Trang trong tổng số 25 trang (250 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

NanLan

Hihiii, hay thật. Đúng là sự phong phú của Tiếng Việt.

Em cũng có ý kiến.
  
Có một chị bạn hỏi: "Em ơi đưa chị MIẾNG giấy vệ sinh". Lúc sau lại bảo: "Em ơi nghỉ đã cho chị ăn MIẾNG bánh mì". Rồi một lúc sau lại: "Em ơi đợi chị để chị uống MIẾNG nước nữa".

Từ Miếng ở đây chỉ dùng chỉ khi ăn miếng cơm, miếng thịt hay là miếng rau. Nhưng người Miền Nam hay dùng Miếng để chỉ cả các thứ khác. Có lẽ có sai không?
Đây là cách  nói phổ biến của người Miền Nam.

Những ví dụ của Chằn Tinh Shrek ở trên cũng thường là người Miền trong hay dùng hơn. Người Miền Bắc ít khi dùng.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

@ Hi hi...bài của các bạn làm tớ nhớ lại hồi còn bé thấy ở chợ nông thôn miền Bắc còn có khu bán phân bỏ ruộng, cuối chợ. Các bác bán phân đựng trong đôi thúng có cái gáo cứ múc lên đổ xuống và chào hàng: "Mời bác mua phân em, phân em NGON lắm ạ!"
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

NamLan đã viết:
Hihiii, hay thật. Đúng là sự phong phú của Tiếng Việt.

Em cũng có ý kiến.
  
Có một chị bạn hỏi: "Em ơi đưa chị MIẾNG giấy vệ sinh". Lúc sau lại bảo: "Em ơi nghỉ đã cho chị ăn MIẾNG bánh mì". Rồi một lúc sau lại: "Em ơi đợi chị để chị uống MIẾNG nước nữa".

Từ Miếng ở đây chỉ dùng chỉ khi ăn miếng cơm, miếng thịt hay là miếng rau. Nhưng người Miền Nam hay dùng Miếng để chỉ cả các thứ khác. Có lẽ có sai không?
Đây là cách  nói phổ biến của người Miền Nam.

Những ví dụ của Chằn Tinh Shrek ở trên cũng thường là người Miền trong hay dùng hơn. Người Miền Bắc ít khi dùng.
@ Tớ cũng có ý kiến:
Người miền Bắc khi đã già thường gọi nhau là ÔNG-BÀ, cả sui gia cũng thế. Con cái trưởng thành, có gia đình, cha mẹ thường gọi là ANH-CHỊ. Con cái có con thường gọi cha mẹ là ÔNG-BÀ thay cho con mình.
Người miền Nam lại khác, có già mấy vẫn gọi nhau là ANH-CHỊ, sui gia cũng vậy. Con cái đối với cha mẹ có trưởng thành và làm to đến đâu cũng vẫn gọi là CHA-MẸ, còn cha mẹ vẫn mày tao với con cái bình thường.
Chị em trong nhà, đối với miền Bắc khi dùng ÔNG-BÀ và TÔI là lúc cãi nhau, được cho là hỗn láo. Miền Nam thì không sao.
Ở Quảng Nam còn có cách gọi kinh dị lắm. Khi mới chuyển vào trong này, tớ ngạc nhiên vô cùng. Ở những cái miệng xinh xinh của những đứa trẻ năm, ba tuổi, chúng gọi nhau là ÔNG-BÀ, còn có thể gọi cha mẹ như thế và xưng tui. Loài vật cũng được gọi như thế: bà chó, bà mèo đực, bà cây...
Nhưng chỉ dùng trong ngôn ngữ nói, không dùng trong ngôn ngữ viết.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Chú bé câm

                                                             (Truyện ngắn)
Có tiếng ồn ào của lũ trẻ nơi khu vực gần chợ. Dăm đứa quãng chừng từ 7-8 tuổi , lớn nhất cũng chỉ đến 10. Trai có, gái có. Chúng hò reo, dùng bất cứ que, nhánh cây nào mà chúng nhặt hoặc bẻ được ở bụi cây ven đường. Để khều, quẹt hoặc thậm chí có đứa còn vụt thẳng tay vào mình một thằng bé quãng chừng 9 tuổi.
                                                                    
Đây đã là giữa trưa. Khoảng thời gian đáng lẽ ra phải nghỉ ngơi, sửa soạn tập vở cho buổi học chiều hoặc ngủ trưa cho những đứa đi học sáng. Thế nhưng, ở cái xóm lao động nghèo vùng sông nước ven biển này vẫn vậy. Người lớn cha mẹ chúng, họ vất vả vì mưu sinh, chật vật vì sinh kế nên chẳng còn thời gian đâu để mà giáo dục đám trẻ này nữa. Suy nghĩ nơi họ chỉ đơn giản rằng: Nuôi cho khôn lớn đã là khá. việc học hành có thì tốt, không có cũng chẳng mệnh hệ gì. Nếu có, thì họ cũng phó mặc cho nhà trường, thầy cô thế là xong! Vì thế, sau khi cha mẹ đi khỏi. Đại đa số những đứa trẻ này đều rong ruỗi ngoài đường thôn, ngõ xóm. Sự tinh nghịch, lắm khi đã dần trở thành tinh ranh cũng là điều dễ hiểu.
                                                                             oo0oo
Thằng bé, nạn nhân của những trò vui nơi đám trẻ con nghịch ngợm này. Dù đen sạm, mốc meo nắng gió, nhưng vẫn có nét khôi ngô, thanh tú  mà nếu nhìn kỹ có lẽ, đọng nét ưa nhìn hơn đám trẻ đang đuổi theo. Nó đang nửa đi, nửa chạy. Mong thoát ra khỏi hoàn cảnh éo le mà lẽ ra,  chẳng vì lý do gì nó phải đón nhận cả. Quay lưng bước nhanh, thỉnh thoảng vẫn quay lại phía sau bọn trẻ đang cố tình bám theo mình. Cặp mắt thằng nhỏ lúc ánh lên vẻ như sợ hãi, van lơn. Lúc bất chợt long lên, như một sự phản ứng giận dữ tức thời, hòng làm giảm đi hưng phấn, đang tăng dần nơi những "thợ săn" nhí quỹ quyệt, hào hứng truy đuổi một "con thú" cùng đường! Trên khuôn mặt thằng bé lộ rõ nét khổ sở, nó phùng mang trợn má,đôi tay chới với, lớp chống đỡ, gạt những cái que liên tiếp chọc, khều vụt vào mình, lớp quơ cào loạn xạ như muốn diễn tả gì đấy, kèm đôi môi mấp máy mà không thể thành lời. Đơn giản vì nó: CÂM!
                                                                          oo0oo
Nỗi thống khổ của thằng bé chỉ chấm dứt. Khi có những người lớn biết điều. To tiếng la rầy, thì đám trẻ kia mới chịu miễn cưỡng, tiu nghỉu bỏ đi. Vọng lại, những lời bàn tán của chúng một vẻ tiếc nuối, vì trò vui đã bị chấm dứt đột ngột!
                                                                           oo0oo
Thằng câm từ đâu đến cái vùng này? Người ta chỉ biết rằng: Mẹ nó, một thiếu phụ gầy gò, lam lũ đã mang con biệt xứ khi còn nằm ngửa . Từ một vùng bưng biền đất Mũi xa xôi miền Tây Nam bộ, bà bỏ xứ sở quê hương ra đi, sống thất thểu một cuộc đời du mục, lưu dấu chân gần như khắp tất cả các tỉnh thành miền Đông Nam bộ. Cho đến khi, nó được 7 tuổi thì bồng bế con lưu lạc đến vùng làng chài ven biển này sinh sống. Hai mẹ con xin được tá túc, ở một góc chái tối tăm của ngôi miễu bà trong xã biển, sau khi ông Từ lâu năm, già cả của ngôi miễu qua đời. Người ta còn kháo với nhau rằng. Nó, là kết quả của mối tình vụng trộm, giữa một cô thôn nữ(mẹ nó) với một thanh niên trong làng của cô, và nó đã không được thừa nhận. Đây là lý do khiến mẹ nó phải biệt xứ ra đi hơn 10 năm trời, chỉ vì cô muốn giữ phẩm giá cho gia tộc mình.
                                                                            oo0oo
Thiên hạ chẳng quan tâm đến tên tuổi của hai mẹ con. Họ quen gọi nó là : Thằng câm. Và tên mẹ nó là: Mẹ thằng câm! Bấy nhiêu từ cũng đủ gợi lên rõ ràng về ai? Ở đâu? Đang làm gì rồi!Hai mẹ con, không phải là ăn mày, nhưng cũng gần như thế. Với cái tướng tá gầy gò, bệnh hoạn của mẹ nó. Thì chẳng bao giờ, có thể xin được việc làm gì phù hợp, khả dĩ có thể nuôi sống mẹ con ở mức tối thiểu. Vì vậy, nguồn sống chủ yếu là lòng hảo tâm, hay chỉ là sự ái ngại, nơi mắt của những người qua lại. Họ thường quyên góp, xin những vật phẩm ít ỏi, nơi quỹ từ thiện, chùa chiền. mỗi tháng khi không khi có, với dăm ba ký gạo, ít chai nước tương, thảng hoặc có thêm thùng mì gói. Chỉ có vậy,tạm đủ để lây lất cho hai mẹ con sống qua ngày, đoạn tháng!
                                                                            oo0oo
Riêng thằng câm, ban ngày thường lảng vảng khu vực chợ, hàng quán để xin thêm, tựa như một nhu cầu: Đói thì đầu gối phải bò mà thôi! Hoặc lang thang ở khu vực trường tiểu học( Đây là điều nó thích nhất!) nơi này nó chẳng bao giờ  bị lũ trẻ chọc ghẹo, quấy rầy. Vì đã có, cô giáo mẫu giáo thật dịu hiền (trong mắt nó)bênh vực! Có đôi khi, cô còn mỉm cười và xoa đầu trìu mến, động tác hiếm hoi này, đem lại cho nó cảm giác thật dễ chịu! Cảm giác đó, giống hệt như một chú mèo con, được cô chủ vuốt ve, nâng niu vậy! Việc này thì, mẹ nó hầu như chẳng bao giờ làm với nó cả. Đứng ở bên cửa sổ, nhìn vào lũ trẻ đồng trang lứa đang ê a đọc bài trong lớp. Có lúc, thằng nhỏ chợt mỉm cười ngây ngô, hiện rõ nơi mắt nó, đọng vẻ thèm muốn. Nụ cười ngây ngô như vẽ ra suy nghĩ: Sao nó lại không được như thế, giống mấy đứa trẻ kia nhỉ? Chán rồi, thằng nhỏ lại mò ra chợ. Xòe tay xin bất kỳ ai, bất cứ gì? Xác suất thành công của những lần xin ấy, chỉ là...2% ! Dù chỉ là 1 ngàn đồng teng, hay chỉ là một...trái chuối  đèo, người ta vặt ra từ một nải chuối chín héo đang bày trên sạp! Có người còn xua đuổi rồi bày ra ...đốt phong long!!??
                                                                             oo0oo
Có khi, nó lang thang xuống cả bến ghe, nơi những chiếc thuyền chài, ghe đáy cặp vào trao đổi ngư sản, thường thằng bé xin được những con cá đã ươn, sình họ lựa ra, để riêng bán cho những trại nuôi gia súc, thế cũng đủ kể là những chiến lợi phẩm, đem về cho mẹ mình. Lắm lần, nó để quên những con cá xin được bên bụi rậm, bị lũ mèo hoang rình mò sớt mất . Chỉ vì, nó thèm thuồng, đứng xem lũ trẻ đồng trang lứa chơi lò cò cùng nhau. Chắc chắn, đám trẻ này chẳng bao giờ cho nó chơi chung, giống như một sự kỳ thị vậy! Chỉ vì nó câm! Có lúc, ham vui cho đến tối trời, nó lại mò theo ánh điện đường leo lét hắt, trên những con đường nhỏ,hẹp ngoằn ngoèo dẫn ra chợ, đứng lặng lẽ, xem truyền hình từ ngoài cửa sổ, nơi những căn hộ nhỏ, dọc theo hai bên dãy chợ thường mở cả ngày mà trong nhà chẳng ai xem. Chán chê, nó lại bật ngang ra bất kỳ cái sạp nào trong nhà lồng chợ, nằm co quắp ngủ ngon lành. Mặc rét, mặc muỗi! Mà hình như đám muỗi kia cũng chán ...máu nơi con người của thằng nhỏ? Chúng chỉ vo ve xung quanh rồi bỏ đi! Hay là, do mũi kim của chúng không thể nào xuyên thủng qua làn da đen sạm, sần sùi vì mưa nắng, hay là do lớp cáu bẩn đóng lâu ngày không tắm cũng không chừng?
                                                                               oo0oo
Mẹ nó chẳng thấy đi tìm kiếm con về bao giờ! Cứ thế cho đến mờ sáng, khi người ta dọn hàng . Lớn tiếng đánh thức, thằng nhỏ mới lững thững lê đôi chân nứt nẻ( không bao giờ mang dép) thất thểu về khu miếu cổ. Cuộc sống của hai mẹ con, cứ lặng lẽ trôi trong cái bất bình thường ấy. Lâu, người ta cũng quen dần, kể hai mẹ con, cũng là những thành viên trong cái xóm nghèo ven biển này.
                                                                               oo0oo
Bẵng đi một thời gian, tôi quay lại xóm biển này. Không thấy chú bé câm quen thuộc, vẫn hay ghé xòe tay xin 5,10 ngàn nơi quán cà phê tôi hay ngồi. Tôi cố tìm hỏi thăm người quen về chú bé. Họ ái ngại kể rằng: Chú bé đã mất vào mùa Đông năm ngoái! Sau cơn  viêm phổi nặng. Hậu quả của những đêm sương nơi góc chợ. Những buổi dầm mưa trong vô thức, của một đứa trẻ 10 tuổi tật nguyền không có sự chăm sóc của người thân. Ban tế tự của miễu đã giúp chôn cất chú bằng một cỗ hàng từ thiện. Chú bé đã được thanh niên hảo tâm trong làng ,đem chôn tại một nghĩa trang hoang dại sát chân núi. Sau đám tang con, người thiếu phụ nọ không biết đã đi về đâu? Chỉ sót lại một manh chiếu rách, cái chăn tả tơi bên chái miễu mà không thấy bóng dáng bà? Tôi lặng người thầm nghĩ: Phải chăng đó cũng là một cách giải thoát cho...riêng chú và một phần nào cho bà mẹ?

KLT
29/08/09
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Một câu chuyện buồn, những số phận buồn có thể bắt gặp đâu đó, quanh ta...
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Hu hu...sao không biết đưa nhau về thành phố nhỉ? Ở đó dễ có việc làm hoặc dễ xin. Biết đâu thằng cu lại được người ta đưa và trường trẻ em khuyết tật, hay ít ra cũng có lớp học tình thương. Sao tác giả quan tâm tới họ thế mà không chỉ cho con đường sống nhỉ? Mỗi lần cho 5, 10 ngàn thì chẳng đi đến đâu. Ở cái xứ đã nghèo lại dân trí thấp thì ai mà giúp được.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Phuong-Lan đã viết:
Hihiii, hay thật. Đúng là sự phong phú của Tiếng Việt.

Em cũng có ý kiến.
  
Có một chị bạn hỏi: "Em ơi đưa chị MIẾNG giấy vệ sinh". Lúc sau lại bảo: "Em ơi nghỉ đã cho chị ăn MIẾNG bánh mì". Rồi một lúc sau lại: "Em ơi đợi chị để chị uống MIẾNG nước nữa".

Từ Miếng ở đây chỉ dùng chỉ khi ăn miếng cơm, miếng thịt hay là miếng rau. Nhưng người Miền Nam hay dùng Miếng để chỉ cả các thứ khác. Có lẽ có sai không?
Đây là cách  nói phổ biến của người Miền Nam.

Những ví dụ của Chằn Tinh Shrek ở trên cũng thường là người Miền trong hay dùng hơn. Người Miền Bắc ít khi dùng.
Hihi Nam Lan phân tích rất chính xác. Đa phần những dẫn giải trên đều trong phạm vi miền Nam. miền Bắc cũng xử dụng nhiều từ rất hay và khá ngộ nghĩnh!

Thí dụ về từ: Thôi rồi!hay từ: Cực kỳ... Cái chi chi cũng có thể đệm từ thôi rồi, cực kỳ vào. Thôi rồi là một tán thán từ. Vậy mà cũng thay thế khá tốt thừ ngon, hay đẹp...v.v....

TD:Con xe Innova kia...thôi rồi!(ý chỉ xe đẹp, tốt,đắt...) Con nhỏ kia đẹp...thôi rồi(thôi rồi ở đây thay cho từ cực kỳ...)

Lâu cực kỳ, hoành tráng cực kỳ, con xe cực kỳ...Chữ nghĩa VN 3 miền bàn thì không bút mực nào tả cho xiết phải không NL? Bạn vui nhé!:)
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

letam đã viết:
@ Hi hi...bài của các bạn làm tớ nhớ lại hồi còn bé thấy ở chợ nông thôn miền Bắc còn có khu bán phân bỏ ruộng, cuối chợ. Các bác bán phân đựng trong đôi thúng có cái gáo cứ múc lên đổ xuống và chào hàng: "Mời bác mua phân em, phân em NGON lắm ạ!"
Một thí dụ làm...ngọng tên Shrek. Vì quá hết ý!:D
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

letam đã viết:
NamLan đã viết:
Hihiii, hay thật. Đúng là sự phong phú của Tiếng Việt.

Em cũng có ý kiến.
  
Có một chị bạn hỏi: "Em ơi đưa chị MIẾNG giấy vệ sinh". Lúc sau lại bảo: "Em ơi nghỉ đã cho chị ăn MIẾNG bánh mì". Rồi một lúc sau lại: "Em ơi đợi chị để chị uống MIẾNG nước nữa".

Từ Miếng ở đây chỉ dùng chỉ khi ăn miếng cơm, miếng thịt hay là miếng rau. Nhưng người Miền Nam hay dùng Miếng để chỉ cả các thứ khác. Có lẽ có sai không?
Đây là cách  nói phổ biến của người Miền Nam.

Những ví dụ của Chằn Tinh Shrek ở trên cũng thường là người Miền trong hay dùng hơn. Người Miền Bắc ít khi dùng.
@ Tớ cũng có ý kiến:
Người miền Bắc khi đã già thường gọi nhau là ÔNG-BÀ, cả sui gia cũng thế. Con cái trưởng thành, có gia đình, cha mẹ thường gọi là ANH-CHỊ. Con cái có con thường gọi cha mẹ là ÔNG-BÀ thay cho con mình.
Người miền Nam lại khác, có già mấy vẫn gọi nhau là ANH-CHỊ, sui gia cũng vậy. Con cái đối với cha mẹ có trưởng thành và làm to đến đâu cũng vẫn gọi là CHA-MẸ, còn cha mẹ vẫn mày tao với con cái bình thường.
Chị em trong nhà, đối với miền Bắc khi dùng ÔNG-BÀ và TÔI là lúc cãi nhau, được cho là hỗn láo. Miền Nam thì không sao.
Ở Quảng Nam còn có cách gọi kinh dị lắm. Khi mới chuyển vào trong này, tớ ngạc nhiên vô cùng. Ở những cái miệng xinh xinh của những đứa trẻ năm, ba tuổi, chúng gọi nhau là ÔNG-BÀ, còn có thể gọi cha mẹ như thế và xưng tui. Loài vật cũng được gọi như thế: bà chó, bà mèo đực, bà cây...
Nhưng chỉ dùng trong ngôn ngữ nói, không dùng trong ngôn ngữ viết.
Trong Nam, nhất là miền Tây. Con cái gọi cha mẹ bằng: Tía, má và vẫn xưng tui bình thường như chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Đó là cái...tập quán ăn sâu nhiều thế hệ. Giờ cũng bớt nhiều. Letam cũng có vẻ là một cao thủ ngôn ngữ học. Shrek phục lắm đấy!:)
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Nguyệt Thu đã viết:
Một câu chuyện buồn, những số phận buồn có thể bắt gặp đâu đó, quanh ta...
Cảm ơn NT đã chia sẻ. Shrek muốn cảnh tỉnh chính mình,năng nhìn xung quanh ta qua một bài viết thôi mà:)
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 25 trang (250 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối