Khởi đầu từ câu đầu tiên: “Giữa những khe hẹp và sâu của vô số lớp hiện thực”... với bao phức hợp và trộn lẫn của chữ, nghĩa và hình ảnh với mấy nỗ lực, tập thơ đóng lại ở câu cuối cùng: “Ta-Đã-Kịp-Trông-Rõ-Khuôn-Mặt-Nhau”. Nó như cuộc đời: hụt hẫng, đầy hỗn mang, bất trắc, và không thể nắm bắt.
Trật tự đề tài đan xen bề bộn, câu thơ dài ngùng ngoằng lắm lúc cả trang vắng bóng dấu chấm, phẩy, các bài hay đoạn thơ được đánh số rất logic nhưng chẳng theo logic nào cả, sự xuất hiện của những dấu…
Khởi từ bài thơ đầu [tiên, đời]: “Một-bài-thơ-đi-qua-khung-cửa...” được làm một cách đột hứng, bản năng, ngây thơ và phiêu lãng. Nhưng khi kẻ làm thơ ý thức về việc làm thơ và bài thơ là hắn đánh mất bản thể mình ngay lúc đó. Kẻ-Chia-Ngôn-Ngữ-Và-Hiện-Thực-Làm-Hai; Kẻ, Vì-Đánh-Mất-Hiện-Thực-Nên-Đánh-Mất-Luôn-Ngôn-Ngữ; Kẻ-Đã-Lẩn-Hẳn-Vào-Mặt-Nạ-Của-Chính-Mình.
Nhà thơ bị ném vào cõi rối mù của vô vàn giải trình,…
“Giữa những khe hẹp và sâu của vô số lớp hiện thực”...[1]
Hắn rơi và chìm dưới vực thẳm của nỗi vong thân. Hắn biết hắn không là cái này, không là cái kia hay cái nào khác bất kì. Mà “là-một-cá-nhân”. Hắn cựa quậy. Hắn bơi chới với giữa vô số bóng ma tha nhân, bóng ma “chúng ta”. “Trong một thời đại mà lời bị che khuất bởi hình ảnh được kiến tạo của lời, hiện thực bị che khuất bởi ý muốn của chúng ta về hiện thực...”
Tại sao? Tại sao? Tại sao? Hắn thức nhận thẳm sâu rằng cuộc sống lâu nay…
Tập thơ của Như Huy luôn muốn khao khát tìm ra tận cùng vấn đề, triết lí vượt ngoài tầm không- thời gian, từ, cụm từ, vế câu xô đẩy nhau hòng khỏa lấp tất cả sự trống trải và vô nghĩa của ngôn ngữ, của tình yêu. Nhưng hình thức thơ càng miên man, càng trùng điệp thì lại càng có những khoảng trống. Có khi, nó là những khoảng trống giữa các âm tiết, biến một dãy kí tự thành một từ đa âm: “một-tâm-hồn-ngày-càng-chức-năng”, “khe-sâu-giữa-bề-mặt-và-ý-nghĩ”, ‘tuyệt-đối-câm-lặng”. Cũng…
Trong bài thơ mang tên: “Cá nhân”, Như Huy đã tìm cách lí giải: thế nào là cá nhân bằng hàng loạt những câu phủ định lặp cấu trúc: “Anh không phải là một (kẻ, một kẻ)...” để cuối cùng đi tới một khẳng định: “Anh-là-một-cá-nhân” bằng những dấu nối đa âm quen thuộc. Sự biến ảo lần này không phải trên bình diện ngôn ngữ mà trên phương diện người sáng tạo nghệ thuật. “Anh”: như một khối ru bích đa diện từ nghề nghiệp: “nhà cách tân”, đến hoạt động: “kẻ đi định…
Hãy bắt đầu từ “Một-bài-thơ-đi-qua-khung-cửa”, bài thơ đầu tiên của Những câu phức, cũng là nơi chứa đựng rất nhiều điều Như Huy muốn nói và sẽ còn say mê nói về Chữ. Một tổ hợp âm gồm 7 chữ. Đọc một cách rành rõ, nó là: “Một bài thơ đi qua khung cửa”. Nhưng xét theo hình thức cấu trúc thì nó là một từ, một từ đa âm tiết, nó trở thành một thực thể tồn tại hài hòa trong nhau. Khi tách nhau ra, nó không còn là “khung cửa”, là “bài…
Tập thơ của Như Huy mang cái tên khá lạ: Những câu phức và đó cũng là hình thức trình bày chủ yếu trong toàn tập thơ.
Có bài thơ chỉ gồm duy nhất một câu phức, và nhiều hơn cả là những bài thơ được đánh số mỗi phần 1. 2. 3. rồi a. b. c. như là sự dàn trải của những định đề. Hình thức thơ rành rõ và ngắn gọn như vậy nhưng mỗi câu phức, mỗi bài thơ lại là một thực thể hoàn toàn sống động và phá cách. Nó vượt lên trên rất nhiều ranh…
Sau cuộc cách mạng trong thơ ca năm 1945, thơ Việt Nam hiện đại khi thì âm ỉ, lúc lại bùng cháy quyết liệt những nhu cầu cách tân và những khuynh hướng thể nghiệm thơ. Theo đó, vấn đề cách viết, cách sáng tạo ngôn ngữ dần được đặt lên hàng đầu. Lối đi này được nhiều nhà thơ tâm niệm là Làm tiếng Việt. Các nhà thơ như Lê Đạt, Hoàng Cầm, Đặng Đình Hưng, Trần Dần, Văn Cao, Lưu Quang Vũ... không ngừng sáng tạo, kiên trì lao động nghệ thuật với “chữ”, bắt vào xu hướng chung của chủ nghĩa…