Trang trong tổng số 2 trang (14 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]

Ảnh đại diện

Diệp Đồng

Các điển tích, điển cố trong thơ Đường thì đúng là nhiều vô kể. Nếu không hiểu thì rõ là đọc kém hay đi nhiều. Tuy nhiên mình nghĩ bạn DLH hay các bạn khác trong thi viện cũng còn nhiều việc khác phải làm ngoài đời, chuyện chăm chút cho TV thế này cũng đã là cố gắng rất lớn rồi, cũng không thể yêu cầu nhiều quá.

Bây giờ trên internet có rất nhiều thông tin, nếu chịu khó tra thì có lẽ sẽ tìm được. Nếu không tìm được, hoặc giả đã tìm rồi mà vẫn chưa hiểu hết thì có thể post vào đây để hỏi, mình nghĩ thế nào cũng có người giải thích giúp tận tình.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Bài đó chỉ có mỗi cái tên "Thúc Tôn Thông", là người có công định ra nghi lễ triều đình cho Hán Cao Tổ Lưu Bang, chính là cơ sở cho toàn bộ triều nghi xuyên suốt lịch sử phong kiến TQ. Khổng Tử là tổ của Nho gia, sinh vào đời Đông Chu, nhưng đời Chu đạo Nho chưa phát triển được gì nhiều. Đến đời Tần, Tần Thuỷ Hoàng lại ra chính sách "Phần thư, khanh nho" (đốt sách, chôn sống nho sinh). Bắt đầu từ đời Hán, Nho giáo mới coi như bắt đầu có đất phát triển.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lucson52

tonhu298 đã viết:
Tôi nghe nói Lý Bạch hay Đỗ Phủ đã sửa thơ cho nhau. Chỉ một chữ thôi mà cả hai đều bái phục nhau. Xin hỏi đó là bài thơ nào.Mà tôi hỏi sao không có mục hỏi đáp riêng tôi toàn phải hỏi ở đây, hơi bất tiện. Xin cảm ơn.
Chào bạn!
Tôi là thành viên mới đăng ký.
Bạn nhấp chuột vào "trang cá nhân" phía trên là có thể sử dụng mà
lucson52
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lucson52

tonhu298 đã viết:
Tôi nghe nói Lý Bạch hay Đỗ Phủ đã sửa thơ cho nhau. Chỉ một chữ thôi mà cả hai đều bái phục nhau. Xin hỏi đó là bài thơ nào.Mà tôi hỏi sao không có mục hỏi đáp riêng tôi toàn phải hỏi ở đây, hơi bất tiện. Xin cảm ơn.
Về việc sửa thơ như bạn nói tôi cũng chưa nghe. Chỉ nghe có 1 tích SỬA BÀI THI của Vương an Thạch như sau:
Vương an Thạch làm giám khảo kỳ thi. Thấy có 1 thí sinh có bài thơ, trong đó có 2 câu:
Minh nguyệt sơn đầu khiếu
Hoằng khuyển ngoạ hoa tâm
Ông cho rằng thí sinh viết sai nên sửa lại:
Minh nguyệt sơn đầu chiếu(Nghĩa là:Trăng sáng trên chiếu đỉnh núi
Hoàng khuyển ngoạ hoa âm           Chó vàng nằm dưới bóng hoa)
Sau đó ông phạm tội, bị đày đi xa, trùng hợp là đến tại xứ của thí sinh nọ. Tại địa phương đó có 1 loài chim tên minh nguyệt và 1 loài sâu tên hoằng khuyển. Nên hai câu thơ của thí sinh nọ là đúng:
Minh nguyệt sơn đầu khiếu: Chim minh nguyệt hót trên đỉnh núi
Hoằng khuyển ngoạ hoa tâm: Sâu hoằng khuyển nằm trong nhuỵ hoa
Câu chuyện không biết có hay không? Bạn xem lại có khi nào đây là chuyện bạn muốn hỏi.
Thân chào bạn
lucson52
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (14 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]