Trang trong tổng số 2 trang (16 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thichanlac

Nhân ngày chiến thắng Phát xít, tôi nhớ đến một bài thơ Nga ngày ấy. Bài thơ chúng tôi truyền tay đọc từ ngày còn trong quân ngũ. Mặc dù không biết rõ tác giả, nhưng những người lính yêu thơ ngày ấy đều thích. Chúng tôi đã đọc cho nhau nghe trên đường hành quân vào chiến dịch,  trong đêm xuất kích, giữa hai đợt tấn công...
Rất may giờ đây bên tôi đã có nhiều bạn sành sỏi về thơ Nga (Như Hoa Xuyên Tuyết, Thanh Bình 82...) Tôi xin được chép lại đây vài đoạn trong bài thơ ấy, mong các bạn bổ cứu và tìm giúp tác giả của nó.
Rất cám ơn !

Năm bốn mốt, giữa trưa hè tháng sáu
Liên xô mênh mông biển lúa nắng vàng
Nông trường cày máy reo vang
Công trường búa rộn, suối gang đỏ hồng
Các em tung tăng đến trường
Các chị làm vườn nho, níu áo hoa
Cuộc đời đẹp tựa trong mơ
Ruộng vườn chan chứa lời thơ yêu đời
Những đôi vợ chồng mới cưới
Say sưa bàn chuyện tương lai
Những người già luống tuổi
Thấy đời mình trẻ lại tuổi đôi mươi
Trưa hè đang đẹp đang vui
Chiến tranh bùng nổ đốt trời Liên xô
Phát xít Đức như một bầy hổ đói
Tấn công Liên xô với hai trăm bốn mươi sư đoàn
Từ điện Cremlanh Xtalin cất tiếng gọi
Hàng triệu thanh niên như thác tiến lên đường
Tiêu diệt quân thù bảo vệ quê hương
Từ giã ruộng vườn, nông trang, thành phố..
Tạm biệt đôi mắt biếc người thương
Vẫy chào những cây táo, cây lê
Những hàng bạch dương gió nổi
Mẹ ơi ! Chiến thắng con về
Em ơi ! Đợi anh, anh trở lại
Cây ơi ! Tôi sẽ về khi cây thay lá mới..

...

Trong một trận thuỷ chiến trên Hắc hải
Một tầu hồng quân đánh tan một phát xít hạm đội
Nhận chìm bảy chiếc xuống biển sâu.
Không quân phát xít lồng lộn, dội bom xuống tầu
Biển xanh cuộn sóng, loang mầu máu tươi.
Cả tầu chỉ còn năm thuỷ binh còn sống
Nòng đại bác đỏ như than hồng, họ vẫn bắn
Đến viên đạn cuối cùng, họ nói với nhau:
Chúng ta là hồng quân Liên xô vĩ đại
Quyết chiến thắng không bao giờ chién bại.
Tàu chìm. Nước ngập đến lưng
Năm thuỷ binh ghé môi hôn mạn tàu nóng bỏng
Lòng đau như từ giã một đồng chí tử thương.
Vượt biển trở về, giữ thành phố Xebattopon..

...

Một đêm trăng tuyết mịt mùng
Quân phát xít tấn công áo ạt
Nhằm chọc thủng phòng tuyến Xebattopon
Phải chặn đứng bàn chân lũ ác ôn
Trước khi chờ đại binh tiếp viện.
Cả đại đội giơ tay tình nguyện
Nhưng đồng chí chỉ huy chỉ chọn lấy năm người
Đó là năm chiến sỹ thuỷ binh, hôm kia trên Hắc hải
Vượt biển trở về từ dòng máu tươi.

...

Mười năm xe tăng, sơn hình chữ thập, từ xa lao tới
Ầm vang bắn phá dọn đường
Dưới chiến hào, năm chiến sỹ hải quân
Vẫn ung dung hút chung điếu thuốc.
...

Người hồng quân thứ nhất là sebunco
Anh đã có vợ và một con gái nhỏ
Con anh mới mọc răng, cười tươi như hoa nở
Ngủ suốt ngày trong nôi lụa trắng tinh
Vợ anh có đôi mắt màu nước biển trong xanh
Cùng làm việc, yêu nhau từ xưởng máy
Nhưng hết rồi, lũ ác ôn đã đốt cháy
Vợ con anh trong một trận mưa bom
Ghì chặt trung liên, tim anh nóng bỏng căm hờn
Xe vừa tầm, anh nghiến răng lia một băng súng máy
Thằng lái xe gục xuống, máu trào lên tay lái
Anh ném chai dầu đốt cháy luôn xe thứ hai
Xe thứ ba bắn anh, đạn xuyên suốt ngang vai
Không cầm được súng, anh trao trung liên cho bạn
Rồi anh lao lên giữa làn mưa đạn
Khi còn cách một gang
Xích xe sắp nghiến nát người anh
Anh giật thủ pháo, xích xe đứt tung
Xác người anh hùng biến đi trong khói lửa..
...
Xin được tạm dừng ở đây nhé ! Đang quen nghe thơ yêu thương mùi mẫn, giờ thấy thơ toàn mùi bom đạn, chắc nhiều bạn đã ớn xương sống. Nhưng đó là bài thơ mà một thời chúng tôi yêu thích.
TAL
http://i209.photobucket.com/albums/bb156/thichanlac/thuyen2.gif
Cây muốn lặng, gió chẳng đừng
Thuyền cũng muốn dừng, mà sóng chẳng yên..
Đời là biển động triền miên
Mỗi thân phận - một con thuyền lênh đênh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Vâng, hôm qua là ngày toàn thế giới kỷ niệm chiến thắng Phát Xít Đức.

Nhân có topic của bác Thích An Lạc, em cũng xin gửi vào đây một trích đoạn trong bài thơ dài "Nhật ký tháng Hai" của Olga Bécgôn. Đoạn này em tâm đắc nhất. Không phải tuổi trẻ bây giờ chỉ quen với thơ tình, với ghen tuông, yêu mê say đắm. Tuổi trẻ cũng vẫn biết xúc động trước những gì mình chưa từng trải qua, nhưng được đọc lại trong những vần thơ đầy sôi nổi; có máu, có nước mắt nhưng có cả tình yêu.

Bài này em mới dịch cách đây chưa lâu...

Trích Nhật Ký tháng Hai của Olga Becgon (Olga Berggolz)

5.
Ôi cây xẻng nhà nông xa xưa lấm láp
Người bạn trung thành của đất của đai
Ta cùng người đi qua một chặng đường dài
Từ những pháo đài ra nghĩa trang trầm mặc

Tất cả những gì chúng mình cùng chịu đựng
Đôi khi tôi cũng chẳng hiểu nổi đâu
Đi qua nỗi đớn đau hãi sợ lửa dãi dầu
Đã đứng vững trước thử thách này trong chiến đấu

Mỗi người dân từng quên mình bảo vệ thành Len yêu dấu
Từng chẹn tay lên những vết bỏng rát trên người
Đã trở thành người lính chiến rồi
Dũng cảm như cựu binh thời trước


6
Tôi chưa từng là một anh hùng
Chưa từng mơ vinh quang và tấm huân chương trên ngực
Chung hơi thở với thành Len, chung bước
Chẳng khoe lòng anh dũng, tôi chỉ sống hết mình thôi

Không tự huênh hoang về ngày ấy một thời
Vòng phong tỏa..với hạnh phúc tôi đã không ngoảnh mặt
Không rũ bỏ niềm vui trần tục
Như sương mai hắt ánh chiến tranh buồn

Và nếu như có thể được mỉm cười
Tự hào nói về mình tôi sẽ nói
Rằng như tất cả những bạn bè tôi sôi nổi
Đến giờ này vẫn lao động không ngừng
Đôi tay đã yếu rồi tôi vẫn không buông
Rằng chưa lúc nào chúng tôi thấm thía
Niềm hưng phấn của lao động lớn lao như thế

Trong lầy lội, bóng đêm, buồn đau và đói khát
Nơi cái Chết bám gót ta như bóng với hình
Ta lại có hơi thở tự do phóng khoáng trong mình   
Ta lại được vô cùng hạnh phúc
Con cháu ta mai sau chắc phát ghen lên mất!

Vâng, chúng tôi đã tìm được niềm vui kỳ diệu nhất
Mà ngợi ca chưa ai nói hết được lời
Khi chia nhau mẩu bánh cuối cùng rồi
Dúm thuốc lá cuối cùng cũng thế
Khi nửa đêm ngồi nghe chuyện kể
Bên bếp lò ám khói hắt hiu
Bàn xem ta sống tiếp thế nào
Và chiến thắng bao giờ sẽ tới
Sẽ nhìn cuộc đời ta bằng ánh nhìn tươi mới

Còn anh nữa, bạn hiền ơi, anh sẽ nhớ
Đến đại lộ Krasnyi Kamandir, đến ngôi nhà, bếp lửa
Leo lét cháy, gió lùa qua cửa sổ
Suốt những năm tháng hòa bình, và xế bóng đời anh
Sẽ lại một lần anh được khóc, mắt long lanh
Được đứng thẳng người lên như thuở nào trai trẻ
Tim lại nhắc đến lời tôi xa xôi thế
Đến bóng đêm dày, đến hơi rét ngày qua
Đến vòng vây giặc bủa bên cửa ô ta
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vuduchien

Anh có thể viết đầy đủ về bài thơ này được không, vì đây chính là bài thơ tôi yêu thích
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thichanlac

@vuduchien ! Nếu vào những năm 70 của thế kỷ trước, TAL rất vui được thoả mãn yêu cầu của bạn. Tiếc rằng già nua lẫn cẫn mất rồi. Thôi thì bạn đã có nhời, TAL nhớ đâu post đó vậy nhe !
Chúc bạn nhiều niềm vui !

