Chương 9 Núi Hoa Đào anh hùng luận kiếm Ngôi Tam Bảo bóc mẽ công danh
Một ngày kia, trên núi Hoa Đào, Lê Hựu ngồi bàn về kiếm pháp và luận anh hùng với Trần Đăng Tài. Ở bên cạnh hai người có một tiểu đồng loay hoay rót rượu. Lê Hựu hỏi Trần Đăng Tài: - Theo như cách nhìn của đệ, hiện nay trong võ lâm có ai là người giỏi?
Trần Đăng Tài nói: - Khoảng mươi, mười lăm năm nay lớp anh hùng tiền bối như Cả Nguyễn Đại Kỳ hiệp, Chế Giáo Đầu, Ngô Xuân v.v... mất đi, khoảng trống họ để lại…
Lê Hựu có nhà ở trong khu gia binh cấm quân. Nơi đây được gọi là "phố kiêu binh", rất nhiều các anh hùng trong môn phái Võ Đang Toàn Chân trưởng thành lên từ đây như bọn Sơn Tây Ngũ Quỷ, Nghệ An Tứ Quái v.v... Tại đây cũng mở ra một Tiểu Võ Đài để hàng tháng cho các võ sinh thượng đài đánh đấm nhau khỏi buồn chân buồn tay.
Ở kinh đô có nhiều võ đài nhưng uy tín, chất lượng của mỗi võ đài cũng chẳng giống nhau.…
Chương 7 Hàn vi làm thợ đấu Công thành bởi bắn tên
Có người nói: - Ranh giới giữa thiên tài và thiên tai chỉ là sợi tóc. Qua trên sợi tóc là cảnh giới của bậc anh hùng, qua dưới sợi tóc là cảnh giới của tên lưu manh đầu đường xó chợ.
Nghe thế mà sợ.
Lại có người nói: - Người ta sinh ra mỗi người một tính. Người hay người dở khi sinh ra Trời đã an bài. Một miếng ăn, một hớp nước uống cũng đã được an bài từ kiếp trước. Có muốn cũng chẳng được, không muốn cũng chẳng được.
Chương 6 Nháo nhác anh hùng một thuở Cái thời lãng mạn qua đi
Trong võ lâm, anh hùng cái thế cũng nhiều nhưng cũng không ít bọn bắt gà, ăn trộm ngựa đôi khi cũng xen vào làm ảnh hưởng, mất uy tín võ lâm. Ở một vài tỉnh lẻ, bọn mãi võ bán thuốc cao đôi khi cũng vỗ ngực tự xưng là anh hùng cái thế, rõ thật buồn cười. Có bác thợ may lấy cái kéo cắt vải làm binh khí, sai thợ đục đá treo biển ở trước cửa nhà xưng danh "Đệ nhất kiếm thủ". Lại có những cặp vợ chồng cặp cặp kè kè vào Nam ra Bắc,…
Trong giang hồ có bao nhiêu anh hùng là đủ, xếp hạng đánh số ra sao? Câu hỏi này cũng là một công án thật khó giải. Không phải tự dưng người xưa đã vẽ lên bản đồ có 108 vì sao trên giời, trong số 108 vì sao ấy lược đi còn có 64, rồi lược đi nữa còn có 36, rồi lược đi nữa còn có 28, rồi còn 9, còn có 7, còn có 5, còn có 3, còn có 1, số 1 là số nhất vị độc tôn. Trong các đại hội võ lâm nếu đánh trống ghi tên thì có tới hàng nghìn, hàng vạn nhưng…
Chương 4 Chốn giang hồ vừa khóc vừa luyện chưởng Nơi chùa chiền nhận thức nhận chân như
Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi là người của Toàn Chân, của Võ Đang nhưng y cũng là người trong cấm quân. Bọn cao thủ trong cấm quân được triều đình nuông chiều, lâu ngày thành kiêu binh, lúc nào cũng vỗ ngực công thần. Bọn này tâng bốc nhau, tự đặt ra các danh hiệu, giải thưởng để phong tặng cho nhau rất kỳ cục. Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi rất bực bội bọn này nhưng do thân cô, thế cô y không làm gì được, nhiều…
Chương 3 Chốn võ đường, đánh cho phải đạo Ngọc kỳ khôi cũng thật kỳ khôi
Lại nói về các võ đường. Thường các môn phái đều có những võ đường riêng. Trong một khoảng thời gian dài, trên giang hồ chỉ độc có những võ đường của môn phái Võ Đang Toàn Chân. Về sau này, một vài cao thủ cũng tự đứng ra lập võ đường riêng nhưng đa số đều thất bại, không tồn tại được lâu dài.
Võ Đang Toàn Chân là môn phái thuộc dòng Bắc tông, chủ trương tiệm ngộ (giác ngộ dần dần) nên trong các võ đường cũng…
Chương 2 Thâu đệ tử, anh hùng thêm vây cánh Lên kinh kỳ, so sánh được tài cao
Trong Bắc tông có một số đại hiệp tham gia sáng lập môn phái từ những ngày đầu, mọi người đều coi họ là tiền bối. Ngô Xuân và Huy Viễn là những người như thế, ngay từ trẻ đã tu luyện được tới thất thập nhị huyền công. Ngô Xuân và Huy Viễn là cặp bài trùng. Họ chơi với nhau, đi đâu cũng cặp kè như một cặp đồng tính, cả hai cùng lăn lộn trên chốn giang hồ để lập công danh. Về tư chất, Huy Viễn giàu thủ đoạn, chưởng…
Về đại lược, trong võ lâm, thường chia ra hai môn phái chính là Bắc tông và Nam tông. Bắc tông tổ chức quy củ, có trường lớp, bài bản. Người của Bắc tông ở trong công sở, trong cung đình, nhiều người giữ chức vụ lớn. Thanh thế của Bắc tông lớn đến nỗi tự coi là môn phái chính thống.
Ngược với Bắc tông, Nam tông tổ chức lỏng lẻo, gần như không có tổ chức, tự phát, hoà lẫn trong dân gian. Nam tông không nệ sách vở, thường ỷ vào trực giác,…