Long Xuyên, tháng 10 năm 2008
Bùi Thuỵ Đào Nguyên
(1) Thành Đồ Bàn còn gọi là thành cổ Chà Bàn hoặc thành Hoàng Đế, thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn và cách thành phố Qui Nhơn (tỉnh Bình Định) 27 km về hướng tây bắc. Thành được xây dựng năm 982 dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya. Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung Ương hoàng đế, đóng đô ở đây, nên còn gọi là Hoàng Đế thành. Năm 1799, thành bị quân nhà Nguyễn chiếm, đổi tên gọi là thành Bình Định.
(2) Thế nhưng, từ năm 1945 đến 1954, do tình hình chiến tranh, Quách Tấn phải đưa gia đình về Bình Định. Đến năm 1954, cả gia đình vào lại thì ngôi nhà vẫn còn đó nhưng tất cả sản nghiệp và sách vở bị mất sạch. Sự nghiệp văn chương Hàn Mặc Tử dĩ nhiên cũng không còn. Cả trên 500 - 600 bức thư Hàn gửi cho Quách Tấn suốt 10 năm thân thiết cũng mất hẳn... Thế rồi, “Suốt bao năm sau, Quách Tấn ròng rã kiếm tìm những bài thơ lưu lạc của Hàn. Nghe bất cứ nơi đâu có phong thanh là thi sĩ lặn lội tới tận nơi...dần dần các tập thơ... cũng lần lượt về tay khổ chủ. Năm 1987, tuyển tập Thơ Hàn Mặc Tử ra đời do Chế Lan Viên đề tựa và Quách Tấn giới thiệu. Một lời hứa, một ý nguyện đối với vong hồn bạn phải 45 năm sau mới thực hiện được. Dù muộn, nhưng thật chí tình, son sắt và trọn vẹn...” (
Hương thơm & Mật đắng, tr.46-53.)
(3) Địa chỉ trang:
http://www.mientrung.com/content/view/5270/132/(4) Trần Thị Huyền Trang giải thích thêm: “Rất nhiều người tưởng rằng Trường thơ Bình Định là một danh hiệu khác của Nhóm thơ Bình Định (tức Bàn thành tứ hữu). Sự nhầm lẫn đó xuất phát từ chỗ ý nghĩa của hai chữ “trường” và “nhóm”. Về ý nghĩa “trường” biểu thị cho một tập hợp có chung một khuynh hướng, “nhóm” cũng là một tập hợp nhưng không đòi hỏi sự đồng nhất về khuynh hướng (Hàn Mặc Tử,
Hương thơm và Mật đắng, NXB Hội nhà văn, 1990, tr. 54)