...
Người hồng quân thứ ba là Phidenco
Hai bốn tuổi, đảng viên cộng sản
Buộc bộc phá quanh mình, anh quay lại nhìn bạn
Mình lên trước nhé ! Rồi nhảy vọt ra khỏi chiến hào.
Chiếc xe thứ sáu bắn xối đạn ào ào.
Phidenco vút mình lao thẳng đến
Xe tăng tiến, Phidenco cũng tiến
Tinh thần cộng sản quyết chiến thắng cơ giới kẻ thù.
Xe tăng lội qua một đám khói mịt mù
Phidenco nhảy lên, ôm nòng đại bác
Bọn giặc trong xe rú lên, xanh máu mặt
Phidenco đắc thắng, phá lên cười
Anh giật bộc phá buộc quanh người
Một ánh chớp. Anh thét như xé phổi
Tổ quốc xô viết muôn năm !
Vĩnh biệt chi bộ.. mẹ .. và .. em..
Mắt anh hoa lên trong ánh búa liềm.
Một tiếng nổ chuyển trời, rung thành phố.
Xe tăng xé ra tan vỡ
Xác người anh hùng không còn mảnh thịt nào nguyên.
Dưới chiến hào phủ bóng đêm
Hai người hồng quân cuối cùng ôm hôn nhau lặng lẽ:
Đảng của ta vinh quang là thế
Gương Phidenco chói lọi chủ nghĩa anh hùng.
...
Ondencop sung sướng nấc lên từng hơi thở
Kể lại chiến công oanh liệt của tổ mình
Từng giọt nước mắt rơi trên má anh
Chị y tá nhìn vết thương nghẹn ngào, tuyệt vọng
Ôm chặt lấy anh như muốn truyền hơi ấm.
Tiếng anh run run trong ánh nắng vàng:
Gặp mẹ tôi, Chị nhắn hộ tôi rằng
Con của mẹ đã chết tại thành phố Xebattopon
Sau khi cùng đồng đội diệt mười năm xe phát xít.
Anh tắt thở. Chân trời bừng nắng đẹp..
http://i209.photobucket.com/albums/bb156/thichanlac/thuyen2.gif
Cây muốn lặng, gió chẳng đừng
Thuyền cũng muốn dừng, mà sóng chẳng yên..
Đời là biển động triền miên
Mỗi thân phận - một con thuyền lênh đênh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vuduchien

Cảm ơn anh thianlac
em có bản gốc bài này, anh nhờ chị Hoaxuyentuyet dịch đi

Поэзия подвига
Ольга Берггольц
Февральский дневник
I
Был день как день.
Ко мне пришла подруга,
не плача, рассказала, что вчера
единственного схоронила друга,
и мы молчали с нею до утра.

Какие ж я могла найти слова,
я тоже - ленинградская вдова.

Мы съели хлеб, что был отложен на день,
в один платок закутались вдвоем,
и тихо-тихо стало в Ленинграде.
Один, стуча, трудился метроном...
И стыли ноги, и томилась свечка.
Вокруг ее слепого огонька
образовалось лунное колечко,
похожее на радугу слегка.
Когда немного посветлело небо,
мы вместе вышли за водой и хлебом
и услыхали дальней канонады
рыдающий, тяжелый, мерный гул:
то Армия рвала кольцо блокады,
вела огонь по нашему врагу.

II
А город был в дремучий убран иней.
Уездные сугробы, тишина...
Не отыскать в снегах трамвайных линий,
одних полозьев жалоба слышна.

Скрипят, скрипят по Невскому полозья.

На детских санках, узеньких, смешных,
в кастрюльках воду голубую возят,
дрова и скарб, умерших и больных...

Так с декабря кочуют горожане
за много верст, в густой туманной мгле,
в глуши слепых, обледеневших зданий
отыскивая угол потеплей.

Вот женщина ведет куда-то мужа.
Седая полумаска на лице,
в руках бидончик - это суп на ужин.
Свистят снаряды, свирепеет стужа...
— Товарищи, мы в огненном кольце.

А девушка с лицом заиндевелым,
упрямо стиснув почерневший рот,
завернутое в одеяло тело
на Охтинское кладбище везет.

Везет, качаясь, - к вечеру добраться б...
Глаза бесстрастно смотрят в темноту.
Скинь шапку, гражданин! Провозят ленинградца,
погибшего на боевом посту.

Скрипят полозья в городе, скрипят...
Как многих нам уже недосчитаться!
Но мы не плачем: правду говорят,
что слезы вымерзли у ленинградцев.

Нет, мы не плачем. Слез для сердца мало.
Нам ненависть заплакать не дает.
Нам ненависть залогом жизни стала:
объединяет, греет и ведет.

О том, чтоб не прощала, не щадила,
чтоб мстила, мстила, мстила, как могу,
ко мне взывает братская могила
на Охтинском, на правом берегу.

III
Как мы в ту ночь молчали, как молчали...
Но я должна, мне надо говорить
с тобой, сестра по гневу и печали:
прозрачны мысли и душа горит.

Уже страданьям нашим не найти
ни меры, ни названья, ни сравненья.
Но мы в конце тернистого пути
и знаем - близок день освобожденья.

