Tôi là thành viên của thivien nhưng lâu lắm rồi không có lên tham gia gửi bài và xem diễn đàn. Lời đầu tiên, xin gửi lời thân mến, chúc ban quản trị và bạn bè, thành viên của thi viện sức khỏe!
Mình có câu hỏi nhờ giải đáp dùm: sao giờ muốn gửi bài viết mới vào danh sách bài viết mà mình không biết vào đâu để gửi?!
Trân trọng kính chào!
MÙA ĐÔNG THỊ THÀNH
Chú mèo con cuộn tròn
Trong đống chăn rách nát
Con chim non đang hát
Như đón chào bình minh.
Làn nắng nhỏ xinh xinh
Xuyên qua loang cửa sổ
Buồng chuối non đang trổ
Má búp bầu non tơ.
Trên đường lá lơ thơ
Cuốn nhen theo chiều gió
Mùa thu đi bỏ ngỏ
Mùa đông đã len gần
Con sống ở thị thành
Mỗi năm mùa rét mướt
Gió kéo về lướt thướt
Hôn má non thơ ngây!
Bao giờ đến Tết đây?
Con về…
TÌM ĐÂU BÂY GIỜ
Bước chân em lối nhỏ,
Anh chiều tím bâng quơ.
Hàng me như hững hờ,
Hòang hôn nghe xao xuyến.
Buổi đầu bao lưu luyến
Em gái nhỏ dịu hiền.
Đôi má lúm đồng tiền
Nụ cười duyên tươi thắm.
Thời gian qua tháng năm
Em đã lớn thêm dần
Anh ra chốn thị thành
Bỏ đường quê xưa ngái.
Ngày xưa sao ái ngại
Em giờ đã sang sông
Những buổi chiều mênh mông
Còn mình anh đếm bước.
Con đường nghe tha thiết…
MÙA HẠ ĐI QUA
Trang giáo án cuối cùng thầy khép lại,
Mắt học trò chợt ngơ ngác nhìn nhau
Nghe đâu đây vẳng điệu khúc ve sầu
Của mùa thi bao lo toan vội vã.
Em ngược phía cánh cổng trường trong nắng ngã,
Ánh mắt thu buồn nhìn phượng thắm mênh mông
Anh cũng thẹn sau em chiều gió mỏng
Phòng thi đóng hờ, cánh phượng đỏ trên tay...
Cổng trường khép lại rồi để mùa hạ len qua,
Mấy chú ve cũng không thèm ngân nga nữa,
Tháng sáu trời mưa sao vẫn còn…
Phong trào thơ mới 1932 – 1945
Tác giả: (Không rõ)
Phong trào thơ mới là một trào lưu thi ca lớn của thời kì văn học hiện đại phát triển từ năm 1932 đến năm 1945. Trước đây, trên thi đàn chủ yếu là thơ cũ với thể “ thất ngôn bát cú” Đường luật thịnh hành. Thể thơ thất ngôn bát cú với sự quy định quá chặt chẽ của niêm luật rất khó để có thể diễn tả ý tưởng và những tình cảm mới nên trở thành một thể thơ gò bó không thích hợp với lớp công chúng mới. Lúc này trong đời sống xã hội đã xuất…