Trang trong tổng số 10 trang (98 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

chianh

đêm không anh

Đêm không anh
Đêm lạnh
Run bờ vai

Chạm ngỏ cô đơn
Buồn vu vơ
Nhớ xa xôi

Đêm không anh
Em hát
Bản nhạc sầu

Kỉ niệm ùa về
Trái tim yêu
Mối tình đầu
LÊ CHIANH
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

qecun

loại thơ này không mềm
không bằng 68 với lại 2768 của VN
đấy là tớ nghĩ thế!
Côn Sơn suối chảy rì rào...
Có ông Nguyễn Trãi rít thuốc lào như điên!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thiên_di

Tôi thấy thơ haiku rất tinh tế và sâu sắc. Xin đưa ra một vài bài thơ của các nhà thơ nổi tiếng Nhật Bản

Kobayashi (1768-1827)
1.
Đừng khóc ve sầu ơi
Tình yêu nào mà chẳng chia phôi
Cả với sao trên trời cũng vậy.
2.
Con ốc sên lặng lẽ
Theo sườn núi Phú Sĩ
Bò lên tận đỉnh cao
3.
Tượng Phật trên núi cao
Từ trong hốc mũi Phật
Chim én bay ra vào.
4.
Chim trĩ kêu toáng lên
Làm như nó phát hiện
Ra ngôi sao đầu tiên.

Basho (1644-1694)
1.
Mặt trăng trên bầu trời
Như cái cây bị cưa tận gốc
Nhát cắt trắng tươi.
2.
Cái ao cũ
Con ếch nhảy vào
Loé sáng thinh không.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Xin góp lời trong chủ đề thơ Haiku cùng các bạn cho vui nha ! Và xin nhận về mọi lời gop ý .

   Hoa hồng

Cánh mỏng bờ môi
Lá dài khóe mắt
Con đường gai sắc

Đóa hồng nhung
Tay nhẹ rung
Lòng thổn thức

Một lẵng hồng
Triệu triệu bông
Trái tim lạc lối

Mùi hương gửi lại
Một đời con gái
Gió thoảng bay

Tiễn người qua sông
Nhặt một cánh hồng
Thơm lòng trang giấy
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Xin tiếp lời một bài nữa nha !

Bướm

Hoa rủ rê
Đôi bướm trắng
Quên đường về

Cô bé thò tay
Con bướm vàng bay
Bầu trời trong vắt

Hai bím tóc rung
Hai chú bướm hồng
Theo vào lớp học

Vạt cỏ ven đê
Lững thững trâu về
Bướm vương kín lối

Trang giấy học trò
Đôi cánh bướm khô
Dính đầy mực tím
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Xuân Hoạ

Chuyên gia tiếng Nhật Lê Thị Bình vừa gửi emai cho HXH bài viết dưới đây. Thấy hợp với diễn đàn này xin được đưa lên để mọi người cùng tham khảo:

"Sáng tác Haiku tiếng Việt và dịch Haiku ra tiếng Việt

theo cấu trúc 5-7-5, có nên không?

Phong trào sáng tác Haiku tiếng Việt bắt đầu phát triển, lượng người yêu thích thể thơ ba dòng ngắn gọn này  đang tăng lên. Câu lạc bộ Haiku Việt đã có  số thành viên đáng kể khắp Bắc- Trung - Nam. Một vấn đề băn khoăn và đang gây tranh luận vẫn còn đó: Làm Haiku tiếng Việt có nên theo luật của Nhật Bản là xứ sở gốc của Haiku không? Nghĩa là phải có cấu trúc 5-7-5 âm tiết và có quí ngữ. Về Quí ngữ thì ngay cả ở Nhật Bản cũng có trường phái muốn bỏ, có hay không cũng được. Nhưng cấu trúc 5-7-5 thì mặc nhiên không thể bỏ được, như thế mới là Haiku.

Là người Việt Nam biết chút tiếng Nhật tôi cứ trăn trở  về vấn đề này, vẫn muốn rằng đã gọi là  Haiku thì gì thì gì cũng nên có một qui ước nhất định thì hay hơn, kể cả dịch từ Nhật ngữ sang hay sang tác bằng tiếng Việt.

Gần đây nói chuyện với một người bạn ở Nhật về, chị ấy cho tôi biết: chị ấy vẫn nhớ trước đây ông Đào Anh Kha một hội viên Hội quốc tế ngữ của Việt Nam đã dịch một bài thơ Tanka Nhật (cấu trúc 5-7-5-7-7) trong “Vạn diệp tập” sang tiếng Việt của như sau:


Lời Hoàng tử:


Lưng chừng trên sườn núi

Vọng trông nàng ta đứng chơ vơ

Như  tháng đợi năm chờ

Từ  cành cây giọt sương lã  chã

Ướt đẫm rồi ta vẫn trơ trơ


Lời đáp của  công chúa:


Em ước gì? Em ước

Hỡi con người đã trot yêu thương,

Được biến thành giọt sương

Từ  cành cây thấm anh ướt đẫm

Trong cái ngày anh đợi mong em.


Và chị cũng đọc hai bài Haiku mà chị đã dịch sau đó được ông Đào Anh Kha sửa thêm như sau:


Bài về Hoa Tuy lip:


Kìa xanh đỏ tím vàng

Như  xa xưa Tuy lip xếp hàng

Khoe rỡ  rang muôn sắc


Về một đám tang:


Hoa Hoàng Dương bay bay

Ghi những lời từ  giã trên vai

Người đi rồi, vĩnh biệt  


Tôi thấy dịch như  vậy nghe vẫn hay,  người Việt nam vẫn chấp nhận là thơ mà vẫn giữ được ý của tác giả lại giữ được cấu trúc 5-7-5.

Qua câu chuyện của chị bạn tôi chợt thấy có lẽ dịch Haiku tiếng Nhật ra tiếng Việt, hay sáng tác Haiku tiếng Việt mà dụng công cố gắng theo cấu trúc 5-7-5 được thì sẽ hay hơn, có khó một chút nhưng chắc chắn là thú vị hơn. Tôi nhớ là mỗi khi nói với các bạn Nhật rằng ở VN đang dấy lên phong trào sáng tác Haiku tiếng Việt thì các bạn ấy đều hỏi ngay: Nhưng có làm đúng là 5-7-5 âm không? Có quí ngữ không? Tôi cười trả lời: khó lắm, nên người ta chỉ sáng tác thành thơ 3 dòng, giới hạn tổng số từ dưới 17 âm thôi. Nghe vây các bạn Nhật chỉ cười trừ.


Dưới đây là một số bài Haiku khá nổi tiếng của Basho mà sách báo ở ta đã có giới thiệu, nhiều bạn yêu Haiku Việt Nam đã từng biết, tôi cố gắng thử dịch lại theo cấu trúc 5-7-5 và trung thành với ý và lời của tác giả để bạn đọc yêu Haiku cả nước tham khảo và cho ý kiến:


Mùa xuân này ta đi

Chim gì  kêu thao thiết biệt li

Mát Cá  rưng ngấn lệ  


Ao xưa cô  tịch thế

Ếch nhảy vào có kể chi đâu  

Náo  động nước ao sâu


Trên cành cây khô nỏ

Con quạ đen đậu mãi làm chi

Chiều  thu đang tàn đi


Trên con đường ta đi

Không bóng người sánh vai cùng bước

Buồn thay chiều  đã thu



Nhìn kỹ  ra thì thấy

Hoa xuân  đã nở biếc cả rồi

Trên bờ  dậu nhà tôi


Nằm trong bẫy ngắm trời

Bạch tuộc mơ giấc mơ kỳ lạ

Trăng mùa hè cứ trôi


Tiếng chuông chùa vừa dứt

Hương hoa đâu đây vương bên ta

Đêm xuân đến rồi a?


Bốn bề  u tịch quá

Thấm sâu vào vách đá lùm cây

Tiếng dế  kêu đâu đây  


Cầm nhúm tóc trong tay

Mới  hay làn sương thu lạnh lẽo

Lệ  nóng trào khôn nguôi


Thu này là  mấy thu

Ta thấy mình sao quá  già nua

Trong mây cánh chim mỏi



Trên  đường đổ bệnh rồi

Giấc mơ  trên đồng khô tít tắp

Còn ruổi rong không nguôi


Rất mong nhận được sự góp ý và chỉ giáo của các thành viên trong Câu Lạc bộ Haiku Việt nam.



                                                       Tháng 4- 2010

                                                         LÊ THỊ BÌNH

                                                            Hà Nội
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Xuân Hoạ

Xin tham gia với diễn đàn một chùm thơ ba Kâu (có tựa đề cho từng bài):  

CHIẾC LÁ
- Chiếc lá rời cành
kéo cả trời xanh
cắm đầu xuống đất

XUÂN
- Cành đào tóe nở
chậu quất vàng rơi
xuân đi mất rồi

CHUÔNG CHÙA
- Ngọn gió tròng trành
mây đành sương khói
chuông chùa chẳng thanh

Ô HAY!
- Thày đồ chính hiệu
kéo về Văn Miếu
xin chữ ... “thày đồ”?

MẸ
- Bong bóng phập phồng
kiểm toán hạt mưa
nhớ về ngày xưa mẹ khóc

ÁNH MẮT
- Ai ném thia lia
cả trăm ánh mắt
gây rối ai kìa

BIỂN
- Trăm con suối trong
hành tội dòng sông
biển Đông thu lợi

     Xuân 2010
        HXH
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Trăng

Đỉnh núi
Phương trời
Lặng lẽ trăng bơi

Đường khuya vắng
Trăng lồng bóng
Lang thang

Tựa gốc đa
Chú cuội già
Nghĩ điều sắp nói

Trong cung quế
Nhìn trần thế
Sao chị chỉ cười

Rượu vơi
Trăng rơi
cạn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Bão


Rong chơi trên biển cả
Gom gió xanh , mắt nhìn băng giá
Cười trắng xóa tan hoang

Mầm xanh vừa nhú lại
Gió giật mưa lôi theo dòng xoáy
Còn cành khô trơ trơ

Con chim non tìm đàn
Cây đổ rồi , thân nước ngập tràn
Khóm bèo trôi hạ cánh

Một giải đất khô gày
Nắng cháy sông , mưa sập đá lầy
Cong queo vai đòn gánh

Người phá rừng chặt cây
Người bão dông mưa lũ đọa đầy
Gửi chút tình tặng ai ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Nhàn đàm : Đôi điều về thơ Haiku


         Xin tạm nói thật ngắn gọn về thơ haiku mà tôi được biết . Về hình thức , mỗi bài thơ ( hay khúc , phiến khúc ) gồm ba dòng với mười bẩy âm tiết cấu trúc các dòng theo trình tự 5-7-5 . Về từ ngữ phải có quý ngữ ( trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến các mùa ) , hạn chế dùng tính từ . Hồn thơ phải mang tính thiền ...
         Hiện nay thơ Haiku do người Nhật làm ngay trên đất Nhật cũng đã chia thành nhiều trường phái . Quý ngữ có thể không còn . Tính thiền có thể giảm , tính triết lý được mở rộng thông qua những trăn trở đời thường . Và ít nhiều tính từ được sử dụng hợp lý trong một giới hạn . Điều này được thể hiện rõ nét qua nhiều bài thơ dịch và thơ Haiku Việt , Haiku mở rộng...của các tác giả Việt Nam . Điểm qua các bài thơ được giải của cuộc thi thơ Haiku lần thứ hai do lãnh sự quán Nhật Bản tại thành phố HCM và báo Thanh Niên phối hợp tổ chức để minh chứng .

                           Thơ tiếng Việt

             Giải nhất :          Nguyễn Thánh Ngã ( Lâm Đồng )

                                Đứa Trẻ

                                     Xó chợ
                                     Chiếc lon trống
                                     Hạt mưa mồ côi

            Giải nhì :           Trần Xuân Thái (Đắc Lắc )

   
                                Đêm
  
                                     Trăngkhuyếttreotrờiđêm
                                     Sợi mây trắng choàng qua đỉnh núi
                                     Dòng sữa chẩy êm đềm





            Giải ba :           Nguyễn đức Mẫn ( Hà Nội )
   
                                      Tiếng vạc đêm đo trời
                                      Mẹ gọi từ xa xăm nỗi nhớ
                                      Gió hụt hơi thắt lòng
                   

                          Thơ tiếng Nhật ( Dịch )

            Giải nhất :          Đào Thị Hồ Phương ( TPHCM )

                                      Một cành mai
                                      Vừa chớm nở
                                      Gió xuân thổi

            Giải nhì :           Nguyễn Hoàn Vũ ( TPHCM )

                                      Tà áo dài
                                      Khẽ tung bay
                                      Khi cơn mưa bất chợt đến

            Giải ba :           Ngô Hải Nam ( TPHCM )

                                      Dưới cánh hoa sen
                                      Một con nhện bám
                                      Ngắm nhìn sương mai

         Xin được bầy tỏ nỗi băn khoăn về hình thức của thơ Haiku để cùng chia sẻ . Ngôn ngữ Nhật Bản vốn đa âm . Khi dịch sang tiếng Việt , vì chỉ cần giữ ý , giữ hồn bài thơ mà các dịch giả đã không  giữ đúng số âm tiết cùng với trình tự của nó nữa . Chẳng hạn , cùng đọc những bài thơ đã dịch sau :

                                      Mùi hoa mai ơi
                                      Con đường mùi mọc
                                      Bỗng nhiên mặt trời
                                                                                                                           Basho




                                      Chưa thành Phật Đà
                                      Thông già một cội
                                      Mơ gần mơ xa
                                                                                                                            Issa

                                      Treo trăng lên cành thông
                                      Rồi tôi lấy trăng xuống
                                      Mà ngắm trăng tuyệt trần  
                                                                                                                            Hokushi    

                                            
                                      Ngồi trên thuyền trôi
                                      Và vầng trăng khuyết
                                      Tựa vào lòng tôi
                                                                                                                            Taigi      

ta không còn thấy hình thức 5 – 7 - 5 đâu nữa . Rồi mặc nhiên các tác giả Việt Nam cũng viết theo lối ba dòng dưới mười bẩy âm tiết như vậy. Bây giờ là phổ biến .
         Thiết nghĩ . Mỗi thể thơ đều có những quy định chung về hình thức . Bỏ qua hình thức đặc trưng này bài thơ sẽ không còn được gọi theo thể đó nữa . Một bài thơ mà không gồm các câu sáu xen giữa các câu tám và gieo vần đúng luật không thể gọi là thơ lục bát . Bài thơ không đủ tám câu , mỗi câu bẩy âm tiết và đúng niêm , luật , vần , đối không được gọi là thơ luật Đường . Nội dung của mọi thể loại có lẽ giống nhau ở chỗ đều mang tâm tư , tình cảm , ước vọng...  của người viết . Mang hơi thở , triết lý cuộc sống... của thời đại tác giả . Nhưng hình thức phải phân định rõ ràng thể loại thơ .
         Viết bài này , tôi muốn các nhà lý luận , nhà thơ Haiku ( Haijin ) định hướng cho một thể loại thơ đang có chiều hương phát triển tốt ở nước ta . Thơ Haiku .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 10 trang (98 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ›Trang sau »Trang cuối