Наверно, будет грозный этот день
давно забытой радостью отмечен:
наверное, огонь дадут везде,
во все дома дадут, на целый вечер.

Двойною жизнью мы сейчас живем:
в кольце, во мраке, в голоде, в печали
мы дышим завтрашним, свободным, щедрым днем,
мы этот день уже завоевали.

IV
Враги ломились в город наш свободный,-
крошились камни городских ворот...
Но вышел на проспект Международный
вооруженный трудовой народ.

Он шел с бессмертным возгласом в груди:
- Умрем, но Красный Питер не сдадим!..

Красногвардейцы, вспомнив о былом,
формировали новые отряды,
и собирал бутылки каждый дом
и собственную строил баррикаду.

И вот за это долгими ночами
пытал нас враг железом и огнем...
- Ты сдашься, струсишь, - бомбы нам кричали,-
забьешься в землю, упадешь ничком.
Дрожа, запросят плена, как пощады,
не только люди - камни Ленинграда!

Но мы стояли на высоких крышах
с закинутою к небу головой,
не покидали хрупких наших вышек,
лопату сжав немеющей рукой.

...Наступит день, и, радуясь, спеша,
еще печальных не убрав развалин,
мы будем так наш город украшать,
как люди никогда не украшали.

И вот тогда на самом стройном зданье,
лицом к восходу солнца самого
поставим мраморное изваянье
простого труженика ПВО.

Пускай стоит, всегда зарей объятый,
так, как стоял, держа неравный бой:
с закинутою к небу головой,
с единственным оружием - лопатой.

V
О древнее орудие земное,
лопата, верная сестра земли!
Какой мы путь немыслимый с тобою
от баррикад до кладбища прошли.

Мне и самой порою не понять
всего, что выдержали мы с тобою...
Пройдя сквозь пытки страха и огня,
мы выдержали испытанье боем.

И каждый, защищавший Ленинград,
вложивший руку в пламенные раны.
не просто горожанин, а солдат,
по мужеству подобный ветерану.

Но тот, кто не жил с нами,- не поверит,
что в сотни раз почетней и трудней
в блокаде, в окруженье палачей
не превратиться в оборотня, в зверя...

. . . . . . . . . . . . . . . .

VI
Я никогда героем не была,
не жаждала ни славы, ни награды.
Дыша одним дыханьем с Ленинградом,
я не геройствовала, а жила.

И не хвалюсь я тем, что в дни блокады
не изменяла радости земной,
что как роса сияла эта радость,
угрюмо озаренная войной.

И если чем-нибудь могу гордиться,
то, как и все друзья мои вокруг,
горжусь, что до сих пор могу трудиться,
не складывая ослабевших рук.
Горжусь, что в эти дни, как никогда,
мы знали вдохновение труда.

В грязи, во мраке, в голоде, в печали,
где смерть, как тень тащилась по пятам,
такими мы счастливыми бывали,
такой свободой бурною дышали,
что внуки позавидовали б нам.

О да, мы счастье страшное открыли -
достойно не воспетое пока,-
когда последней коркою делились,
последнею щепоткой табака;
когда вели полночные беседы
у бедного и дымного огня,
как будем жить, когда придет победа,
всю нашу жизнь по-новому ценя.

И ты, мой друг, ты даже в годы мира,
как полдень жизни будешь вспоминать
дом на проспекте Красных Командиров,
где тлел огонь и дуло от окна.

Ты выпрямишься, вновь, как нынче, молод.
Ликуя, плача, сердце позовет

и эту тьму, и голос мой, и холод,
и баррикаду около ворот.

Да здравствует, да царствует всегда
простая человеческая радость,
основа обороны и труда,
бессмертие и сила Ленинграда!

Да здравствует суровый и спокойный,
глядевший смерти в самое лицо,
удушливое вынесший кольцо
как Человек, как Труженик, как Воин!

Сестра моя, товарищ, друг и брат,
ведь это мы, крещенные блокадой!
Нас вместе называют - Ленинград,
и шар земной гордится Ленинградом.

Двойною жизнью мы сейчас живем:
в кольце и стуже, в голоде, в печали,
мы дышим завтрашним, счастливым, щедрым днем,-
мы сами этот день завоевали.

И ночь ли будет, утро или вечер,
но в этот день мы встанем и пойдем
воительнице-армии навстречу
в освобожденном городе своем.

Мы выйдем без цветов, в помятых касках,
в тяжелых ватниках, в промерзших полумасках,

как равные, приветствуя войска.
И, крылья мечевидные расправив,
над нами встанет бронзовая Слава,
держа венок в обугленных руках.

Январь-февраль 1942

Издание: Ольга Берггольц. Стихи и поэмы. Л.: Советский писатель, Лен. отд-е, 1979.


< Предыдущая страница Оглавление Следующая страница >


ВЕЧНАЯ СЛАВА ГЕРОЯМ, ЗАЩИТИВШИМ ЛЕНИНГРАД!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vuduchien

Chắc là Thichanlac  không biết tiếng Nga
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Anh Thichanlac biết tiếng Nga. Có điều dạo này anh ấy quá bận.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vuduchien

vậy thì chúng em lại chờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

vuduchien đã viết:
Cảm ơn anh thianlac
em có bản gốc bài này, anh nhờ chị Hoaxuyentuyet dịch đi

Поэзия подвига
Ольга Берггольц
Февральский дневник
I
Был день как день.
Ко мне пришла подруга,
не плача, рассказала, что вчера
единственного схоронила друга,
и мы молчали с нею до утра.

Какие ж я могла найти слова,
я тоже - ленинградская вдова.

Мы съели хлеб, что был отложен на день,
в один платок закутались вдвоем,
и тихо-тихо стало в Ленинграде.
Один, стуча, трудился метроном...
И стыли ноги, и томилась свечка.
Вокруг ее слепого огонька
образовалось лунное колечко,
похожее на радугу слегка.
Когда немного посветлело небо,
мы вместе вышли за водой и хлебом
и услыхали дальней канонады
рыдающий, тяжелый, мерный гул:
то Армия рвала кольцо блокады,
вела огонь по нашему врагу.

II
А город был в дремучий убран иней.
Уездные сугробы, тишина...
Не отыскать в снегах трамвайных линий,
одних полозьев жалоба слышна.

Скрипят, скрипят по Невскому полозья.

На детских санках, узеньких, смешных,
в кастрюльках воду голубую возят,
дрова и скарб, умерших и больных...

Так с декабря кочуют горожане
за много верст, в густой туманной мгле,
в глуши слепых, обледеневших зданий
отыскивая угол потеплей.

Вот женщина ведет куда-то мужа.
Седая полумаска на лице,
в руках бидончик - это суп на ужин.
Свистят снаряды, свирепеет стужа...
— Товарищи, мы в огненном кольце.

А девушка с лицом заиндевелым,
упрямо стиснув почерневший рот,
завернутое в одеяло тело
на Охтинское кладбище везет.

Везет, качаясь, - к вечеру добраться б...
Глаза бесстрастно смотрят в темноту.
Скинь шапку, гражданин! Провозят ленинградца,
погибшего на боевом посту.

Скрипят полозья в городе, скрипят...
Как многих нам уже недосчитаться!
Но мы не плачем: правду говорят,
что слезы вымерзли у ленинградцев.

Нет, мы не плачем. Слез для сердца мало.
Нам ненависть заплакать не дает.
Нам ненависть залогом жизни стала:
объединяет, греет и ведет.

О том, чтоб не прощала, не щадила,
чтоб мстила, мстила, мстила, как могу,
ко мне взывает братская могила
на Охтинском, на правом берегу.

III
Как мы в ту ночь молчали, как молчали...
Но я должна, мне надо говорить
с тобой, сестра по гневу и печали:
прозрачны мысли и душа горит.

Уже страданьям нашим не найти
ни меры, ни названья, ни сравненья.
Но мы в конце тернистого пути
и знаем - близок день освобожденья.

Наверно, будет грозный этот день
давно забытой радостью отмечен:
наверное, огонь дадут везде,
во все дома дадут, на целый вечер.

Двойною жизнью мы сейчас живем:
в кольце, во мраке, в голоде, в печали
мы дышим завтрашним, свободным, щедрым днем,
мы этот день уже завоевали.

IV
Враги ломились в город наш свободный,-
крошились камни городских ворот...
Но вышел на проспект Международный
вооруженный трудовой народ.

Он шел с бессмертным возгласом в груди:
- Умрем, но Красный Питер не сдадим!..

Красногвардейцы, вспомнив о былом,
формировали новые отряды,
и собирал бутылки каждый дом
и собственную строил баррикаду.

И вот за это долгими ночами
пытал нас враг железом и огнем...
- Ты сдашься, струсишь, - бомбы нам кричали,-
забьешься в землю, упадешь ничком.
Дрожа, запросят плена, как пощады,
не только люди - камни Ленинграда!

Но мы стояли на высоких крышах
с закинутою к небу головой,
не покидали хрупких наших вышек,
лопату сжав немеющей рукой.

...Наступит день, и, радуясь, спеша,
еще печальных не убрав развалин,
мы будем так наш город украшать,
как люди никогда не украшали.

И вот тогда на самом стройном зданье,
лицом к восходу солнца самого
поставим мраморное изваянье
простого труженика ПВО.

Пускай стоит, всегда зарей объятый,
так, как стоял, держа неравный бой:
с закинутою к небу головой,
с единственным оружием - лопатой.

V
О древнее орудие земное,
лопата, верная сестра земли!
Какой мы путь немыслимый с тобою
от баррикад до кладбища прошли.

Мне и самой порою не понять
всего, что выдержали мы с тобою...
Пройдя сквозь пытки страха и огня,
мы выдержали испытанье боем.

И каждый, защищавший Ленинград,
вложивший руку в пламенные раны.
не просто горожанин, а солдат,
по мужеству подобный ветерану.

Но тот, кто не жил с нами,- не поверит,
что в сотни раз почетней и трудней
в блокаде, в окруженье палачей
не превратиться в оборотня, в зверя...

. . . . . . . . . . . . . . . .

VI
Я никогда героем не была,
не жаждала ни славы, ни награды.
Дыша одним дыханьем с Ленинградом,
я не геройствовала, а жила.

И не хвалюсь я тем, что в дни блокады
не изменяла радости земной,
что как роса сияла эта радость,
угрюмо озаренная войной.

И если чем-нибудь могу гордиться,
то, как и все друзья мои вокруг,
горжусь, что до сих пор могу трудиться,
не складывая ослабевших рук.
Горжусь, что в эти дни, как никогда,
мы знали вдохновение труда.

В грязи, во мраке, в голоде, в печали,
где смерть, как тень тащилась по пятам,
такими мы счастливыми бывали,
такой свободой бурною дышали,
что внуки позавидовали б нам.

О да, мы счастье страшное открыли -
достойно не воспетое пока,-
когда последней коркою делились,
последнею щепоткой табака;
когда вели полночные беседы
у бедного и дымного огня,
как будем жить, когда придет победа,
всю нашу жизнь по-новому ценя.

И ты, мой друг, ты даже в годы мира,
как полдень жизни будешь вспоминать
дом на проспекте Красных Командиров,
где тлел огонь и дуло от окна.

Ты выпрямишься, вновь, как нынче, молод.
Ликуя, плача, сердце позовет

и эту тьму, и голос мой, и холод,
и баррикаду около ворот.

Да здравствует, да царствует всегда
простая человеческая радость,
основа обороны и труда,
бессмертие и сила Ленинграда!

Да здравствует суровый и спокойный,
глядевший смерти в самое лицо,
удушливое вынесший кольцо
как Человек, как Труженик, как Воин!

Сестра моя, товарищ, друг и брат,
ведь это мы, крещенные блокадой!
Нас вместе называют - Ленинград,
и шар земной гордится Ленинградом.

Двойною жизнью мы сейчас живем:
в кольце и стуже, в голоде, в печали,
мы дышим завтрашним, счастливым, щедрым днем,-
мы сами этот день завоевали.

И ночь ли будет, утро или вечер,
но в этот день мы встанем и пойдем
воительнице-армии навстречу
в освобожденном городе своем.

Мы выйдем без цветов, в помятых касках,
в тяжелых ватниках, в промерзших полумасках,

как равные, приветствуя войска.
И, крылья мечевидные расправив,
над нами встанет бронзовая Слава,
держа венок в обугленных руках.

Январь-февраль 1942

Издание: Ольга Берггольц. Стихи и поэмы. Л.: Советский писатель, Лен. отд-е, 1979.


< Предыдущая страница Оглавление Следующая страница >


ВЕЧНАЯ СЛАВА ГЕРОЯМ, ЗАЩИТИВШИМ ЛЕНИНГРАД!
Bạn ơi, bài này mình dịch rồi mà hi hi.
Bài bác Thích An Lạc nói đến là bài khác. Bài này là bài mình nhắc đến. Để mình chép lại vào đây cho bạn xem nhé!
Thanks bạn đã quan tâm.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

NHẬT KÝ THÁNG HAI
Olga Berggoltz
(Thuỵ Anh dịch)

1
Một ngày bình thường như bao ngày khác
Cô bạn đến gặp tôi, chẳng khóc
Chỉ kể rằng vừa đó hôm qua
Đã tiễn đưa người bạn đời duy nhất đi xa
Và cả đêm hai chúng tôi cùng ngồi im lặng

Còn tìm được lời gì để nói nữa chăng
Bởi tôi cũng là người vợ góa của thành Leningrat

Chúng tôi ăn hết bánh mì dành dụm cho ngày
Ủ hơi nhau trong khăn choàng ấm
Thành Len bỗng lặng đi chiều về chầm chậm
Có người nào gõ nhịp mãi bên tai


Chân đã lạnh đi, ngọn nến mệt nhoài
Quanh quầng sáng đang hắt ra leo lét
vòng nguyệt cầu dịu hiền tha thiết
Từa tựa như một áng cầu vồng

Khi trời hửng lên một chút hừng đông
Chúng tôi cùng đi kiếm bánh mì và nước uống
Bỗng nghe thấy ầm ầm tiếng súng
Đại bác trầm hùng, đều đặn, đớn đau
Là tiếng quân đội ta phá vỡ tuyến đầu
Vòng phong tỏa… Và bắn vào lũ giặc


2
Thành phố chìm trong sương muối ken dày đặc
Quận huyện là tuyết cao, chung quanh vắng lặng
Đường tàu điện mất hút trong tuyết trắng
Chỉ nghe não nề tiếng xe kéo qua đây

Trên đại lộ Nhevski kẽo kẹt suốt ngày
Những chiếc xe cút kít nhỏ xinh ngộ nghĩnh
Chở nồi con đựng đầy nước biếc
Chở củi, chở đồ, cả người chết lẫn ốm đau


Cứ thế bao dặm đường trong thăm thẳm đêm thâu
Từ tháng Mười hai dân thị thành di tản
Giữa những phố hoang những tòa nhà cóng lạnh
Cố công tìm một góc ấm trong đêm

Kìa người đàn bà đeo khẩu trang bạc phếch vải mềm
Tay cầm bữa súp chiều đựng trong bi đông nhỏ
Chị đang dìu chồng đi đâu không rõ
… Đại bác vẫn réo vang, lạnh giá dâng tràn
Các đồng chí, ta ở trong vòng lửa!

Một cô gái mặt nhuốm màu sương gió
Bướng bỉnh mím đôi môi thâm xạm bơ phờ
Chở một xác người bọc trong tấm chăn sơ
Về nghĩa trang Okhchenski ảm đạm

Chao đảo kéo chiếc xe.. mong kịp đến khi chiều chạng vạng
Mắt vô hồn đờ đẫn ngóng vào đêm
Bỏ mũ ra hỡi người, khẽ bước thật êm
Một người con Leningrat đang được kéo qua thềm
Người ấy hy sinh trong chiến trận

Kẽo kẹt, kẽo kẹt... xe nghiến trên đường lạnh
Bao nhiêu chiếc xe ta đâu đếm được nào
Nhưng không khóc than vì ai cũng bảo
Rằng lệ đã đóng băng trong con người Leningrat chúng tôi

Không, ta chẳng khóc than. Với trái tim, lệ này sao ít ỏi
Lòng căm thù khiến ta không khóc nổi!
Lòng căm thù bỗng thành vật đảm bảo cuộc đời
Nó kéo ta lại bên nhau, dẫn dắt ta đi và sưởi ấm lòng người

Ngôi mộ chiến binh đã nhắn nhủ với tôi
Từ nghĩa trang Okhchenski, bên hữu ngạn dòng sông thân ái
Rằng phải trả thù, trả thù, trả thù.. tôi phải
Hết sức mình, không tha thứ, xót thương…


3
Đêm ấy ta đã im… im lặng thê lương
Nhưng giờ đây tôi phải nói và tôi cần được nói
Với người em chung cơn giận và niềm đau dữ dội
Những suy nghĩ thấu suốt trong đầu, và lửa bỏng nơi tim
   
Nỗi đớn đau ta chẳng thể gọi tên
Chẳng đếm đo cũng chẳng so sánh được
Nhưng ta đã đi đến tận cùng đường cay cực
Và biết rằng ngày giải phóng đã gần kề

   
Rồi cái ngày dữ dội ấy được khắc dấu say mê
Bằng nỗi mừng vui từ lâu quên lãng
Rồi súng sẽ nổ vang tứ tán
Vào những ngôi nhà.. suốt trọn một đêm dài


Đời chúng tôi giờ như thể chia hai
Nửa ngập trong lầy lội, bóng đêm, buồn đau và đói khát
Nửa căng tràn khí trời tự do khao khát
Của ngày mai tuyệt diệu vô vàn


4
Giặc cướp đã ập vào thành phố bình an
Những phiến đá cửa ô vụn nát
Nhân dân lao động đứng lên, lồng ngực người bỏng rát
Chung tiếng hò reo bất diệt muôn đời
Trên đại lộ Quốc tế sáng ngời
Tiếng đoàn người vũ trang đang đi tới:
- Chúng ta chết, nhưng Hồng Thành Piter không giao cho giặc…

Cận vệ Đỏ năm xưa những chiến binh già
Tưởng lại thời oai hùng xung trận
Lập mới hàng quân. Chiến lũy dài vô tận
Dựng bởi mỗi khu nhà bằng những chiếc vỏ chai

Chính vì thế mà đêm nối những đêm dài
Quân thù nắn gân ta bằng lửa hun và sắt lạnh
- Mi phải đầu hàng, mi phải hãi sợ ta – kẻ mạnh
Bom đạn gầm lên
         – Mi phải ngã vùi
Ập xuống đất đen, sấp mặt trong bùn
Rồi sẽ run rẩy cầu xin được làm hàng binh, xin rủ lòng thương xót
Không chỉ người đâu mà từng mẩu đá của thành Len.

Nhưng trên những mái nhà vút lên san sát
Chúng tôi đứng ngẩng đầu về phía trời cao
Không rời những chòi quan sát mong manh một phút giây nào
Xẻng nắm chắc trong bàn tay tê dại

Rồi sẽ đến một ngày vội vàng, mê mải
Cùng trang hoàng cho thành phố chúng tôi
Hơn tất thảy những chăm chút điểm tô từng có trên đời
Mặc cho chung quanh những ngổn ngang đổ nát

Và khi ấy trên nóc nhà cao đẹp nhất
Ta sẽ đặt bức tượng người chiến sĩ phòng không
Hướng gương mặt khói sương về phía Mặt trời hồng
Người chiến sĩ bình thường, giản dị


Người đứng đó vầng hào quang kỳ vĩ
Của rạng đông ôm ấp vào lòng
Như đã từng đứng vững thành đồng
Trong cuộc chiến xưa không cân sức
Với mái đẩu ngửng cao và cây xẻng là vũ khí của người duy nhất!


5
Ôi cây xẻng nhà nông xa xưa lấm láp
Người bạn trung thành của đất của đai
Ta cùng người đi qua một chặng đường dài
Từ những pháo đài ra nghĩa trang trầm mặc

Tất cả những gì chúng mình cùng chịu đựng
Đôi khi tôi cũng chẳng hiểu nổi đâu
Đi qua nỗi đớn đau hãi sợ lửa dãi dầu
Đã đứng vững trước thử thách này trong chiến đấu

Mỗi người dân từng quên mình bảo vệ thành Len yêu dấu
Từng chẹn tay lên những vết bỏng rát trên người
Đã trở thành người lính chiến rồi
Dũng cảm như cựu binh thời trước


6
Tôi chưa từng là một anh hùng
Chưa từng mơ vinh quang và tấm huân chương trên ngực
Chung hơi thở với thành Len, chung bước
Chẳng khoe lòng anh dũng, tôi chỉ sống hết mình thôi

Không tự huênh hoang về ngày ấy một thời
Vòng phong tỏa..với hạnh phúc tôi đã không ngoảnh mặt
Không rũ bỏ niềm vui trần tục
Như sương mai hắt ánh chiến tranh buồn

Và nếu như có thể được mỉm cười
Tự hào nói về mình tôi sẽ nói
Rằng như tất cả những bạn bè tôi sôi nổi
Đến giờ này vẫn lao động không ngừng
Đôi tay đã yếu rồi tôi vẫn không buông
Rằng chưa lúc nào chúng tôi thấm thía
Niềm hưng phấn của lao động lớn lao như thế

Trong lầy lội, bóng đêm, buồn đau và đói khát
Nơi cái Chết bám gót ta như bóng với hình
Ta lại có hơi thở tự do phóng khoáng trong mình   
Ta lại được vô cùng hạnh phúc
Con cháu ta mai sau chắc phát ghen lên mất!

Vâng, chúng tôi đã tìm được niềm vui kỳ diệu nhất
Mà ngợi ca chưa ai nói hết được lời
Khi chia nhau mẩu bánh cuối cùng rồi
Dúm thuốc lá cuối cùng cũng thế
Khi nửa đêm ngồi nghe chuyện kể
Bên bếp lò ám khói hắt hiu
Bàn xem ta sống tiếp thế nào
Và chiến thắng bao giờ sẽ tới
Sẽ nhìn cuộc đời ta bằng ánh nhìn tươi mới

Còn anh nữa, bạn hiền ơi, anh sẽ nhớ
Đến đại lộ Krasnyi Kamandir, đến ngôi nhà, bếp lửa
Leo lét cháy, gió lùa qua cửa sổ
Suốt những năm tháng hòa bình, và xế bóng đời anh
Sẽ lại một lần anh được khóc, mắt long lanh
Được đứng thẳng người lên như thuở nào trai trẻ
Tim lại nhắc đến lời tôi xa xôi thế
Đến bóng đêm dày, đến hơi rét ngày qua
Đến vòng vây giặc bủa bên cửa ô ta

Muôn năm là niềm vui giản dị con người
Mãi mãi sống trên đời bất diệt
Là nền tảng cho đấu tranh, ngự phòng kiên quyết
Là sức mạnh ngàn đời của thành phố yêu thương
Muôn năm con người rất đỗi bình thường
Là Người Lao Động
Là Người Lính Chiến
Người dữ dội và ngàn lần điềm tĩnh
Đối diện với cái chết hiện hình
Và chịu đựng vòng siết điêu linh

Em gái tôi ơi, người đồng chí, người anh, người bạn trung trinh
Ta đã thành máu mủ ruột rà nhờ vòng phong tỏa
Leningrat là tên chung tất cả
Cả địa cầu hãnh diện dõi về ta


Đời chúng tôi giờ như thể chia hai
Nửa trong vòng lạnh giá, buồn đau và đói khát
Nửa căng tràn khí trời tự do khao khát
Của ngày mai tuyệt diệu vô vàn

Ngày ấy giờ đây ta đã có được rồi
Dù nó đến vào đêm, vào buổi chiều hay buổi sớm
Thì lúc đó ta vẫn đứng lên và bước
Nghênh đón đoàn quân chiến sĩ oai hùng
Trong thành phố ta được giải phóng tưng bừng

Ta bước lên không kèn trống cờ hoa
Mũ sắt đội đầu
Người khoác áo bông chần nặng trĩu
Mặt cóng lạnh khẩu trang
Vẫy chào đoàn chiến binh như những người bạn ngang hàng
Và trên đầu ta Thần Vinh Quang bằng đồng thau đứng dậy
Nâng tràng hoa trên đôi tay bỏng cháy
Giang đôi cánh mềm hình gươm giáo… Bay lên

Bài này mình đã đăng trên mấy tạp chí vào dịp sinh nhật Olga năm ngoái Hì.
Trên Thi Viện: http://www.thivien.net/viewpoem.php?UID=r1lAktzt8vhB_ZhztLxnpg
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (16 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối