Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [19] [20] [21] [22] [23] [24] [25] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Kon Tum: cháy gần 200ha rừng



TTO - Đến 15g ngày 4-3, vụ cháy rừng nghiêm trọng tại tiểu khu 460 (thuộc địa bàn thôn 2, xã Đăk Kôi, Kon Rẫy, Kon Tum) đã cơ bản được khống chế và dập tắt.

Chiều tối 3-3, ngọn lửa bùng cháy tại tiểu khu 460 sau đó lan rộng. Sau khi phát hiện, Ban chỉ huy phòng chống cháy rừng huyện Kon Rẫy đã huy động hàng trăm người dân cùng lực lượng kiểm lâm và nhiều phương tiện dập lửa cứu rừng. Dù đã rất cố gắng nhưng do thời tiết hanh khô, gió rất mạnh nên mãi chiều 4-3, đám cháy cơ bản mới được dập tắt.

Theo ước tính ban đầu, lửa đã thiêu rụi khoảng 200ha rừng trồng, trong đó chủ yếu rừng thông của Công ty TNHH một thành viên Kon Rẫy trồng năm 1998. Nguyên nhân vụ cháy rừng đang được các ngành chức năng huyện Kon Rẫy điều tra làm rõ.

TRẦN THẢO NHI
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

*
Làm kiểu này hiệu quả nhanh hơn là đánh thuốc độc.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Mục lục

(tiếp theo từ trang 21)



173. Kon Tum: cháy gần 200ha rừng (Trần Thảo Nhi)

174. Tái chế dầu ăn từ rác  (Nguyễn Triều)

175. Áo rách và nắm bụi  (Nguyễn Ngọc Tư).

176. Chuyển khối băng sơn nặng 33 triệu tấn để làm nước ngọt

177. Giày phân hủy sinh học

178. Nuông chiều chủ nix thải  (Giáng Hương)

179. Đăk Nông: dân thức trắng đêm giữ đất vì nạn khai thác cát  (Nguyễn Hải)

180. Xấu hổ  (Lý Trực Dũng)

181. Đến rác cũng nhập lậu!  (Quốc Dũng) . . . . . . . . . . . . . . trang 23

182. Sở hữu tư nhân về đất đai là tất yếu  (GS. TS. Đặng Hùng Võ)

183. Vì sao đất tại Ninh Thuận đột nhiên đùn lên?

184. Các hoạt động hưởng ứng “Giờ Trái đất 2011”

185. Giờ Trái đất: tắt đèn nhưng... xả rác  (Donald Tuấn Hữu)

186. Mỗi người trồng 5 cây/năm phục hồi màu xanh Trái đất  (TS Nguyễn Viết Thịnh) . . . . . . . . . . . . . . trang 24

187. Rác ngập đường vào đền Hùng  (Đình Vũ – Đỗ Luyến)

188. Giống lúa thơm bén duyên vùng mặn   (Khắc Tâm)

189. Để có một ngành hạt nhân khả tín, an toàn và tôn trọng môi trường  (Đặng Đình Cung)

190. Quyết định trong nước sôi lửa bỏng Có nên đánh đổi an toàn lấy lợi nhuận?  (Gs Phạm Duy Hiển)

191. Thế giới trước ám ảnh thảm hoạ hạt nhân  (Trần Ngọc Đăng)

192. Dùng tảo xử lý rò rỉ phóng xạ


(Mời xem tiếp tại trang 25)

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tái chế dầu ăn từ rác



TT - Hàng chục chảo dầu đen ngòm đang sôi để chiên đi chiên lại hành phi. Dầu cặn đen thui, rác, phế phẩm công nghiệp cũng được ép ra dầu tái chế. Đó là cảnh tượng tại một cơ sở chế biến hành phi và một cơ sở tái chế dầu thực vật ở TP.HCM.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=485216
Dầu ăn được cơ sở chế biến hành phi của ông Lê Văn Trọng chiên đi chiên lại đến mức đen ngòm -  Ảnh: N.TRIỀU



Dầu thực vật dùng chế biến hành phi được sử dụng theo “nguyên lý”: cạn dầu thì châm thêm, không thay dầu mới. Tái chế dầu thực vật: cái gì cũng được, miễn ép ra dầu là tái chế!

