Trang trong tổng số 1 trang (6 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

tiêu tình

Có Thi tiên và Thi thánh sao lại thiếu Thi phật và Thi quỷ.
Hôm nay xin giới thiệu bài Vị Thành Khúc của Thi phật Vương Duy. Hôm sau kẻ ít học này xin giới thiệu tiếp Thi quỷ Lý Hạ!!

渭城曲

渭城朝雨浥輕塵,
客舍青青柳色新。
勸君更盡一杯酒,
西出陽關無故人。


Vị Thành Khúc

Vị Thành triêu vũ ấp thanh trần
Khách xá thanh thanh liễu sắc tân
Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu
Tây xuất Dương quan vô cố nhân

dich:

Theo Học sinh biết bài thơ này có tên là "Tống Nguyên Nhị Sứ An Tây" hay còn gọi là "Vị Thành Khúc" được Tương Như dịch thơ như sau

Tiễn Nguyên Nhị Sứ An Tây (Bài hát vị thành)

Mưa mai thấm bụi Vị thành
Liễu bên quán trọ sắc xanh ngời ngời
Khuyên anh hãy cạn chén mời
Dương Quan ra khỏi ai người cố tri.

Chắc có lẽ bài nãy đã được các vị pot rồi. Tiêu là hậu sinh, mong chỉ giáo.
Hoa khai kham chiết trực tu chiết
Mạc đãi vô hoa không chiết chi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Cho em hỏi sao Lý Hạ được (hay bị) gọi là thi quỷ vậy?
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Lý Bạch được người đời (thực ra chính ông tự coi như vậy trong bài "Ðáp Hồ Châu Ca Diệp tư mã vấn Bạch thị hà nhân") gọi là "Trích tiên thi tửu", tức là ông tiên thơ và rượu bị giáng xuống trần, tức Thi tiên. Đỗ Phủ là Thi thánh, vì thơ ông mang nỗi nhân sinh sâu sắc. Vương Duy là Thi phật vì ông có theo đạo Phật, và thơ ông mang màu sắc của Phật giáo. Lý Hạ là Thi quỷ vì thơ ông rất kỳ dị. Tất nhiên cả 4 người này đều có tài xuất khẩu thành thi.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tiêu tình

Thi quỷ Lý Hạ

Lý Hạ thuộc dòng dõi tôn thất dưới thời nhà Đường, thuở nhỏ cực kỳ thông minh đĩnh ngộ nhưng vì huý kỵ tên cha là Tấn Túc nên không đi thi. Cả đời ông chỉ làm một chức quan nhỏ là Phụng lễ lang (trông coi về nghi lễ), lên bảy tuổi đã biết làm thơ, từng đem thi ca chấn động cả kinh sư. Danh sĩ nổi tiếng đương thời là Hàn Dũ vì mến tài ông mà viết bài biện huý nhưng rốt cuộc Lý Hạ chưa kịp ứng thí thì đã yểu mệnh.

Trong lịch sử Đường thi, cùng với huyền thoại Thi Tiên Lý Bạch nhảy xuống sông ôm trăng rồi cưỡi kình ngư bay lên trời, thì cái chết của Lý Hạ được đời sau truyền lại cũng nhuốm màu huyền thoại: khi ông bệnh nặng, bỗng có một vị tiên mặc áo lụa đào, cưỡi con rồng màu đỏ bay đến bên cửa, tay cầm một cuốn sách trao cho Lý Hạ và nói: Thượng đế đã cho xây xong lầu Bạch Ngọc, xin mời ông lên gấp để viết cho bài ký (Đế thành Bạch Ngọc lâu, lập chiêu quân vi kí). Lát sau thì Hạ mất (theo Tiểu truyện Lý Hạ-Lý Thương Ẩn).

Khi bàn về cái chết kỳ dị của Hạ, người đời cho rằng được Thượng đế mời lên thì Hạ là tiên, còn những kẻ ngàn năm sợ hãi ngưu thần xà quỷ thì gán cho ông là quỷ. Do gia cảnh cơ hàn, lại sống trong thời đại môn phiệt đang thịnh nên dù có tài, ông cũng vẫn phải chịu mọi sự rẻ rúng và đả kích. Nỗi niềm phẫn uất của kẻ tài cao phận thấp, sinh bất phùng thời nếu bị câu nệ vào chữ nghĩa mà chỉ thấy hư ảo và quái đản thì hậu thế chỉ có thể biết một Lý Hạ-quỷ tài mà không thấy được một Lý Hạ-quỷ thi.

Sinh thời, Trường Cát không có ý định ghi danh thiên cổ nên thơ ca ít được lưu giữ và tổn thất phần nhiều. Tác phẩm của ông, có lần bị người anh họ vì ghen ghét, đố kỵ nên đã đem bản thảo ném vào nhà xí. Về sau, người đời gom góp lại được mấy trăm bài và đặt tên ban đầu là Lý Hạ tập (theo thiên Văn nghệ chí cuốn Đường sử, Tống sử và Trình thị thông chí), sau đổi tên là Xương Cốc tập. Hiện nay tập thơ ông có tên là Lý Trường Cát ca do lấy từ bài tựa của Đỗ Mục theo bản sưu tập của Ngô Tây Quyền.


古悠悠行

白景歸西山
碧華上迢迢
古今何處盡
千歲隨風飄
海沙變成石
魚沫吹秦橋
空光遠流浪
銅柱從年消

Cổ du du hành

Bạch cảnh quy Tây sơn
Bích hoa thượng thiều thiều
Cổ kim hà xứ tận
Thên tuế tùy phong phiêu
Hải sa biến thành thạch
Ngư mạt hấp Tần kiều
Không hoa viễn lưu lãng
Đồng trụ tòng niên tiêu.

Bài hát thiên cổ mênh mang

Mặt trời lặn non Tây
Mênh mông mây đêm bay
Cổ kim nơi nào hết ?
Ngàn năm ngọn gió lay
Cát biển biến thành đá
Cầu Tần cá lượn bầy
Thời gian trôi chóng vánh
Trụ tiêu theo tháng ngày.
Hoa khai kham chiết trực tu chiết
Mạc đãi vô hoa không chiết chi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unghoadaphu

HI Thơ văn ai chẳng biết Lý , Đỗ , Vương , Đào .

- Lý Hạ , Lý Trường Cát tiên sanh cũng là một bậc kỳ nhân dị sĩ ( thơ đường có Tiên , Phật ,Thánh , Quỷ )
Tiếc thay lại có ít người quan tâm và nghiên cứu về Tiên-sanh ! Ô hô ! Ai tai !
Nếu ai có chút cảm hứng với Trường Cát tiên-sanh ???

V
doanhdoanh.org
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Diệp Y Như

Uhm, thế còn Vương Xương Linh thì sao? Tại sao lại gọi ông là thi thiên tử ~~> nghe oách thật, nhiều hơn mấy thi kia 1 chữ lận!
Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
11.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (6 bài viết)
[1]