Trang trong tổng số 4 trang (34 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4]

Ảnh đại diện

phuong nam 1941

Cảm ơn Hà Như và Thanh đã cho bạn đọc một trang bổ ích .Mong 2 bạn đóng góp nhiều hơn nữa.
3/5
Phương Nam-Thanh Hoá
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

Thông báo về chiếu phim truyền hình Hồng lâu mộng.
Kênh TH SCTV17, (nếu có truyền hình cáp TƯ, chắc sẽ có kênh này), từ ngày 16 tháng 10 - 2011, vào hồi 19 giờ 45, sẽ chiếu Hồng lâu mộng,
chuyển thể  rất sát từ Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần.
Nhiều bài thơ, bản nhạc trong trang này sẽ lại xuất hiện trên phim.
Bạn nào quan tâm xin mời xem và cho ý kiến bình luận.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

Bài trích tù Wikipedia
Hà Như tóm lược và giới thiệu với Thi viện.

Hồng lâu mộng, Tiểu thuyết và phim truyền hình

Ý nghĩa của Hồng lâu mộng

Hồng Lâu Mộng là một bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Trung Quốc trên con đường suy tàn. Cái vẻ ngoài tôn nghiêm nề nếp không che đậy được thực chất mọt ruỗng của giới thượng lưu sống trong Giả phủ. Cuộc sống xa hoa, dâm ô cố hữu của giai cấp bóc lột và những mối quan hệ tàn nhẫn giữa họ với nhau đã đưa Giả phủ vào con đường tàn tạ không cứu vãn được. Đó chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc đời Thanh. Cái cảm giác "cây đổ vượn tan", "chim mỏi về rừng" đã chi phối ngòi bút Tào Tuyết Cần, chứng tỏ ông là nhà văn hiện thực báo hiệu buổi hoàng hôn của chế độ phong kiến. Với nhãn quan của một người dân chủ, nhà văn còn nhìn thấy những con người mới mang tư tưởng phản truyền thống. Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc chính là những đứa con "bất hiếu" của gia đình mình, họ chống quan niệm trọng nam khinh nữ truyền thống, chán ghét khoa cử công danh, theo đuổi một cuộc sống tự do, chống lại khuôn phép ràng buộc. Họ yêu nhau vì phản nghịch, càng phản nghịch họ càng yêu nhau. Đó là hồi âm của cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa tư tưởng dân chủ sơ khai và tư tưởng phong kiến.

Giá trị của Hồng lâu mộng

Hồng lâu mộng được xếp vào hàng một trong Tứ đại kì thư Trung Hoa gồm Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa Ân và Thủy Hử của Thi Nại Am, được đánh giá là "tuyệt thế kì thư" (pho sách lạ nhất đời), thật sự phản ánh toàn diện và sâu sắc gương mặt văn hoá Trung Hoa.

Sự truyền bá rộng rãi của cuốn tiểu thuyết này đã dẫn đến việc ra đời một ngành học lấy tên là Hồng học. Giới nghiên cứu tổ chức định kì Hội thảo Hồng lâu mộng có quy mô toàn quốc. Sở nghiên cứu Hồng lâu mộng có tạp chí chuyên san để đăng tải những nghiên cứu về Hồng lâu mộng... Hồng học ngày nay đã trở thành một ngành học vấn ở phạm vi quốc tế. Trên thế giới chỉ có nhà soạn kịch vĩ đại Shakespeare là cũng có vinh dự này.

Hồng Thu Phiên trong Hồng lâu mộng quyết vi nói về bút pháp Hồng lâu mộng:
Hồng lâu mộng lập ý mới, bố cục khéo, từ ngữ đẹp, đầu mối rõ, khởi kết kì, đan cài diệu, miêu tả thật, sắp xếp tài, kể việc thực, nói tình thiết, đặt tên sát, dùng bút kín, cái tài tình thật không kể xiết. Hơn nữa chế giễu thì được cái hậu của nhà thơ, khen chê thì có cái tài của sử bút, kể chuyện ma không cảm thấy hoang đường, tả sự vật không cảm thấy chồng chất, không lời nào tự mâu thuẫn, không việc nào bất trúng nhân tình. Ngoài ra như chúc tết mừng tuổi, mừng thọ lo tang, xem bói bốc thuốc, thách rượu gá bạc, mất của gặp ma, bị cháy gặp cướp, cho đến những việc vặt vãnh gia thường, tư tình nhi nữ, không có chuyện gì mà không ghi đủ. Đến như cầm kì thi họa, y bốc tính mệnh, giải quyết rất tinh, sắp đặt xác đáng. Nhưng đặc biệt tôi cho rằng không có gì tài khéo hơn là thơ từ câu đối hoành phi, lệnh phạt rượu, câu đố đèn, kèm thêm văn từ, điểm diễn hí khúc, không một chỗ nào là không ám hợp với ý chính, nhất bút song quan. Quả là một cuốn sách không tiền tuyệt hậu, độc tuyển trên đời.