Ngày 6-3, đội 2 Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an TP.HCM đã huy động toàn bộ lực lượng kiểm tra đột xuất một cơ sở tái chế dầu thực vật và một cơ sở sản xuất hành phi ở huyện Hóc Môn. Kết quả kiểm tra bước đầu cho thấy một thực trạng đáng lo ngại về việc sử dụng và tận dụng dầu thực vật hiện nay.

Tận dụng triệt để
Cơ sở chế biến hành phi, tỏi phi do ông Lê Văn Trọng làm chủ (4/88A ấp Nhị Tân 2, xã Tân Thới Nhì) có đến 12 lò chế biến hành phi, tại thời điểm kiểm tra có bốn lò (mỗi lò hai chảo) đang hoạt động. Toàn bộ mặt bằng phía sau của cơ sở này là khu vực chế biến hành phi với những ống khói phun nghi ngút suốt ngày.

Theo ông Nguyễn Chân Vương - đại diện cơ sở, củ hành tây tươi sau khi mua về được sơ chế, cắt nhỏ và trộn với bột mì rồi cho vào chảo dầu để chiên. Tiếp đó, khi hành ngả vàng thì vớt ra và sấy li tâm cho ráo dầu trước khi đưa đi tiêu thụ tại các chợ trên địa bàn TP. Theo khai nhận ban đầu, cơ sở này mỗi ngày sử dụng 15-20 can dầu thực vật loại 30 lít, tương đương 450-600 lít/ngày, lượng hành phi thành phẩm lên đến hàng tấn.

Đáng lưu ý, dầu thực vật dùng để phi hành được sử dụng theo “nguyên lý” là khi dầu cạn thì châm thêm, không thay dầu mới. Lúc đoàn kiểm tra ập vào, trên các bếp lò của cơ sở này có hàng chục chảo dầu đen ngòm, có chảo đang sôi, có chảo đang “xả hơi” còn âm ấm. Cặn dầu do lưu cữu lâu ngày, theo đại diện cơ sở, được tận dụng làm nhiên liệu đốt lò, phần thừa và tro đốt được đổ thẳng ra khoảnh ruộng phía sau.

Trong khi đó, cơ sở tái chế dầu thực vật do ông Lê Văn Ca làm chủ nằm bên bờ kênh Rạch Tra (thuộc ấp Tân Hòa, xã Tân Hiệp) phơi bày một cảnh tượng vô cùng mất vệ sinh. Trên bờ kênh phía trước cơ sở la liệt thùng phuy dùng chứa dầu cặn. Trong nhà xưởng rộng khoảng 700m2 của cơ sở này có hàng đống thùng phuy, bao tải chứa “nguyên liệu” phục vụ việc ép và tái chế dầu. Nhiều thùng phuy chứa bên trong là dầu cặn đen ngòm, ruồi nhặng bu đầy được đặt lẫn những bao “nguyên liệu” hành phi.

Ông Lê Văn Ca cho biết nguyên liệu đầu vào của cơ sở này là... bất cứ thứ gì, từ dầu thực vật thải của các nhà máy sản xuất dầu ăn, chế biến thực phẩm đến... rác, phế phẩm công nghiệp. “Miễn cái gì ép ra dầu là chúng tôi mua đưa về đây để tái chế. Dầu tái chế bán lại cho các cơ sở công nghiệp khác, phần bã bán cho các cơ sở làm phân bón” - ông Ca nói.

Tác hại khôn lường
Khai báo với cơ quan công an, ông Ca cho biết dầu tái chế thành phẩm từ cơ sở của ông không chỉ cung cấp cho khách hàng là các cơ sở công nghiệp trên địa bàn TP, mà còn có một lượng rất lớn được bán cho các đầu mối thu mua ở các địa phương khác. Theo ông Ca, giá bán thành phẩm dầu thực vật tái chế dao động từ hơn 1 triệu đến 3,5 triệu đồng cho mỗi thùng phuy loại 200 lít, tùy theo chất lượng dầu và mục đích sử dụng của khách hàng.

Ông Ca khăng khăng rằng mình chỉ bán cho các đầu mối thu mua và cơ sở công nghiệp chứ không bán dầu tái chế cho các cơ sở chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, khi được hỏi làm thế nào để chắc chắn rằng khách hàng và nhất là các đầu mối thu mua không dùng để chế biến thực phẩm thì ông Ca tỏ ra lúng túng, trả lời rằng “cái đó tôi không biết được”. Kết quả trinh sát của PC49 cho thấy điểm đến của dầu tái chế từ cơ sở này có cả những cơ sở mua bán dầu và chế biến thực phẩm.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dầu thực vật chiên qua nhiều lần sẽ sinh ra peroxide, vốn là các gốc tự do dễ gây đột biến tế bào, một trong những nguyên nhân gây ung thư. Khi chiên ở nhiệt độ cao, vitamin A, E và một số chất dinh dưỡng trong dầu sẽ bị phá hủy và nếu nóng quá 180OC sẽ có các phản ứng hình thành một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide... Khi ăn dầu đã chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ làm men tiêu hóa bị phá hủy, gây một số triệu chứng như khó tiêu, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, nhịp tim chậm, huyết áp tăng cao, tay chân mệt mỏi...

Hiện PC49 đã lập biên bản vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, lấy mẫu nguyên liệu đầu vào, thành phẩm và khí thải để phân tích các chỉ tiêu môi trường, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời mở rộng truy xét các đầu mối để làm rõ nguồn cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm của hai cơ sở này.

NGUYỄN TRIỀU
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Áo rách và nắm bụi

SGTT.VN - Hai thằng nhỏ leo qua rào, một đứa bị kẽm gai cào rách toạc áo. Cái vết rách hình chữ L bên hông nó thò ra mảng da đen thùi lùi, đen đến nỗi cảm giác làm thâm kim luôn cái áo màu cam lợt. Xui rủi là tôi cũng có mặt ở đó, và đang chụp hình chúng và chú thích hiện lên trong đầu ngay khi màn trập máy ảnh chưa mở, “qua một hàng rào kẽm gai của resort đang xây dở…”

Nhưng cái chú thích cùng tấm ảnh dường như đã cháy sém trước ánh nhìn trừng trừng của đứa bé kia. Nó chửi thề ô bô lô a ba la rồi hỏi bộ giàu là giỏi lắm sao? Bỗng dưng tôi thấy mình cầm máy ảnh là có tội, ăn mặc tử tế là có tội, tôi trắng hơn nó cũng là có tội. Và tôi có tội vì đã đến hòn đảo thiên đường này chơi, nên người ta mới xây cất chỗ nơi đón tôi, nên áo thằng nhỏ rách.

Bây giờ là cuối tháng mười một ta, gió biển thổi bề nào cũng lạnh. Thằng phong phanh ái ngại nói với thằng (đã) phong phanh mà còn rách, má mầy đánh đòn cho mà coi. Tôi nhớ mình hồi xưa trèo cây làm xước cái áo len mới, lúc về đi lùi vô nhà, phòng khi má đánh thì chạy cho lẹ. Cái áo lành lặn thời niên thiếu là cả một gia tài. Như đứa trẻ xứ biển này đây.

Thằng áo rách vẫn còn đứng nấn ná mếu máo hoang mang bên rào. Bạn nó đã chạy về trước vì tới giờ cơm. Nỗi sợ, nhớ tiếc làm cho những tia lửa trong mắt nó dịu lại khi tôi lân la lại bâng quơ gợi chuyện nọ kia. Hỏi nhà, nó khoát tay về phía xóm nằm bên kia bãi cát, nom cái nhà nào cũng giống hệt cái nào, giống cả những cuộn khói còm nhom đang bay lên.

Bãi cát đó người ta cũng sắp rào lại để xây một trung tâm thương mại của đảo. Nghĩa là con đường ra ngoài bãi biển của tụi nhỏ ngày càng bị ngăn lại bằng nhiều lớp rào gai tường cao hơn. Nó kể mấy tháng trước chiều nào nó cũng dắt em ra ngoài bãi biển để đút cơm, “cho con nhỏ vọc nước là đút nhiêu nó cũng ăn hết, ở nhà dễ gì…” Thằng áo rách kể và kể, về đứa em nhỏ và bọn trẻ trong xóm, về những cuộc chạy chơi vui đến rã rời và có vài đứa suýt chết đuối, về những con cá trôi dạt mà nó lượm được đem về muối chiên ăn thum thủm bùi bùi.

“Con chó Phèn của nhà tui chôn ở đó” – giờ bãi biển, nơi con chó “khôn như quỷ, lúc sắp chết còn biết chảy nước mắt” đang nằm yên nghỉ, đã thuộc về những người xa lạ.

Và mai đây bầu trời cũng thuộc về người khác, khi toà lầu mọc lên và ngăn trở mọi tầm nhìn. Tôi nghĩ vậy khi nghe thằng nhỏ ba hoa nói nếu leo lên mấy cây dương chỗ gần nhà nó, là có thể thấy được hòn Rái Nhỏ tuốt luốt ngoài khơi. Nó vừa kể vừa mân mê chỗ áo rách, như không làm sao quên được cú xé tàn nhẫn làm lạnh buốt mấy cái be sườn bén ngót. Bìa vải nào cắt vào tay nó mà cơn oán giận quay trở lại, thằng nhỏ đẩy tôi về bên kia biên giới bằng bóng tối trong mắt nó, chị cũng phe tụi nó…

Chữ “phe” của nó làm tôi nhớ ông cậu họ già nua của mình, có lần gằn giọng hỏi bây coi coi vầy là mây che phía nào? Câu hỏi, cũng là kết luận của một câu chuyện xóm làng mà ông già đang uất giận. Mấy nhà máy thuỷ sản làm ô nhiễm nguồn nước nuôi trồng quanh đó, kêu than mấy năm trời không ai giải quyết nên một bữa bà con kéo lại công xưởng nói chuyện phải trái. Mười lăm phút sau, khi mọi người vẫn còn nhao nháo đứng ngoài rào thì nhà chức trách tới xua tan tác. Mây không đứng giữa để đôi bên đều râm mát, đều được tưới tắm mà dường như nghiêng hẳn về một phía không một chút giả vờ xuề xoà.

Bây cũng phe tụi nó, ông già nói vậy rồi bỏ đi một nước, khi nghe tôi ngập ngừng cái câu “bà con mình cũng có chút không phải…” mà tôi đã phải xóc cả rổ lời để lựa ra những cái nhũn nhặn, mơ hồ nhất. Lúc đó tôi tự hỏi từ bao giờ xuất hiện những ranh giới và tôi buộc phải chọn hoặc đứng về phía này hoặc phía kia, không được ở giữa?

Như thằng nhỏ rách áo ngay từ đầu đã mặc định tôi thuộc về phía những kẻ lấy mất bãi biển của nó, vì tôi được ra đó chơi mà không phải leo rào. Chỉ cần trả tiền thôi, thứ mà đứa bé kia không có. Thằng nhỏ rạch ròi tới mức bỏ tôi lại, nó băng sang bên kia đường một mình. Và khi chiếc xe hơi màu trắng sữa ngang qua tung đám bụi cát chia cắt hẳn tôi và thằng nhỏ, tôi đã kịp thấy nó hốt một nắm vỏ ốc ném vói theo, kèm theo một cái đá gió rất khẳng khái.

Ủa sao tôi thấy buồn thấy đầy dự cảm bâng quơ? Ủa sao tôi không thấy hành động của thằng nhỏ tuyệt vọng như đã từng, khi nhìn theo bóng ông cậu mình lúi húi chống gậy đi trong chiều muộn?

NGUYỄN NGỌC TƯ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chuyển khối băng sơn nặng 33 triệu tấn để làm nước ngọt

Vào năm 2012, các kỹ sư sẽ thực hiện dự án kéo một khối băng sơn nặng 33 triệu tấn với tốc độ 2km/giờ, nhằm cung cấp nước ngọtcho quần đảo Canaries.


Mời các bạn kích vào đây để xem tiếp.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

GIÀY PHÂN HUỶ SINH HỌC


Phần lớn giày dép hiện được làm từ những vật liệu khó phân hủy. Điều này đã được 2 doanh nhân Hà Lan Christiaan Maats Dirk, Jan Oudshoom, chủ công ty giày OAT Shoes, khắc phục.

Được chế tạo bằng cách sử dụng sợi gai dầu, bần, bông sinh học, nhựa phân hủy sinh học, hỗn hợp phi chlorine và các vật liệu phi độc tính khác, sản phẩm giầy đế mềm của OAT được thiết kế để phân hủy hoàn toàn khi được chôn xuống đất, theo Gizmag.

Một điểm đặc biệt khác là giày được “cài” sẵn hạt giống bên trong, có thể nẩy mầm và nở hoa khi được chôn lấp.

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/032011/11/giay.jpg
http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/032011/11/giay2.jpg
Giày của công ty OAT - Ảnh: Thesupergoodlife.com

Theo hai ông Maats và Oudshoom, tương lai của con người nằm ở sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Một phần triết lý “xanh” của họ là chế tạo và bán sản phẩm giày phân hủy sinh học ở châu Âu nhằm giảm thiểu phát thải carbon liên quan tới vận chuyển.

Sau hai năm nghiên cứu và triển khai loại giày mới này, bộ sưu tập giày đế mềm Virgin của hai doanh nhân này giờ đây đã được công bố. Mặc dù những chiếc giày này vẫn chưa tới được với công chúng, nhưng chúng đã giành được giải nhì vào tại cuộc thi Thời trang Xanh được tổ chức vào tháng trước tại Amsterdam, Hà Lan.

Loại giày thân thiện môi trường này sẽ được bán bước đầu qua webshop của OATS, với giá khoảng 140 - 150 euro/đôi và chỉ giới hạn trong phạm vi châu Âu.

Theo TNO
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nuông chiều chủ nix thải

TT - Nix thải lại thách thức cộng đồng! Loại chất thải đáng sợ này do Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin (HYUNDAI VINASHIN ) ở Khánh Hòa thải ra, đã tích tụ trong hơn một thập niên qua với khối lượng hơn 1 triệu tấn vẫn còn y nguyên, nay nó lại tiếp tục tuôn ra bãi thải hàng chục nghìn tấn nữa. Và cộng đồng càng bất bình hơn trong lúc nix thải vẫn thải ra môi trường thì nhà máy xử lý nix thải vẫn là bãi đất trống sau 14 tháng khởi công.

Quả thật câu chuyện nix thải luôn nóng bỏng trong suốt nhiều năm qua bởi chính loại chất thải này có những thời điểm gây ra hệ quả làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bụi nix đen xì phát tán khắp nơi, dân cư ta thán vì cuộc sống bị đảo lộn.

Cũng bởi thế nên HYUNDAI VINASHIN  bị liệt vào danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng buộc phải xử lý triệt để, trong đó có nix thải, với “tối hậu thư” là hoàn thành cuối năm 2006 theo quyết định của Thủ tướng. Song có lẽ vì được nuông chiều, chiếu cố... nên HYUNDAI VINASHIN  được gia hạn nhiều lần việc thực hiện trách nhiệm đảm bảo an toàn cho môi trường của mình. Đáng buồn hơn là sau nhiều lần gia hạn ấy, đống nix thải hàng triệu tấn kia vẫn chưa được xử lý, dây dưa cho đến nay.

Giở lại “hồ sơ HYUNDAI VINASHIN ” cho thấy sau mỗi lần dư luận, cộng đồng lên tiếng việc sử dụng hạt nix cũng như vi phạm về môi trường của HYUNDAI VINASHIN  là có những tuyên bố mới được đưa ra, tưởng chừng như hết sức quyết liệt để giữ gìn môi trường cho con cháu mai sau.
Đơn cử như có lúc UBND tỉnh Khánh Hòa ra điều kiện bằng văn bản hẳn hoi: HYUNDAI VINASHIN  chỉ được nhập nix mới với khối lượng tương ứng lượng nix thải được xử lý an toàn. Rồi tháng 12-2008, Bộ Tài nguyên - môi trường kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Khánh Hòa tạm dừng việc xem xét cho HYUNDAI VINASHIN  nhập khẩu hạt nix đến khi có biện pháp xử lý xong nix thải. HYUNDAI VINASHIN  được yêu cầu phải đảm bảo đến cuối năm 2010 xử lý hết số nix thải đang tồn đọng tại kho chứa...

Giá như lời nói đi đôi với việc làm như điều kiện của UBND tỉnh Khánh Hòa đặt ra cho HYUNDAI VINASHIN  trong việc nhập nix (xử lý nix thải được bao nhiêu cho nhập bấy nhiêu), hay kiến nghị của Bộ Tài nguyên - môi trường được thực hiện thì sẽ không có chuyện cuối năm 2009 có 20.000 tấn nix mới cập cảng HYUNDAI VINASHIN  và nix thải tiếp tục ra bãi thải gây bất bình trong dư luận như những ngày qua, nhất là khi trách nhiệm xử lý nix thải của công ty này chưa được thực hiện.

Lần nào cũng vậy, HYUNDAI VINASHIN  được chiều chuộng và được bảo vệ việc sử dụng hạt nix bằng lý do nếu cứng rắn không cho sử dụng loại nguyên liệu này để sửa chữa tàu biển sẽ ảnh hưởng đến công ăn việc làm của nhiều lao động, kể cả ảnh hưởng đến nguồn thu... Cũng chính vì thế nên bãi thải công nghiệp của HYUNDAI VINASHIN  cứ ngày một cao to hơn trên mảnh đất Khánh Hòa vốn trong lành.

Thực tế công ăn việc làm cho người lao động hay tăng thu ngân sách rất cần, “trải thảm đỏ” mời gọi đầu tư cũng cần, nhưng không thể chấp nhận nuông chiều họ bằng mọi giá. Và càng không thể để họ thiếu trách nhiệm, hủy hoại môi trường trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận cho mình, còn hậu quả hay những thiệt hại môi trường về lâu dài thì có thể nhiều thế hệ con cháu phải gánh chịu.

Và chừng nào trên đất nước này vẫn còn tình trạng nuông chiều nhà đầu tư, chấp nhận sự dây dưa xử lý chất thải công nghiệp như nix thải của HYUNDAI VINASHIN  thì mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ được môi trường vẫn xa vời vợi...

GIÁNG HƯƠNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Dăk Nông: dân thức trắng đêm giữ đất vì nạn khai thác cát



SGTT.VN - Từ nhiều năm nay, hoạt động khai thác cát lậu với quy mô ngày càng lớn đã và đang ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống của hàng ngàn hộ dân sống dọc theo hai bờ sông Krông Nô, xã Buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Dăk Nông.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=133933
Một chiếc sà lan loại lớn ngang nhiên hút cát giữa ban ngày.



Ông Nguyễn Văn Hàn, ở thôn 3, xã Buôn Choah, huyện Krông Nô, bức xúc: “Từ năm 2005 đến nay, gia đình tôi phải di dời nhà ba lần để tránh đất bị sạt lở, nguy hiểm đến tính mạng. Cứ di chuyển đến đâu, thì những người khai thác cát lại lấn sâu vào chừng đó. Có nhiều lúc ngô, lúa của bà con gần đến mùa thu hoạch cũng bị nạn hút cát làm sụp hết xuống sông. Chúng tôi đã nhờ chính quyền địa phương can thiệp, nhưng không có kết quả. Để giữ lấy đất sản xuất, mấy hộ dân phải thức trắng đêm để xua đuổi những người này”. Tương tự, các hộ dân ở thôn 1, Cao Sơn, Nam Tiến cũng chịu chung cảnh ngộ đó. Ông Trần Hữu Thanh, ở thôn Nam Tiến nói: “Tính đến nay, gia đình tôi đã mất hơn 1ha đất sản xuất nông nghiệp do đất bị sạt lở xuống sông. Nếu tình trạng khai thác cát kéo dài, lượng đất bị sạt lở sẽ còn tăng lên”.

Ông Trần Văn Hùng, trưởng thôn Nam Tiến cho biết, hàng ngày, từ 3 giờ sáng đến 5 giờ chiều, có trên 100 chiếc sà lan, với những chiếc “vòi rồng” đua nhau trên sông để hút cát; mỗi sà lan có trọng tải từ 40m3 trở lên, hoạt động từ ba đến bốn chuyến/ngày, làm cho đất hai bên bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng.

Theo ông Chu Văn Khoa, chủ tịch UBND xã Buôn Choah, tính đến nay, toàn xã có hơn 100ha đất sản xuất nông nghiệp dọc bờ sông đã bị sạt lở xuống sông. Trước thực trạng trên, chính quyền địa phương đã nhiều lần can thiệp, nhưng đều bất lực. Thời gian qua, công an huyện đã phối hợp với Công an tỉnh, sở Tài nguyên và môi trường tỉnh, cùng với chính quyền địa phương tiến hành điều tra và xử phạt những người vi phạm. Thế nhưng, khi các cấp, ngành vừa đi khỏi, thì mọi hoạt động khai thác cát trái phép lại diễn ra bình thường. Có nhiều trường hợp, Công an tỉnh phối hợp địa phương bắt quả tang các sà lan đang hút cát tại các thôn, nhưng cuối cùng họ chỉ xử phạt hành chính, sau đó trả lại các sà lan. Nguyên nhân là do sông Krông Nô vừa thuộc huyện Krông Nô, tỉnh Dăk Nông, vừa thuộc huyện Krông Ana của tỉnh Dăk Lăk.

Để chấm dứt triệt để tình trạng ngang nhiên khai thác cát trên sông Krông Nô, các cấp, ngành thuộc hai tỉnh Dăk Nông và Dăk Lăk cần phối hợp hành động quyết liệt để bảo vệ cuộc sống ổn định cho người dân tại địa phương.

bài và ảnh: Nguyễn Hải
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Xấu hổ http://boxitvn.wordpress....8/x%E1%BA%A5u-h%E1%BB%95/

Xấu hổ

Đăng bởi bvnpost on 18/03/2011

KTS, Họa sĩ Lý Trực Dũng

Toàn thế giới đang chứng kiến thảm họa động đất và sóng thần khủng khiếp nhất trong lịch sử Nhật Bản từ 140 năm nay, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người và hiện còn có hơn 10.000 người mất tích mà người ta sợ rằng đã bị sóng thần cuốn trôi từ ngày 11/3/2011. Hàng triệu người Nhật Bản đang thiếu lương thực, hàng trăm ngàn người phải sơ tán khẩn cấp, sống trong cảnh màn trời chiếu đất, thiếu điện nước… Nhiều thành phố bị sóng thần tàn phá hoàn toàn. Nguy cơ rò rỉ hạt nhân khủng khiếp sau 3 vụ nổ tại các lò phản ứng hạt nhân ở thành phố Fukushima đang treo trên lơ lửng trên đầu nước Nhật. Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố: “Nhật đang phải gánh chịu thảm họa lớn nhất sau chiến tranh thế giới II”. Rất nhiều nước lập tức tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật, gửi các đội cứu nạn, y tế… đến Nhật để cứu các nạn nhân của thảm họa thiên tai quá sức tưởng tượng này.

Trong bối cảnh đó, ngày 13/3/2011 báo chí và TV Việt Nam đưa tin: “Chính phủ Việt Nam đã quyết định trợ giúp nhân dân Nhật Bản 200.000 USD để góp phần khắc phục hậu quả do trận động đất và sóng thần gây ra.” Cùng lúc các báo cũng đăng tin tại quốc gia có nhiều khó khăn như  Afghanistan, chính quyền tỉnh Kandahar đã gửi 50.000 USD giúp nhân dân Nhật Bản.

Theo báo chí, Việt Nam thuộc nhóm dẫn đầu tăng trưởng kinh tế. Năm 2008, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuyên bố: “Dự trữ ngoại hối ròng của Việt Nam là 20,7 tỉ USD”. Người ta nói đến con Hổ, con Rồng Việt Nam… Một Việt Nam đáng tự hào. Vậy mà Chính phủ Việt Nam quyết định trợ giúp nhân dân Nhật 200.000 USD?

200.000 USD, khoảng hơn 4 tỉ VNĐ. Chưa đủ tiền xây chỉ một trong nhiều cái tượng đài không đáng có mà chúng ta đang dựng tràn lan khắp nơi. Chỉ đủ tiền mua đúng 4m2 đất ở trung tâm Hà Nội. Chỉ là một con số lẻ so với số tiền người ta đổ vào lễ hội Ngàn Năm Thăng Long vừa qua. Còn ít hơn số tiền 262.000 USD mà Huỳnh Ngọc Sĩ nguyên giám đốc BQL dự án xây dựng Đại lộ Đông-Tây và Môi trường nước [nhận – BVN] từ một nhà thầu Nhật.

Vì sao lại 200.000 USD? Việt Nam chúng ta có quá nghèo đến cái mức chỉ có thể giúp nhân dân Nhật Bản anh em trong cơn hoạn nạn khủng khiếp này chỉ 200.000 USD? Quả thực cá nhân tôi và nhiều bạn bè của tôi đều cảm thấy xấu hổ, ngượng vì không hiểu nhân dân Nhật Bản sẽ nghĩ gì khi họ nhận được thông tin trên. Xin đừng để người dân Nhật Bản hiểu lầm người Việt Nam vô ơn bạc nghĩa đối với bè bạn, với những người đã giúp Việt Nam tận tình những năm tháng khó khăn trong chiến tranh, trong xây dựng đất nước. Không ít anh chị bức xúc: “Đã không giúp thì thôi, nếu giúp thì giúp cho tử tế!”, “Đừng để người ta cười coi khinh dân mình .” Chiều nay, 15/3/2011, cháu Thanh, một thanh niên lái xe ô tô mà tôi hay thuê đi có công việc, bày tỏ: “200.000 USD, chưa mua nổi một cái xe ô tô xịn mà nhiều đại ca Việt Nam đang đi. Đúng là buồn cười !!!”

Nên nhớ, dù trực tiếp hay gián tiếp, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều phải cảm ơn nhân dân Nhật Bản đã tích cực phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và sau khi Việt Nam thống nhất, ngoài khoản viện trợ không hoàn lại rất lớn trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, dạy nghề… Nhật Bản là nước viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 30% tổng vốn ODA của cộng đồng quốc tế cam kết giúp Việt Nam. Theo báo chí, tổng vốn ODA Nhật Bản giúp Việt Nam từ 1992 đến 2011 khoảng 15 tỉ USD! Chỉ riêng trong năm 2011 này là 1,76 tỉ USD. Đây là trợ giúp rất to lớn của nhân dân Nhật Bản để Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu đường, sân bay, nhà máy điện…

L. T. D.
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [19] [20] [21] [22] [23] [24] [25] ... ›Trang sau »Trang cuối