúc Xonê buồn cũng có cách nói khá ấn tượng:
hãy bóc hồn tôi
tôi thành tờ lịch
bóc sang luân hồi.
Là khi tỉnh giấc trong đêmNhững câu thơ này ít nhất cho phép người đọc nhận thấy hai điều. Trước hết, hé ra chiều sâu của một nỗi cô đơn thường trực; thứ hai, mở ra một trường liên tưởng lớn nói về sự cô đơn và khát khao chia sẻ. Ý tưởng ấy, đến Nguyễn Trọng Tạo, được hoá vào hồn lục bát, lấy cái duy tình để diễn tả cái duy linh: “Buồn ơi Buồn có thương tôi/ Đừng làm tôi phải mồ côi nỗi buồn!...” Buồn là em, là người đẹp, là một nửa của tôi, là ai đến bên tôi “khít ơi là khít” như Hàn Mặc Tử xưa kia một mình trong bãi biển đầy trăng chập chờn ma mị. Nếu Đồng dao cho người lớn mở ra bước chuyển về thi pháp, đưa thơ đến với chất giọng triết lý sau cái vỏ ngu ngơ như thật như đùa thì Chia lại là một nỗ lực cách tân của Nguyễn Trọng Tạo trên con đường làm mới thể thơ lục bát. Với Nguyễn Trọng Tạo, việc cách tân không đồng nghĩa với việc phải đập vỡ và tẩy chay mỹ học truyền thống. Anh biết nâng niu di sản văn hoá quê hương và cố gắng tạo nên sự “hoà giải” giữa cái cũ và cái mới trong thơ. Bởi thế mới có chuyện “Một cây si với một cây bồ đề” (Chia); “con đường từ ghét đến yêu/ đỏ đen sấp ngửa liêu phiêu một đời” (Ví dụ 4)... Trên nền ổn định của thể loại, Nguyễn Trọng Tạo có nhiều cách xoay trở. Anh chơi vần, tạo ấn tượng thị giác bằng cách biến đổi cấu trúc dòng thơ, xây dựng những hình thức nhịp điệu, tiết điệu mới:
Một mình ta thấy ngồi bên: nỗi buồn
Là khi cạn một ly tràn
Đáy ly ta lại thấy làn mi xanh.
chia cho em một đời ThơLục bát Nguyễn Trọng Tạo không nghiêng hẳn về âm hưởng ca dao như Nguyễn Duy, không sấn sổ táo tợn như Đồng Đức Bốn sau này, và cũng khác với cách “gảy khúc trăng vàng” của làng quê Bắc bộ như Phạm Công Trứ trong lời thề cỏ may. Cái riêng của lục bát Nguyễn Trọng Tạo là sự phiêu diêu của cảm xúc, ma lực của âm nhạc và sự kỹ lưỡng nghiêng về phía sang trọng của chữ nghĩa. Đây là thế mạnh nhưng cũng là một cái bẫy với chính nhà thơ cho dù anh muốn quẫy đạp và vượt thoát khỏi tiền nhân. Đây đó vẫn có những câu mang hơi hướm của Nguyễn Bính. Nhưng thời Nguyễn Bính, sự nới giãn cấu trúc dòng thơ để tạo nên sự lạ hoá trong cấu trúc văn bản hãy còn quá hiếm. Còn hiện thời, hình thức xuống thang, ngắt câu thành những đoạn ngắn nhằm lạ hoá khuôn hình sáu-tám trở thành ngón chơi của nhiều người. Song có thể nói, Nguyễn Trọng Tạo thuộc số những người tiên khởi. Trong số những khúc lục bát hay của Nguyễn Trọng Tạo, bên cạnh Chia, tôi đặc biệt ấn tượng với Mẹ tôi. Thi phẩm này không mang mang nỗi niềm như Trông ra bờ ruộng của Hữu Thỉnh mà sử dụng giọng kể nhà quê rất thích hợp:
một lênh đênh
một dại khờ
một tôi
chỉ còn cỏ mọc bên trời
một bông hoa nhỏ lặng rơi mưa dầm…
mẹ tôi dòng dõi nhà quêNói thế để thấy rằng, mặc dù kỹ lưỡng và có ý thức trau chuốt ngôn từ, nhưng khi cần, Nguyễn Trọng Tạo biết cách đổi giọng để vần điệu hài hoà với cảm xúc. Từ những chuyện đời ngỡ như thật riêng tư, bài thơ mở ra một khung trời tâm tưởng, và bóng mẹ trở nên da diết lạ lùng: mẹ tôi tóc bạc răng đen - nhớ thương xanh thẳm một miền nhà quê. Sức hút của bài thơ này nằm ở sự giản dị của ngôn từ và giọng kể chứ không nằm ở kỹ xảo thuần tuý. Vậy là sau rất nhiều lưu lạc, vẫn có một miền quê ẩn sâu trong hồn thơ Nguyễn Trọng Tạo:
trầu cau từ thuở chưa về làm dâu
áo sồi nâu, mấn bùn nâu
trắng trong giải yếm bắc cầu nên duyên.
ngác ngơ giữa phốTôi nghĩ, cái gốc quê ấy không đơn giản là nơi sinh trưởng, lớn lên nhìn từ góc nhìn địa lý mà rộng hơn, là hồn vía văn hoá của quê mình, dân tộc mình ám vào hồn thơ Nguyễn Trọng Tạo và qua nhạc, qua vần điệu, tiết tấu, chữ nghĩa mà rung lên thành thơ:
một thằng nhà quê
nhớ thương mộ tổ
biết bao giờ về
(Lưu lạc)
Cỏ may khâu áo làng quêTrước đây, người ta thường nhắc đến hình ảnh Cao Bá Quát đê thủ bái mai hoa. Nay kẻ hậu sinh Nguyễn Trọng Tạo cũng biết lãnh tinh thần hướng về cái đẹp ấy trước cỏ may. Đó là một hành động nghĩa khí và nghệ sĩ. Nhưng nếu hoa mai trong thơ Cao Bá Quát có ý nghĩa như một siêu mẫu nói về sự thanh cao quen thuộc trong hệ từ vựng thơ ca cổ điển thì cỏ may trong thơ Nguyễn Trọng Tạo là hình bóng của quê hương, là nỗi niềm của một con tim nhạy cảm: “loanh quanh sân thượng mà thương cánh đồng”. Một nhành cỏ may bất chợt đã đánh thức cái nhìn hoài nhớ tuổi xưa của Nguyễn Trọng Tạo. Bài thơ gợi lên một tình yêu da diết và sâu sắc. Trong con người ấy, quê hương bao giờ cũng bình dị và thiêng liêng. Thêm một lần nữa, tôi muốn khẳng định, cái chất nhà quê cứ chảy hoài trong kẻ lưu lạc kia đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên dải phổ cảm xúc thơ Nguyễn Trọng Tạo. Nhưng cũng cần lưu ý thêm rằng, đó là chất nhà quê vùng Hoan Diễn - Nghệ An và đã được bồi đắp thêm những tố chất văn hoá của các vùng quê khác mà bước chân lưu lạc của Nguyễn Trọng Tạo đã từng đặt chân đến. Thế mới ngu ngơ, tưng tửng nhưng cũng hết sức ngọt ngào mềm mại. Đó là cái mềm mại hiện lên sau cái vẻ gẫy gập, trúc trắc, xa xót của những câu ví dặm quê anh.
Cớ chi gió thổi bay về trời cao
Ta lên sân thượng chạm vào
Cỏ may. Ta cúi xuống chào… Cỏ may!
(Cỏ may trên sân thượng)
rồi cũng khóc như em khóc cho điều đã mấtCái chất libido trong thơ Nguyễn Trọng Tạo có nhiều cung bậc khác nhau, khi nồng nàn bốc lửa, cuồng nhiệt đắm say, khi ngơ ngẩn một niềm hối tiếc, khi xót xa máu ứa… Nhưng tất cả đều trang nhã, nó không quá mạnh như lứa thi sĩ trẻ sau anh. Cũng phải thôi, đó là cách nói của hai thế hệ. Thế hệ sau bảy lăm dám nói thật những cuồng nhiệt của mình cho dù đó là một sự thật gây sốc với nhiều người nhất là những người đạo đức giả. Còn Nguyễn Trọng Tạo, anh biết tìm đến cách nói “nửa phô mình ra nửa giấu lại mỉm cười” trong nguồn mạch thi hoạ phương đông. Đây cũng là một lựa chọn để tạo thành một bản tính trong thơ.
trâm Cỏ Thi. Ừ nhỉ, cỏ thôi mà
nhưng nước mắt…cũng như em, tôi đã
thêm một lần tái diễn trước cỏ hoa.
(Tái diễn)
In từ trang: https://www.thivien.net/ » Nguyễn Trọng Tạo » Nguyễn Trọng Tạo: chớp mắt với ngàn năm