_Trong lịch sử Trung Quốc có 4 người con gái được mệnh danh là tứ đại mỹ nhân,tứ đại mỹ nhân co1 sắc đẹp làm khuynh đảo cả một đất nước,thay đổi cả lịch sử.Nhan sắc của họ được ca ngợi là"Trầm Ngư"(cã chìm sâu dưới nước),"Lạc Nhạn"(chim sa xuống đất),"Bế Duyệt"(mặt trăng phải giấu mình)và"Tu Hoa"(khiến hoa phải xấu hổ).
_Theo thứ tự thời gian,bốn người đó là :
_Đại mỹ nhân Trầm Ngư là Tây Thi.Thời Xuân Thu khoảng thế kỷ 7 đến thế kỷ 6 TCN.
_Đại mỹ nhân Lạc Nhạn là Vương Chiêu Quân.Thời Tây Hán,khoảng thế kỷ 1 TCN.
_Đai mỹ nhân Bế Duyệt là Điêu Thuyền.Thời Tam Quốc,khoảng thế kỷ 3TCN.
_Đại Mỹ nhân Tu Hoa là Dương Quý Phi.Thời nhà Đường khoảng năm 719-756.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Tây Thi(bính âm:xi Shi,506TCN-?)là một người con gái rất đẹp thời Xuân Thu và cũng là một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc.Tây Thi có một nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy sông(trầm ngư),người con gái đó đã góp công lớn trong việc giúp Phạm Lãi,Văn Chủng và Việt vương Câu Tiễn diệt vua Ngô Phù sai.
Truyền Thuyết:
_Tây Thi,còn có tên Thi Di Quang là con một người kiếm củi họ Thi,nàng dệt vải ở núi Trữ La,Cao lãm(nay là Chu Kỵ)thuộc nước Việt cổ.Trữ La có hai thôn:thôn đông và thôn tây,vậy nên gọi là Tây Thi.Tương truyền Tây Thi đẹp đến nỗingau cả nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn
_Khi nàng giặt áo bên bờ sông,bóng nàng soi trên mặt nước sông trong suốt làm nàng thêm xinh đẹp.Cá nhìn thấy nàng say mê đến quên cả bơi,dần dần lặn xuống đáy sông.Từ đó người trong vùng xưng tụng cô là"Trầm Ngư"
_Trong trận đánh quyết tử với Ngô,do không nghe lời can gián của Văn Chủng và Phạm Lãi nên vua nước Việt là Câu Tiễn bại trận,bị bên Ngô buộc vợ chồng câu Tiễn phải sang Ngô làm con tin.Câu Tiễn quyết chí trả thù,trước khi Câu Tiễn sang Ngô,Văn Chủng đã hiến cho vua 7 kế,trong đó có một kế là"mỹ nhân kế",dâng người đẹp mê hoặc vua Ngô.Trong vòng nũa năm,Câu Tiễn tuyển chọn được 2000 mỹ nữ,trong đó có 2 người đẹp nhất là Tây Thi và Trịnh Đán.Nam Cung Bắc tả Tây Thi qua con mắt của Câu Tiễn và Phạm Lãi.Câu Tiễn bắt gặp ngay đôi mắt trong suốt như dòng suối lạnh,long lanh đen tuyền óng ánh phát ánh hào quang,thoáng chốc như chớp hồn nhà vua.Tây Thi như một đoá hoa còn chớm nụ hàm tiếu,bao nhiêu nét tươi trẻ thanh xuân dường như ẩn hiện trong góc mắt đuôi mày.Mắt nàng trong suốt,mày nàng phương phi,miệng nàng chúm chím,đường nét tạo thành nàng dường như là ảo tưởng.Cái đẹp của Tây Thi như loé ánh hào quang,như vầng thái dương.
_Có nhiều chuyện đã được dựng thành phim kể về mối tình Tây Thi-Phạm Lãi,Tây Thi-Phù Sai.