Lỗ Tấn cũng nhận xét:
Điểm khác biệt của Hồng lâu mộng với các cuốn tiểu thuyết trước đây là dám tả thật không che đậy. Bởi vậy, các nhân vật được miêu tả ở đây đều là những con người thật. Nói chung sau khi Hồng lâu mộng ra đời, cách viết và cách tư duy truyền thống đã hoàn toàn bị phá vỡ..

Thôi Đạo Di cũng nhận xét:
Đối với tôi không có một tác phẩm văn học nào có thể so tài với Hồng lâu mộng về cách sáng tạo câu chuyện và nhân vật chân thật, sống động, bền bỉ... Có thể nói, đọc Hồng lâu mộng không chỉ khiến chúng ta hiểu lịch sử mà còn giúp chúng ta hiểu hiện thực cuộc sống.

Nhà Hán học Xô Viết nổi tiếng, viện sĩ N.S.Konrad đánh giá Hồng lâu mộng như sau:
Tiểu thuyết Hồng lâu mộng là một tác phẩm hiện thực chủ nghĩa tiêu biểu. Đó là một bức tranh vĩ đại về quy mô cũng như về ý nghĩa của cuộc sống xã hội Trung Quốc thế kỉ XVIII

Cuốn Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2 thì khẳng định:
Thành tựu to lớn của Hồng lâu mộng trước hết ở tài xây dựng nhân vật, và xây dựng rất nhiều nhân vật cùng một lúc... Những nhân vật đó sống động, có máu thịt, có cá tính rõ nét. Có một số nhân vật nhà văn chỉ phác hoạ sơ qua vài nét nhưng cũng để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Đáng chú ý là, trong Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần miêu tả nhiều nhất là phụ nữ, mà chủ yếu lại là những thiếu nữ giống nhau hoặc na ná như nhau về độ tuổi, hoàn cảnh sống, cách sống. Rõ ràng điều đó làm cho việc miêu tả gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng Tào Tuyết Cần không những có thể miêu tả được hết sức rõ ràng cá tính của từng người, mà đến cả những tính cách gần giống nhau chỉ khác ở những nét đặc trưng hết sức tinh tế, cũng được ông khắc hoạ rõ ràng tỉ mỉ...

Sức hấp dẫn của tác phẩm làm người ta say mê đến nỗi còn lưu truyền bốn câu thơ:
Tổ khoát toàn bằng nha phiến yên
Hà phương tác quỷ thả thần tiên
Khai đàm bất thuyết Hồng Lâu Mộng
Độc tận thi thư diệc uổng nhiên
Nghĩa là:
Thuốc phiện ngào ngạt nơi gác tía,
Ma quỷ, thần tiên có hại chi?
Văn chương không nói Hồng Lâu Mộng
Đọc hết Thi, Thư liệu ích gì?

Vào khoảng tháng 10 năm 1954, từ bức thư của Mao Trạch Đông, một cuộc tranh luận về giá trị cách mạng của những tác phẩm văn học cổ điển đã lan ra khắp đất nước Trung Quốc. Mao Trạch Đông đã đọc nhiều lần Hồng Lâu Mộng và những công trình nghiên cứu về tác phẩm này. Cuối cùng ông đưa ra một kết luận thật bất ngờ:
Mỗi người nên đọc cuốn tiểu thuyết này 5 lần trước khi muốn đưa ra bất kì một nhận xét gì về nó. Dẫu đã từng được cày nát qua nhiều thế kỉ, cuốn sách với hơn 600 nhân vật độc đáo và đa dạng Hồng Lâu Mộng vẫn là một kho chứa nhiều điều bí ẩn.

Hà Như
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

12tn2

Giờ tôi mới biết hai câu nổi tiếng ở trên là trong một bài thơ bốn câu hoàn chỉnh - mà lại hay nữa chứ! Cám ơn mọi người, hi vọng các bạn sẽ tiếp tục công trình dịch thơ & dịch nghĩa cho các bài thơ của Tào Tuyết Cần.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 4 trang (34 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4]