KẺ HÀNH KHẤT
Mikhail Lermôntôv
Ở cổng ngôi nhà của người quyền uy (1), (2)
Kẻ hành khất đứng xin của bố thí
Bởi đói, khát, mỏi mòn thân tiều tuỵ
Chỉ còn chút sinh khí ẩn hàng mi.
Người đó chỉ cầu xin mẩu bánh mì,
Với ánh mắt hiện nỗi đau hành hạ,
Nhưng ai đó đã đặt lên viên đá
Trên bàn tay kẻ khốn khó chìa ra .
Luỵ tình mi ta đã cố van lơn
Với hàng lệ đắng cay, với tủi hờn;
Những cảm xúc của ta còn hơn thế
Bị mi đánh lừa chẳng thể quên đi!
1830
Bùi Huy Bằng dịch (http://buihuybang.blogtiengviet.net/)
2/2013 (Tết Quý Tỵ)
(1)
1- Theo từ điển những từ tiếng Nga đồng nghĩa dạng hình thái học - Словарь русских синонимов с морфологией (http://jeck.ru/tools/SynonymsDictionary)
- ОБИТАТЕЛИ có 12 từ đồng nghĩa, trong đó những từ được sử dụng nhiều nhất:
. Дом: ngôi nhà - với tần suất sử dụng 153.887 lượt.
. Монастырь: nhà tu, tu viện - với tần suất sử dụng 5.586 lượt.
- СВЯТОЙ, СВЯТАЯ có 52 từ đồng nghĩa, trong đó những từ được sử dụng nhiều nhất hoặc đáng chú ý nhất:
. Высокий (высочайший, наивысочайший,...): cao, rất cao, cực cao... - với tần suất sử dụng 63.801lượt.
. Благородный...: cao cả , cao thượng, quý tộc... - với tần suất sử dụng 9.289 luợt.
2- Theo từ điển tiếng Nga (Словарь русского языка, С. И. Ожегов, 1973), trang 650, điểm 4: trong Ky-tô giáo và Cơ đốc giáo СВЯТОЙ, – ОГО (cách 2), СВЯТАЯ, – ОЙ (cách 2) có nghĩa nguời ... có quyền lực màu nhiệm.
Như vậy câu “У врат обители святой “ có thể dịch:
+ Ở cổng ngôi nhà của người quyền uy
+ Ở cổng nhà tu của đấng quyền uy
Xét ngữ cảnh trong bài thơ, tần suất sử dụng từ và trạng thái không viết hoa của từ святой, tôi lựa chọn câu dịch trên.
Sở dĩ phải giải thích dài dòng là để phân biệt hầu hết các bản dịch khác đã dịch ОБИТАТЕЛИ СВЯТОЙ là NHÀ THỜ, có bài dịch là TƯỢNG THÁNH... Liệu đây có phải là một sự nhầm lẫn?
(2)
Giả thiết phần dịch nghĩa là đúng, nhiều bài dịch mà tôi biết đã hư cấu (nhiều tình tiết, hinh ảnh) rất phong phú. Ở khổ thơ cuối (4 câu cuối cùng) thể hiện sự oán hờn, trách cứ nhưng với lòng tự trọng cao của KẺ HÀNH KHẤT đối với “КТО-ТО” (ai đó), “ ТВОЕЙ” (của mày, của mi), “ТОБОЙ” (bởi mày, bởi mi) làm mất niềm tin vĩnh viễn (навек) vào một con người “ai đó”, nghĩ rộng ra là vào con người nói chung. Như vậy trong bài thơ nguyên tác không có nhân vật thứ 3 nào để diễn xướng thành “ANH” - bởi KẺ HÀNH KHẤT hiển nhiên ở đẳng cấp thấp, hơn nữa người này chẳng còn chút thiện cảm nào với “ai đó” (кто-то) hoặc thành “EM”, “NÀNG” - bởi “AI ĐÓ” (кто-то) chẳng có dấu hiệu nào chứng tỏ là phụ nữ, cực đoan còn gán cho “кто-то” là “Có cô em quý tộc Nga...” rồi biến bài thơ nguyên tác 12 câu thành bài lục bát 18 câu rất êm tai.
Đành rằng ai chả muốn thơ dịch hay, nhưng không rõ do “vô tình” hay “hữu ý” mà nhiều dịch giả cố nhào nặn dịch phẩm thành thơ sáng tác dựa trên “nguyên liệu” thơ nguyên tác với những câu “rung cảm” nhằm thoả mãn sự tưởng thưởng của bạn đọc , nhất là những nguời chưa hoặc không biết tiếng Nga. Nếu tác giả nguyên tác sống lại sẽ nói gì nhỉ? Mà lạ thay, không chỉ ở bài này mả ở hầu hết các bản dịch thơ Nga không có bản dịch nghĩa. Phải chăng đây là cố tình đánh đố bạn đọc?
Có nhiều DỊCH GIẢ đã phóng tác quá xa nguyên tác với lý do uyên thâm là gìn giữ “HỒN THƠ”. Nhưng tiếc thay “HỒN THƠ” lại nằm ở chính câu chữ của nguyên tác - yếu tố chủ quan, chứ không phụ thuộc người dịch - yếu tố khách quan, mà yếu tố này lại biến hoá, đến lượt, nó lại phụ thuộc tư duy ngôn ngữ (văn phạm Nga, Việt), sự trung thành (tôn trọng nguyên tác, tác giả), sự phục thiện (biết lắng nghe, bớt sĩ diện, hiểu rõ mình) của chính người dịch. Điều này có thể dễ dàng kiểm chứng bằng cách để người Nga không biết bài thơ Nga nguyên tác, biết tiếng Việt dịch ngược thì sẽ thấy HỒN THƠ “bay bổng” thế nào!. Cứ đà này không lâu nữa tiếng Nga sẽ biến thành tiếng Việt. Thật tuyệt vời “MỘT CÔNG, ĐÔI VIỆC”.
(3)- Xem các bản dịch tại
http://www.thivien.net/vi...ID=I3eX508KT6SoOGSUOI2GVANGUYÊN TÁC tại:
http://www.lermontov.info/text/nishiy.shtmlНищий - Лермонтов М.Ю.
1830
У врат обители святой
Стоял просящий подаянья
Бедняк иссохший, чуть живой
От глада, жажды и страданья.
Куска лишь хлеба он просил,
И взор являл живую муку,
И кто-то камень положил
В его протянутую руку.
Так я молил твоей любви
С слезами горькими, с тоскою;
Так чувства лучшие мои
Обмануты навек тобою!
DỊCH NGHĨA:
KẺ HÀNH KHẤT
Mikhail Lermôntôv
Ở cổng (1) ngôi nhà của người cao sang (quý tộc) (2)
[Đã] Đứng ở đó là [người] đang van xin của bố thí
Kẻ nghèo khó gầy còm, [chỉ còn] một chút sự sống [sinh khí]
Bởi đói (3), khát, khổ đau.
Nó (anh ta, ông ta) cầu xin chỉ một mẩu bánh mì,
Và [với] cái nhìn tỏ ra khổ đau sống động [hành hạ],
Và [nhưng] ai đó đã đặt viên đá,
Vào [lên lòng] bàn tay của người này đang chìa ra,
Ta đã khẩn cầu tình yêu (thương) của mi [твоей] như thế đó
Với những giọt lệ đắng cay, với nỗi buồn tủi;
Những cảm xúc của ta tuyệt vời [sâu nặng] đến thế
Đã bị lừa dối vĩnh viễn bởi mi [тобою]!
1830
Bùi Huy Bằng dịch
2/2013
(1) – Врат = (врата, ворота) – danh từ đa nghĩa (Xem Словарь русского языка, С. И. Ожегов, 1973).
(2) - Oбители святой – Xem diễn giải ở trên.
(3) – глад = голод (http://jeck.ru/tools/SynonymsDictionary).