Tây Thi - Phạm Lãi:
_Khi lựa chọn Tây Thi và Trịnh Đán đưa sang Ngô,lúc ấy Phạm Lãi và Câu Tiễn chưa hề biết mặt nàng. Nhưng khi qua đến xứ người , Tây Thi bí mật liên lạc với 2 người này , đồng thời lo lót cho Bá Hi vốn là nịnh thần của Ngô vương Phù Sai để y nói giúp Câu Tiễn nhằm giảm bớt cực nhọc cho Câu Tiễn . Công lao của Tây Thi ở nước Việt rất lớn, mặc dù nàng và Phạm Lãi lúc ấy đã phải lòng nhau, nhưng không hề bộc lộ ra mặt mà âm thầm giúp sức cho Câu Tiễn vốn đang nhịn nhục tìm cách trả thù. Ngô Phù Sai bắt vợ chồng Câu Tiễn làm cỏ mộ, mặc áo vải xấu , mỗi ngày chỉ ăn một chén cơm hẩm . Tây Thi và Phạm Laicung4 âm thầm cấu kết với Bá Hi trợ cấp một số lương thực cho vợ chồng Câu Tiễn khỏi chết đói.
_Có giả thuyết nói rằng , sau khi diệt đuọc Ngô vương Phù Sai , vợ của Việt vương Câu Tiễn sợ rằng sắc đẹp của Tây Thi sẽ lôi cuốn Câu Tiễn nên sai người giết chết nàng . Phạm Lãi biết chuyện đã dắt Tây Thi bỏ trồn vào Ngũ Hố !
Tây Thi - Phù Sai :
_ Phù Sai có được Tây Thi nên rất mừng và rất chiều chuộng nàng...
Tây Thi được ở đài Cô Tô với Phù Sai , mỗi khi đi đâu chơi thì nghi vệ chẳng khác gì phi hậu. Trịnh Đán ở Ngô cung , ghen với Tây Thi , uất ức không nói được , hơn một năm thì chết.Phù Sai thương lắm ,đem chôn ở núi Hoàng Mao và lập đền thờ để cúng . Chuyện này sau sẽ kể tiếp , bây gờ hãy nói Phù Sai yêu Tây Thi , sai vương tôn hùng lập ra cung Quán Khuê ở núi Linh Nham ,trang sức toàn bằng châu ngọc để làm chỗ cho Tây Thi ra chơi . Ờ đấy có lập ra Hưởng Điệp Lang . Tại sao gọi là Hưởng Diệp ? Điệp là chiếc guốc .Nguyên người ta đào hầm ở dưới đất chỗ hành lang , đặt ở đấy rất nhiều chum , bên trên lát ván , để Tây Thi và cung nhân đi guốc lượn ở đấy , tiếng kêu leng keng ,cho nên người ta gọi là Hưởng Điệp .Trên núi có hồ Ngoạn hoa ,ao ngoạn nguyệt . Lại có giếng gọi là giếng Ngô vương , nước trong suốt ,Tây Thi thường đứng ở trên mà soi mặt , Phù Sai đứng bên cạnh lấy tay vuốt tóc cho Tây Thi . Lại có động gọi là động Tây Thi , Phù Sai và Tây Thi cùng ngồi ở đấy , đá ở ngoài cửa động , đá ở ngoài cửa động có nhiều chỗ sụt , nay người ta gọi là vết chân Tây Thi . Trên núi lại có cầm đài , Phù Sai thường cùng với Tây Thi ngồi gãy đàn ở đấy . Phù Sai lại sai người trồng hoa ở Hương Sơn , để Tây Thi và cung nhân chở thuyền đi hái hoa . Nay vẫn còn một dãi nước ở núi Linh Nham , đó tức là chỗ Tây Thi hái hoa ngày xưa . Lịa có Thái liên hình ở phía đông nam thành đô ,đó là chỗ Tây Thi và Phù Sai hái sen . Phù Sai lại bắt đào một con sông nhỏ trong thành ,từ nam sang bắc , rồi làm cái buồm gấm để đi chơi thuyền gọi là Cẩm Phàm hình . Phía nam thành đô có Trường châu uyển để làm nơi săn bắn . Lại có ngư thành để nuôi cá , Áp thành để nuôi vịt , Kê Bi để nuôi gà , Tửu thành để nấu rượu . Lại thường cùng vói Tây Thi ra nghỉ mát tại Nam loan ở Tây Động Đình , đó là một cái vịnh độ 10 dặm , ba mặt đều là núi , chỉ có mặt nam trông như cửa khuyết , Phù Sai cho chỗ ấy là một nơi có thể qua mùa hè được , mới đặt tên là chỗ tiên.
( Trích đoạn Đông Chu Liệt Quốc ).
