TÌNH YÊU, TÌNH DỤC, ĐẠO ĐỨC, VÀ LUẬT PHÁP TRONG TÁC PHẨM “LOLITA” CỦA NABOKOV
Tác giả
Vladimir Nabokov (1899–1977) sinh ra trong một gia đình quí tộc lâu đời ở Saint Petersburg, ông nội là bộ trưởng bộ tư pháp dưới thời Alexander II, ông ngoại là tỉ phú khai thác vàng Rukavishikov. Vì vậy mà ông được hưởng một nền giáo dục bậc nhất của Nga thời bấy giờ. Ông giỏi nhiều thứ tiếng khác nhau và có thể viết văn bằng tiếng Anh và tiếng Pháp như tiếng Nga mẹ đẻ. Năm 1918, sau khi cách mạng tháng Mười thành công, chàng thanh niên Vladimir phải cùng gia đình quí tộc của mình bắt đầu cuộc sống lưu vong cho đến cuối đời khắp châu Âu và Hoa Kì.
Tác phẩm
Lolita là tiểu thuyết thành công nhất trong cuộc đời cầm bút của Nabokov cũng như có một vị trí quan trọng trong lịch sử văn chương thế kỉ XX. Tác phẩm này được viết bằng tiếng Anh năm 1955, sau đó chính ông chuyển ngữ sang tiếng Nga năm 1965, và đã được dựng thành phim.
Tóm tắt tác phẩm: Humbert, nhân vật tôi, là giáo sư văn chương ở Paris, chạc 35 tuổi, đẹp trai. Tuy sống cùng với vợ nhưng Humbert không hề hứng thú tình dục với vợ mà luôn thầm tơ tưởng đến những cô gái 12, 13 tuổi để mong tìm lại thiên đường đã mất khi người yêu thời nhỏ của mình là Annabel đã chết vì bệnh hiểm nghèo. Ông ta không hề thấy buồn khi vợ mình bỏ theo một người đàn ông khác, thậm chí còn ngạc nhiên khi vợ mình lại có sức hấp dẫn tới kẻ khác. Sau đó vài năm ông được mời sang Mĩ giảng dạy văn học trong một trường đại học ở New England. Bà chủ nhà trọ chỗ Humbert ở là Charlotte Haze yêu ông ta nhưng ông ta chẳng hề thấy hứng thú gì nơi người đàn bà góa phụ này, ngược lại Humbert lại yêu cô con gái tên là Lolita mới 12 tuổi của bà ta. Humbert chấp nhận lấy bà chủ nhà để được gần gũi với Lolita. Hàng ngày ông ghi vào nhật kí những cảm xúc dạt dào với đứa con riêng của vợ đang tuổi dậy thì. Rồi có ngày vợ ông lục tủ và phát hiện ra bí mật khủng khiếp trong tâm hồn của chồng được ghi trong cuốn nhật kí. Trong trạng thái hoang mang tột độ, bà vợ bị xe cán chết trên đường ra bưu điện gửi thư cho con gái đang ở trại hè. An táng vợ xong, Humbert đến chỗ Lolita sinh hoạt trại hè để đưa cô đi hết thành phố này đến thành phố khác, tối đến con gái và cha dượng cùng nhau mây mưa trong các motel. Rồi một hôm Lolita bỏ Humbert để theo một người đàn ông già khác là Clare Quilty. Ông gần như phát điên, tìm Lolita khắp nơi nhưng mấy năm sau ông mới tìm thấy Lolita đang mang thai với người chồng hơn cô vài tuổi. Mặc dù đang 17 tuổi nhưng Lolita trong xuống sắc kinh khủng. Humbert quá đau đớn vì hình ảnh nữ thần trong tim ông nay đã chết. Ông đưa cho Lolita toàn bộ số tiền của mình và tìm giết Clare Quilty, người đã quyến rũ nàng mấy năm trước. Humbert vào tù và kể lại câu chuyện của đời mình. Sau đó ông chết vì tắc động mạch vành. Lolita cũng chết khi sinh con vào đúng ngày Lễ giáng sinh năm 1952.
Về tình yêu
Humbert đã từng có một tình yêu trong trắng ở tuổi 12, 13 với một cô bạn gái tên là Annabel. Có lẽ vì cái chết của Annabel đã tạo ra một hố thẳm không thể lấp trong tâm hồn ông nêm ông mới tìm đến những cô gái ở độ tuổi này để mong bù đắp những thiếu hụt đó. Humbert đã tìm thấy hoàn toàn hỉnh ảnh của Annabel trong con người Lolita, nên khi mới gặp Lolita lần đầu ông đã sững sờ chết lặng. Rồi đến khi gặp lại Lolita trong khuôn mặt già dặn và phì nộn của người trưởng thành (vâng, 17 tuổi nàng đã già rồi) thì Humbert không còn cảm thấy yêu Lolita nữa, mặc cho những ân ái xưa kia với nàng vẫn tràn đầy trong lòng ông. Lúc này cái mà Humbert dành cho Lolita chỉ là trách nhiệm của một người cha dượng, của một người tình cũ. Humbert yêu không phải vì sự cảm thông chia sẻ mà những người đàn bà dành cho ông. Humbert yêu không phải vì sự ham muốn và thỏa mãn của tình dục mà Lolita mang lại. Humbert yêu vì khái niệm, cái khái niệm mà được biểu hiện trong con người Annabel và Lolita chỉ khi ở tuổi 12 của họ. Khái niệm này Humbert gọi là “nymphet”.
Vậy đó, tình yêu có nguồn gốc từ khái niệm ngôn từ!
Yêu, chính là một sản phẩm của kí hiệu học.
Về tình dục
Lolita không hề yêu Humbert. Cô ta chỉ muốn học làm người lớn thông qua những cuộc mây mưa trên giường với cha dượng mà thôi. Humbert tìm đến Lolita là tìm đến tình yêu, còn Lolita tìm đến Humbert là tìm đến tình dục. Cuộc sinh tồn của họ kéo dài qua những chuyến đi không có nơi đến. Một chuyến trốn chạy của cả hai, trốn xa quá khứ và tương lai. Quá khứ của Lolita nhàm chán với những giờ lẩn quẩn quanh nhà và thiếu một người cha để kề cận. Quá khứ của Humbert thì đau khổ với cái chết của Annabel. Hai người đến với nhau là để bù đắp cho nhau. Lolita muốn tìm cái biểu hiện cho kí hiệu “tình dục”. Mặc dù chưa đến tuổi trưởng thành nhưng cô đã làm tình với nhiều đàn ông khác nhau để giải quyết nghi vấn cho khái niệm “tình dục”. Đó là mục đích trong phần đời dậy thì của cô, và cũng là cuộc đời ngắn ngủi của cô. Chưa bao giờ Lolila yêu. Lolita là một thiên thần, mà thiên thần thì không thể yêu như con người, không thể đắm chìm trong các khái niệm hay cảm giác. Thiên thần khi đã rớt xuống trần gian này thì phải tìm đến tình dục như là một nhu cầu tồn tại, như ăn cơm hay uống nước vậy.
Về đạo đức
Nếu xét theo đạo đức học thông thường thì hai người mắc tội loạn luân. Nhưng dưới ngòi bút của Nabokov, hai người không mắc tội gì cả. Tình yêu thật sự không bao giờ là tội lỗi. Bản năng tình dục không bao giờ là tội lỗi. Và kẻ lấy đạo đức ra để phán xét tình dục và tình yêu phải chết, đó là số phận của Charlotte. Bà ta chết trong hoang mang tột độ, trong nỗi đau khổ mà khái niệm ngôn ngữ tạo ra, trong sự dày vò của đạo đức. Thời nguyên thủy, loài người không có tội loạn luân, chỉ khi các thị tộc được hình thành thì quan niệm đạo đức chống loạn luân mới xuất hiện. Đó là một sản phẩm của diễn ngôn. Lịch sử qua đi, khái niệm của diễn ngôn trở thành chân lí, và đó là một sự áp đặt giả tạo. Với tình yêu và tình dục, đạo đức không thể có giá trị gì. Đó chính là thông điệp mà Nabokov muốn gửi đến cho xã hội.
Về luật pháp
Ở tác phẩm này, luật pháp có thể trừng phạt tội giết người chứ không thể trừng phạt tội lạm dụng tình dục trẻ em. Ỏ xã hội hiên đại chúng ta, mặc dù có sự đồng ý của trẻ em đi nữa thì việc làm tình với người dưới 16 tuổi là phạm tội. Một mặt nào đấy, luật lệ này có tác dụng ngăn cản và trừng phạt sự lạm dụng đối với trẻ vị thành niên, những người còn chưa hoàn thiện về tâm sinh lí. Nhưng Nabokov đã chống lại điều luật đó, cho rằng tình yêu và tình dục không có tuổi tác và không chịu thành kiến nào hết. Nhìn lại lịch sử, thực ra ngay trong một số tác phẩm triết học của Platon, đặc biệt những đoạn dialoge ít được công bố rộng rãi, ông cũng cho rằng, quan hệ tình dục với đàn bà là bẩn thỉu, còn quan hệ tình dục cùng giới với trẻ con mới là ích lợi và trong sạch. Nói vậy để thấy rằng ngày xưa, ở Hy Lạp, quan hệ tình dục với trẻ em, quan hệ đồng tính là khá phổ biến và không vi phạm đạo đức và pháp luật.
Suy cho cùng, luật pháp cũng chỉ là sản phẩm của diễn ngôn.
Hơn 50 năm trôi qua, Lolita vẫn là một thách đố về mặt nghệ thuật cũng như xã hội.
http://blog.360.yahoo.com...acnbq4Je9xTkSI8IslW?p=337