_ Phù Sai là một vị vua anh hùng nhưng từ khi Tây Thi xuất hiện thì lơi lỏng việc nước , bỏ bê chính sự . Tây Thi theo kế của Văn Chủng ra sức mê hoặc khiến vua Ngô cùng nàng ngày đêm đắm chìm trong sự xa hoa , hưởng lạc , dần dần mất hết ý chí . Bởi chỉ khi nước Ngô suy yếu thì Việt quốc mới có cơ hội phục thù . Tuy nhiên , việc Phù Sai cho Câu Tiễn về nước phần lớn đều do Tây Thi tác động . Trong một đêm trà dư tửu hậu , Tây Thi sau khi hết lời ca ngợi Phù Sai rồi chuyển qua phỉ báng vua của mình . Nàng khuyên Phù Sai nên tha cho Câu Tiễn vì nhìn vợ chồng ông vua này đã ở dưới đáy bùn của sự sỉ nhục , không còn khí thế của bậc vua chúa nữa .
_ " Ngài đối xử tệ bạc với họ chẳng khác nào để cho quần hùng trong thiên hạ chê cười ".
_ Sau nhiều lần suy nghĩ ,bỏ mặc ngoài tai lời can ngăn của Ngũ Tử Tư , Phù Sai đã thả vợ chồng Câu Tiễn và Phạm Lãi về nước . Vì vây trong mắt người nước Ngô , Tây Thi đích thực là một yêu cơ khuynh đảo triều chính , còn đối với dân nước Việt thì nàng là một nữ nhi yêu nước đem thân mình ra cứu nguy cho xã tắc nước Việt .
Hậu Sự
_ Có nhiều thuyết nói về kết cục của Tây Thi . Có thuyết cho rằng Phạm Lãi đã dẫn người đẹp lên thuyền đi vào Ngũ Hồ , cắt đứt mọi mối quan hệ với bên ngoài , sống cuộc đời phóng khoáng tự do , khi ca hát , khi câu cá , khi đọc sách , mặc cho thời gian trôi qua . Nhưng có ý khác bác bỏ ý trên . Đông Chu Liệt Quốc cho rằng khi diệt được Ngô , Câu Tiễn định mang Tây Thi về Việt quốc nhưng vợ Câu Tiễn ghen nên bí mật sai người bắt nàng , buộc đá vào cổ và đẩy xuống sông cho chết . Vì thế Phạm Lãi chỉ đi một mình .
La Ôn có bài thơ minh oan cho Tây Thi rằng :
Nước nhà còn mất bởi cơ trời ,
Sao cứ Tây Thi đổ lỗi hoài .
Tây Tử nếu làm Ngô mất nước ,
Thì xưa Việt mất bởi tay ai .
Văn Học
Hình ảnh nàng Tây Thi hấp dẫn hơn khi đang nhăn mặt vì đau trên bờ suối , khiến một cô gái bắt chước theo , nhưng lại bị nhiều người cười chê , đã trở thành một điển tích văn học .
Truyện ngắn Việt Nữ Kiếm của Kim Dung đưa nhân vật Tây Thi vào với tên là Di Quang . Trong truyện , khi gặp Tây Thi , nhân vật A Thanh đang sát khí đằng đằng cũng phải khâm phục thốt lên .
" Trong... trong đời này , sao lại có người ... có người đẹp đến thế ? Phạm Lãi , cô ấy còn đẹp hơn những gì ông tả .
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
mình muốn ai xem xong chủ đề Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc xin hãy góp ý kiến cho mình
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Thập Tứ Cách Cách đã viết:
_Trong lịch sử Trung Quốc có 4 người con gái được mệnh danh là tứ đại mỹ nhân,tứ đại mỹ nhân co1 sắc đẹp làm khuynh đảo cả một đất nước,thay đổi cả lịch sử.Nhan sắc của họ được ca ngợi là"Trầm Ngư"(cã chìm sâu dưới nước),"Lạc Nhạn"(chim sa xuống đất),"Bế Duyệt"(mặt trăng phải giấu mình)và"Tu Hoa"(khiến hoa phải xấu hổ).
_Theo thứ tự thời gian,bốn người đó là :
_Đại mỹ nhân Trầm Ngư là Tây Thi.Thời Xuân Thu khoảng thế kỷ 7 đến thế kỷ 6 TCN.
_Đại mỹ nhân Lạc Nhạn là Vương Chiêu Quân.Thời Tây Hán,khoảng thế kỷ 1 TCN.
_Đai mỹ nhân Bế Duyệt là Điêu Thuyền.Thời Tam Quốc,khoảng thế kỷ 3TCN.
_Đại Mỹ nhân Tu Hoa là Dương Quý Phi.Thời nhà Đường khoảng năm 719-756.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
mình mong các bạn xem chủ đề Tây Thi của minh,tuy ko dược hay lắm nhưng mong các bạn sau khi xem xong có thể góp ý kiến cho mình
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Góp ý cho bạn, về cách viết bài:
Sau mỗi dấu chấm ( . ), hoặc phẩy ( , ), bạn nên để một khoảng trắng. Khi đóng hoặc mở ngoặc, cũng thế.
Như vậy, bài viết của bạn trình bày, sẽ, sáng và dễ đọc hơn.Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Thập Tứ Cách Cách đã viết:
Thập Tứ Cách Cách đã viết:
_Trong lịch sử Trung Quốc có 4 người con gái được mệnh danh là tứ đại mỹ nhân,tứ đại mỹ nhân co1 sắc đẹp làm khuynh đảo cả một đất nước,thay đổi cả lịch sử.Nhan sắc của họ được ca ngợi là"Trầm Ngư"(cã chìm sâu dưới nước),"Lạc Nhạn"(chim sa xuống đất),"Bế Duyệt"(mặt trăng phải giấu mình)và"Tu Hoa"(khiến hoa phải xấu hổ).
_Theo thứ tự thời gian,bốn người đó là :
_Đại mỹ nhân Trầm Ngư là Tây Thi.Thời Xuân Thu khoảng thế kỷ 7 đến thế kỷ 6 TCN.
_Đại mỹ nhân Lạc Nhạn là Vương Chiêu Quân.Thời Tây Hán,khoảng thế kỷ 1 TCN.
_Đai mỹ nhân Bế Duyệt là Điêu Thuyền.Thời Tam Quốc,khoảng thế kỷ 3TCN.
_Đại Mỹ nhân Tu Hoa là Dương Quý Phi.Thời nhà Đường khoảng năm 719-756.
Điêu Thuyền bế nguyệt. ( Không phải bế duyệt. )Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Gửi Thập Tử Cách Cách,
Chị thấy chủ đề này khá là được đó, chị cũng thích tìm hiểu về lịch sử hào hùng của Trung Quốc. Nhưng về Tứ Đại Mỹ Nhân thì chị chưa có dịp chắc đây là cơ hội rồi.
Chị còn rất thích nhân vật Võ Tắc Thiên, hay là Võ Hậu, hoặc Võ Mỵ Nương, một người phụ nữ rất tài giỏi và có phần độc ác nữa của Trung Quốc thời nhà Đường. Bà quả là người phụ nữ tài ba và xinh đẹp và là Nữ Hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên đòi quyền bình đẳng cho nữ giới đó.
Chị thấy bạn Hnhu góp ý rất đúng, nếu em viết và trình bày như bạn Hnhu góp ý thì người đọc sẽ thấy có hứng hơn khi đọc.
Chúc em luôn vui vẻ và may mắn. Luôn có nhiệt huyết viết về Tứ Đại Mỹ Nhân.
Namlan
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Một bài Thanh Bình Điệu của Lý Bạch tả Dương Ngọc Hoàn. ( Có ba bài. ) Bản dịch của ai, Hnhu hông nhớ:
" Thoáng bóng mây qua nhớ bóng hồng
Gió xuân dìu dặt giọt sương trong
Ví chăng non ngọc không nhìn thấy
Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông. "
( Lý Bạch. )
Tương truyền, LB làm bài thơ trong trạng thái say khướt.
( Bài viết trên của TTCC có nhiều sạn. Khi rảnh, chị sẽ nhặt giùm cưng. )
Đọc nhiều, tốt. Chú ý, đọc những tác phẩm thế này, em nên tham khảo nhiều về các điển tích cổ của TQ nữa nhá. Như thế mới hiểu được, người ta muốn nói gì.Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Mình xin chân thành các bạn, để cám ơn bạn namlan khi nào có dịp mình sẽ đăng bài nhân vật Võ Tắc Thiên.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook